Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Lịch sinh hoạt của bé 6-7 tháng chuẩn khoa học cho mẹ nhàn tênh

Lịch sinh hoạt của bé 6 tháng một việc mang tính cá nhân của mỗi phụ huynh. Bố mẹ cần học cách nhận biết các tín hiệu của bé để xây dựng thời khóa biểu ăn, ngủ và chơi phù hợp với nhu cầu của cả bé và của gia đình.

1. Chỉ số của bé 6 tháng tuổi mẹ cần biết

Trước khi lên lịch sinh hoạt của bé 6 tháng, mẹ cần tìm hiểu thể chất của con ở giai đoạn này. Mẹ có biết, sang tháng thứ 6 là cột mốc vô cùng quan trọng trong sự phát triển toàn diện. Mọi kỹ năng về vận động, giao tiếp của trẻ thay đổi từng ngày. Bố mẹ cần nắm rõ về sự phát triển của trẻ để biết cách chăm sóc giúp con khỏe mạnh, thông minh.

Khi bé được 6 tháng tuổi, chiều cao và cân nặng của con tăng ở mức vừa phải sơ với các tháng trước. Cụ thể, từ tháng thứ 6 trở đi, cân nặng của con sẽ tăng khoảng 450g mỗi tháng; chiều dài tăng khoảng 1.27cm mỗi tháng.

lịch sinh hoạt cho bé 6 tháng

[key-takeaways title=”Chỉ số của BÉ GÁI 6 THÁNG TUỔI:”]

  • Cân nặng: Từ 6.2 – 9.5kg, trung bình: 7.8kg.
  • Chiều dài: Từ 63.5 – 68, trung bình 67cm.
  • Vòng đầu: Từ 40.9 – 43.5, trung bình 42.2 cm.
  • Vòng ngực: Từ 38.9 – 46.9cm; trung bình: 42.9cm.

[/key-takeaways]

[key-takeaways title=”Chỉ số của BÉ TRAI 6 THÁNG TUỔI:”]

  • Cân nặng: Từ 7.1 – 8.8 kg, trung bình 7.9 kg.
  • Chiều dài: Từ 65.5 – 69.8, trung bình: 67.6 cm.
  • Vòng đầu: Từ 42.1 – 44.6, trung bình 43.3.
  • Vòng ngực: Từ 39.7 – 48.1cm; trung bình: 43.9cm.

[/key-takeaways]

2. Nhu cầu ăn và ngủ của bé 6 – 7 tháng tuổi

Giấc ngủ của bé 6 tháng tuổi đã dần ổn định và mẹ cũng có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn về đêm. Hầu hết giấc ngủ của bé 6 tháng tuổi sẽ kéo dài cả đêm. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp bé thức dậy khoảng 1 – 2 lần mỗi đêm.

Mặc dù vậy, dựa theo lịch sinh hoạt của bé 6 – 7 tháng tuổi tiêu chuẩn, con phải được đảm bảo thời gian ngủ vào buổi sáng là từ 2 – 3 giờ; và thời gian ngủ buổi tối là từ 11 – 12 giờ.

Song song đó, khi bé bước qua tháng tuổi thứ 6, con vẫn có thể bú sữa mẹ. Vì sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho các con. Sau đó mới đến sữa công thức; và các nhóm thực phẩm ăn dặm. Vì vậy, mẹ có thể bắt đầu kết hợp tập cho bé ăn dặm, đồng thời đảm bảo dinh dưỡng cho con từ nguồn sữa mẹ; hoặc sữa công thức.

Mỗi ngày, theo lịch ăn dặm, trẻ 6 – 7 tháng tuổi cần bú mẹ từ 5 – 6 cữ; hoặc kết hợp với sữa công thức sao cho con nạp được từ 700 – 950 ml sữa. Trường hợp con bú không đủ, mẹ nên cắt giảm khẩu phần ăn dặm của con, để con có thể bú nhiều trở lại.

>> Cùng chủ đề: Lịch sinh hoạt và ăn dặm của bé 6 tháng theo phương pháp EASY

lịch sinh hoạt của bé 6 tháng
Lịch sinh hoạt của bé 6 tháng cần đáp ứng đủ nhu cầu ăn ngủ chơi của bé

2.1 Vậy bé 6 tháng tuổi có cần uống thêm nước lọc không?

Bé 6 tháng tuổi vẫn chưa cần uống thêm nước vì trong thành phần sữa mẹ và sữa bột đã chứa lượng nước đủ cho bé. Nếu bé có bất kỳ vấn đề táo bón, mẹ có thể cho bé ăn một số thực phẩm có chứa chất xơ như lê, mận…(nghiền nhuyễn).

Lượng ăn dặm của bé có thể bắt đầu với:

  • 1 – 2 phần ngũ cốc cho bé (1 phần ăn = 1 – 2 muỗng canh ngũ cốc khô).
  • 1 – 2 phần trái cây (1 phần ăn = 1 – 2 muỗng canh trái cây).
  • 1 – 2 khẩu phần rau (1 phần ăn = 1 – 2 muỗng canh rau).

Lưu ý: Mẹ đừng vội cho con ăn nhiều cùng 1 lúc. Ban đầu, chỉ nên trộn 1 muỗng canh ngũ cốc với sữa mẹ (hoặc sữa công thức) và cho bé ăn. Mẹ cũng đừng quên chờ ít nhất 3 – 4 ngày trước khi tập bé ăn các món ăn mới vì bé có thể bị dị ứng thực phẩm.

>> Mẹ xem thêm: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 đến 10 tuổi chuẩn WHO (2023)

3. Lịch sinh hoạt của bé 6 – 7 tháng chuẩn khoa học

Dưới đây là một số gợi ý để mẹ xây dựng lịch sinh hoạt của các bé 6 tháng tuổi. Mẹ tham khảo nhưng không nên áp dúng một cách cứng nhắc mẹ nhé. Vì các bé ở độ tuổi này vẫn cần có giấc ngủ ngắn để não phát triển và cơ thể nghỉ ngơi. Nên bé sẽ không thể thức suốt ngày để chờ đến đúng giờ ngủ.

Trong lịch sinh hoạt của bé 6 tháng tuổi, bé cũng sẽ bắt đầu tập ăn dặm nhiều hơn các tháng trước đó. Chính vì vậy, thời gian đầu con có thể cảm thấy hơi khó chịu. Lúc này mẹ có thể kiên nhẫn một chút để tập con làm quen với khẩu phần ăn mới này.

>> Cùng chủ đề: Bảng thời gian ăn dặm trong ngày cho bé theo từng tháng tuổi 

3.1 Lịch sinh hoạt, ăn dặm và bú sữa của bé 6 tháng (bé bú sữa mẹ)

  • 06:30 – Thức dậy và cho bú
  • 07:45 – Ăn sáng (ăn dặm)
  • 8:30 – Ngủ (ít nhất là 1 giờ)
  • 10:00 –Cho bú sữa mẹ
  • 11:30 – Ngủ (khoảng 30-45 phút)
  • 13:00 – Cho bé bú sữa mẹ
  • 14:00 – Ngủ (khoảng 30-45 phút)
  • 16:00 – Cho bé bú sữa mẹ
  • 16:30 – Cho bé chợp mắt một lát (khoảng 30 phút)
  • 17:00 – Ăn tối (ăn dặm)
  • 18:00 – Bắt đầu những thói quen trước khi ngủ (vệ sinh cá nhân, đọc sách, kể chuyện…)
  • 18:30 – Cho bé bú sữa mẹ
  • 19:00 – Cho bé đi ngủ

Lưu ý: Cho bé bú khoảng 1 – 2 cữ/đêm (tùy mỗi bé).

[recommendation title=””]

Đối với bé 6 – 7 tháng tuổi và bú sữa mẹ: Mỗi ngày bé bú từ 5 – 6 cữ, mỗi cữ cách nhau 3 – 4 giờ và bú khoảng 120 – 180ml/cữ. Trung bình bé sẽ có thể bú mẹ từ 600 – 1.080ml mỗi ngày.

[/recommendation]

lịch sinh hoạt của bé 6 tháng
Từ tháng thứ 6, bé có thể ngủ giấc ngắn từ 19h-19h30 mỗi tối

3.2 Lịch sinh hoạt, ăn dặm và bú sữa của bé 6 tháng (bé bú sữa công thức)

  • 07:00 – Thức dậy và cho bú sữa công thức, sau đó cho bé ăn sáng (ăn dặm)
  • 9:00 – Ngủ (ít nhất là 1 giờ)
  • 10:00 – Cho bú
  • 12:00 – Ngủ (khoảng 30-45 phút)
  • 13:00 – Cho bú
  • 14:30 – Ngủ (khoảng 30-45 phút)
  • 16:00 – Cho bú
  • 17:00 – Cho bé chợp mắt một lát (khoảng 30 phút)
  • 17:30 – Cho bé một phần và ăn dặm một phần
  • 18:30 – Bắt đầu những thói quen trước khi ngủ (vệ sinh cá nhân, đọc sách, kể chuyện…)
  • 19:00 – Cho bé đi ngủ
  • 19:30 – Bé ngủ say

Lưu ý: Cho bé bú khoảng 1 – 2 cữ/đêm (tùy mỗi bé).

[recommendation title=””]

Đối với bé 6 – 7 tháng tuổi và bú sữa công thức: Mỗi ngày bé bú từ 5 – 6 cữ, mỗi cữ cách nhau 3 – 4 giờ và bé bú khoảng 150 – 210ml/cữ. Trung bình bé sẽ có thể bú mẹ từ 750 – 1.260ml mỗi ngày.

[/recommendation]

[inline_article id=314689]

Câu hỏi thường gặp

Trẻ từ 6 – 7 tháng tuổi cần gì?

Trẻ từ 6 – 7 tháng tuổi đã bắt đầu biết ăn dặm, nhưng bé vẫn cần được bú (sữa mẹ hoặc sữa công thức). Do đó, khi bé ở độ tuổi này, mẹ vừa cho bé bú và vừa tập cho bé ăn dặm từ từ là vừa.

Nhu cầu của bé từ 6 – 7 tháng tuổi:

  • Lượng dinh dưỡng mỗi ngày: Tối đa là 1080ml sữa mẹ hoặc 1260ml sữa công thức, có kết hợp với ăn dặm.
  • Thời gian ngủ: Bé có thể bắt đầu ngủ suốt đêm từ 10 – 11 tiếng và ngủ giấc ngắn khoảng 1,5 tiếng từ 2-3 lần/ngày.
  • Hoạt động thể chất cho bé: Các chuyên gia khuyến nghị cha mẹ không nên cho bé tập đi hay đứng quá sớm vì bé còn yếu. Thay vào đó, hãy chỉ khuyến khích bé tự đứng khi đã sẵn sàng.

[inline_article id=147889]

Kết luận

Bên cạnh chú ý lịch sinh hoạt của bé 6 tháng, để phòng tránh các bệnh lý mà trẻ hay mắc phải, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng và những cách tăng sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm cho con chuỗi vitamin thiếu yếu như kẽm, crom, selen, vitamin B,…

Tóm lại, tất cả nội dung trên là những gì mẹ cần biết về lịch sinh hoạt của bé 6 tháng tuổi. Nhớ là mẹ nên tham khảo một cách linh hoạt và không quá cứng nhắc nhé.