Categories
Sự phát triển của trẻ Tiêm phòng Sức khỏe trẻ em

Cách uống tía tô trước khi tiêm phòng cho bé cha mẹ cần biết

Cách uống tía tô trước khi tiêm phòng cho bé mẹ đã biết chưa? Đối với việc việc mẹ uống nước tía tô và cho bé bú sữa trước khi tiêm để bé không bị sốt hay sưng đau tại chỗ tiêm đã được nhiều cha mẹ áp dụng.

Thực tế hiệu quả này như thế nào? Vì sao uống nước tía tô lại có thể giúp bé tránh bị sốt hay sưng đau sau tiêm? Ngay bây giờ, hãy cùng MarryBaby giải đáp chi tiết về điều này nhé!

1. Tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm phòng cho bé

Trẻ bị sốt là tác dụng phụ phổ biến sau tiêm phòng ở bé
Trẻ bị sốt là tác dụng phụ phổ biến sau tiêm phòng ở bé

Việc tiêm vắc xin là hoạt động cần thiết nhằm bảo vệ con trẻ trước nhiều căn bệnh truyền nhiễm. Hiện nay, các loại vắc xin đều đảm bảo tính an toàn với sức khỏe.

Tuy nhiên, vấn đề xuất hiện những tác dụng phụ không phải là hiếm gặp. Chúng ta có thể kể đến một số biểu hiện phổ biến như bị đau, sưng đỏ tại chỗ tiêm; sốt với nhiệt độ thường trên 38 độ C; quấy khóc; cáu gắt; nôn mửa; bú kém,…

Nếu biết cách uống tía tô trước khi tiêm phòng cho bé, bạn sẽ hạn chế được nhiều vấn đề này.

Trong một số trường hợp đặc biệt, bé có thể gặp một số tác dụng phụ nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, điều này khá hiếm gặp.

  • Sốc phản vệ: Phản ứng dị ứng xuất hiện ngay sau khi tiêm. Tình trạng này rất nguy hiểm nhưng cũng rất hiếm gặp. Nếu được bác sĩ hoặc các nhân viên điều trị nhanh chóng và kịp thời, bé vẫn có thể hồi phục sau đó.
  • Sốt co giật: Nếu bé bị sốt cao, cơn sốt kéo dài 1 – 2 phút kèm theo co giật. Tuy nhiên, cha mẹ có thể yên tâm rằng các cơn co giật này sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé về lâu dài.
  • Tắc ruột: Tác dụng vụ xảy ra đối với vaccine chủng ngừa rotavirus sau khi trẻ được uống liều đầu tiên và liều thứ hai. Điều này vô cùng hiếm gặp nên mẹ không cần lo lắng.

2. Uống nước lá tía tô trước khi tiêm phòng cho bé có hiệu quả không?

Lá tía tô được biết đến như một vị thuốc chữa bệnh trong Đông Y
Lá tía tô được biết đến như một vị thuốc chữa bệnh trong Đông Y

Tình trạng bé bị sốt hay sưng đau chỗ tiêm xảy ra do hệ miễn dịch phản ứng quá mạnh để chống lại kháng nguyên của virus, vi khuẩn có trong vắc xin.

Cơ chế này tương tự như phản ứng dị ứng, khi cơ thể xác nhận được thành phần vắc xin như là một sự xâm nhập nguy hiểm. Từ đó, nhanh chóng tiết ra các kháng thể để chống lại tác nhân này.

Để hạn chế tình trạng này, nhiều cha mẹ đã tìm hiểu thông tin và truyền tai nhau về cách uống tía tô trước khi tiêm phòng cho bé.

Mặc dù chưa được khoa học chứng minh về mặt hiệu quả. Tuy nhiên, trong lá có chứa Axit Rosmarinic, một hợp chất có khả năng kiểm soát dị ứng mạnh; và đã được thử nghiệm hiểu quả trên cơ thể chuột.

>> Mẹ xem thêm: Lá tía tô có làm mất sữa mẹ không?

3. Cách uống tía tô trước khi tiêm phòng cho bé

Tía tô vốn là một loại rau, thảo dược lành tính nên có thể nấu và dùng nước uống khá an toàn với mọi người. Cách uống tía tô trước tiêm phòng cho bé cũng khá đơn giản.

Người sẽ sử dụng nước lá tía tô nấu lên, để nguội chính là mẹ. Trong vòng khoảng từ 3 – 5 ngày trước khi bé tiêm phòng, mẹ sẽ sử dụng nước tía tô thường xuyên và cho bé bú sữa. Lưu ý là không nên thay thế hoàn toàn nước lọc nhé.

Đối với những bé đã lớn hơn, khoảng từ 1 tuổi trở lên, cha mẹ cũng có thể cho bé uống nước tía tô trực tiếp. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe trẻ em hay bác sĩ.

cách uống tía tô trước khi tiêm phòng cho bé
Mẹ sẽ uống nước lá tía tô trước 3 – 5 ngày tiêm phòng cho bé

4. Cách nấu nước lá tía tô cho bé

Cùng với cách uống tía tô trước khi tiêm phòng cho bé, cách nấu nước tía tô như thế nào cũng là vấn đề mà nhiều cha mẹ băn khoăn. Thực tế, cách nấu khá nhanh và đơn giản, nguyên liệu cũng rất dễ kiếm.

Sau khi mẹ đã biết cách cho bé uống nước lá tía tô trước khi tiêm phòng, mẹ cũng sẽ cần biết cách nấu sao cho phù hợp với cơ thể của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Nguyên liệu:

  • Một nồi nước, hoặc nồi áp suất.
  • Mẹ chuẩn bị khoảng 200gr lá tía tô.

Cách nấu nước lá tía tô cho bé:

  • Bước 1: Rửa sạch lá tía tô và để ráo nước.
  • Bước 2: Nhặt lấy phần lá tía tô, và mẹ có thể dùng thêm phần thân cây khi nấu.
  • Bước 3: Cho hết nguyên liệu vào ấm/nồi nấu với 500ml nước sạch.
  • Bước 4: Tiến hành đun sôi nước và tắt bếp, đậy kín nắp để phần tinh chất của lá tía tô được tiết ra hoàn toàn.
  • Bước 5: Chờ đến khi nguội là có thể uống được.

Lưu ý: Cách uống tía tô trước khi tiêm phòng cho bé là mẹ có thể cho uống ấm hoặc lạnh tùy theo sở thích của mỗi người.

>> Xem thêm: Khi nào trẻ không được tiêm phòng? Các trường hợp tạm hoãn vắc-xin

5. Một số lưu ý khác sau khi tiêm phòng cho bé

Một số lưu ý khác sau khi tiêm phòng cho bé
Một số lưu ý khác sau khi tiêm phòng cho bé

Bên cạnh việc sử dụng nước tía tô trước khi tiêm phòng, cha mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau khi tiêm để tránh việc bé bị nóng sốt hay sưng đau tại chỗ tiêm.

  • Chọn đồ cho bé mặc thoải mái, rộng rãi để cơ thể bé thoát mồ hôi tự nhiên, tránh tình trạng bí bách, khó chịu.
  • Cho bé uống đủ nước, không để cơ thể thiếu nước. Điều này giúp cơ thể bé mát hơn, cung cấp đủ năng lượng.
  • Có thể sử dụng thêm miếng dán hạ sốt ngay tại vị trí tiêm cho bé. Lưu ý để hở miệng vết tiêm, không nên dán kín miệng tiêm.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần có sự tìm hiểu và chọn lọc thông tin, không nên làm theo mọi hướng dẫn trên mạng internet. Trong nhiều trường hợp áp dụng sai cách có thể khiến vết tiêm sưng tấy, thậm chí là nhiễm trùng.

Như vậy, MarryBaby vừa giới thiệu đến cha mẹ cách uống tía tô trước khi tiêm phòng cho bé với mục đích ngăn bé bị sốt hay sưng đau.

Categories
Sự phát triển của trẻ Tiêm phòng Sức khỏe trẻ em

Mũi lao tiêm sau 1 tháng có được không, có tác dụng không?

Theo đúng lịch tiêm phòng, trẻ sơ sinh 0 tháng tuổi đã có thể tiêm phòng ngừa bệnh lao được. Thế nhưng, khi bé 2 tháng tuổi có tiêm phòng lao được không? Mũi lao tiêm sau 1 tháng có được không?

Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thông tin xoay quanh “mũi lao tiêm sau 1 tháng có được không” để cha mẹ bớt lo khi con đã bước sang thứ 2 mà vẫn chưa được tiêm phòng.

1. Mũi lao tiêm sau 1 tháng có được không?

Câu trả lời CÓ. Mũi lao tiêm sau 1 tháng vẫn được mẹ nhé. Vắc xin lao là một trong những mũi tiêm chủng quan trọng bé sơ sinh cần được tiêm ngay từ khi 0 tháng tuổi. Nếu vì lý do nào đó mà bé không thể tiêm đúng thời điểm, việc tiêm phòng lao sau 1 tháng vẫn cần thực hiện.

Trên thực tế, trẻ cần được tiêm phòng lao càng sớm càng tốt; tuy nhiên, theo NHS, mẹ có thể sắp xếp cho bé tiêm phòng lao trước 16 tuổi. Dù bé được tiêm phòng lao muộn so với thời gian quy định; song lúc này thuốc vẫn có tác dụng.

Vì vậy mẹ không nên để bé bỏ lỡ cơ hội được vắc xin bảo vệ. Đừng để những hiểu lầm về việc tiêm vắc xin trễ là không có tác dụng ngăn cản mẹ thực hiện tiêm phòng cho con.

Mũi lao tiêm sau 1 tháng có được không?
Mũi lao tiêm sau 1 tháng có được không? Câu trả lời là được, mẹ nên tiêm cho bé càng sớm càng tốt.

2. Vì sao cần phải tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh?

Lao phổi là một trong những căn bệnh nguy hiểm và phổ biến ở Việt Nam trước thời kỳ vắc xin lao được tiêm chủng mở rộng. Căn bệnh này đã cướp đi cơ hội sống của nhiều người; đặc biệt là trẻ sơ sinh và người cao tuổi (người có sức đề kháng yếu).

Vi khuẩn lao phổi có khả năng lây truyền rộng rãi, dễ dàng xâm nhập qua đường hô hấp, đi vào phổi và gây tổn thương bộ phận này. Bệnh lao phổi gây ra các cơn ho dữ dội; khiến bé bị đau tức lồng ngực, da xanh; sức khỏe nhanh chóng suy kiệt. Bệnh kéo dài còn gây xuất huyết phổi; đe dọa tính mạng của bé sơ sinh.

Sau khi mẹ đã rõ mũi lao tiêm sau 1 tháng có được không; trường hợp bé chưa tiêm, mẹ tức tốc cho bé đi tiêm vắc-xin để phòng tránh rủi ro mắc bệnh của bé.

>> Mẹ có thể xem thêm: Tiêm phòng mũi 6 trong 1 giá bao nhiêu mẹ biết chưa?

3. Khi nào thì không cho trẻ sơ sinh tiêm vắc xin lao?

Để trả lời đầy đủ hơn cho câu hỏi “mũi lao tiêm sau 1 tháng có được không?”; mẹ cần cân nhắc các trường hợp tạm hoãn vắc-xin như sau: 

  • Bé đang bị sốt cao.
  • Trẻ mắc viêm phổi hoặc bệnh sởi.
  • Trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch, suy dinh dưỡng.
  • Bé vừa mới khỏi bệnh, cơ thể chưa kịp phục hồi.
  • Trẻ sinh non; nằm lồng kính; thiếu cân và đang trong chế độ chăm sóc đặc biệt.

[key-takeaways title=”Mẹ tìm hiểu thêm:”]

[/key-takeaways]

4. Trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng lao có bị sốt không?

Nhiều mẹ nghĩ rằng mũi tiêm chủng nào cũng khiến bé sơ sinh bị sốt. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh tiêm phòng lao thường ít khi bị sốt; chỉ có vết tiêm phòng lao bị đau nhức; hoặc tiết dịch thôi mẹ nhé. 

Nếu mẹ thắc mắc tiêm phòng lao bao lâu thì mưng mủ, MarryBaby xin trả lời mẹ là: sau khi tiêm chủng từ 2 tuần – 2 tháng thì tại vết tiêm của bé con sẽ hình thành mụn mủ; sau đó, vết tiêm sẽ vỡ ra tạo thành sẹo lao. Đây là biểu hiện bình thường, mẹ không cần phải lo lắng nhé.

>> Liên quan đến mũi lao tiêm sau 1 tháng có được không: Có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm phòng?

Trẻ tiêm phòng lao xong có bị sốt không?
Mũi lao tiêm sau 1 tháng có được không, có tác dụng phụ gì không?

5. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi được tiêm phòng lao

Sau khi bé con được tiêm xong, mẹ nên chú ý các điều sau nhé:

  • Mẹ tích cực bồi bổ để tăng tiết nhiều sữa và sữa đủ dinh dưỡng để cho bé bú.
  • Khi tắm cho bé, mẹ không nên chà vào vết tiêm để tránh gây kích ứng vết tiêm nhé.
  • Mẹ không nên đưa bé rời cơ sở y tế ngay mà cần ở lại khoảng 30 phút để theo dõi phản ứng của cơ thể bé với thuốc.
  • Sau khi về nhà, 4 ngày đầu mẹ vẫn phải tiếp tục theo dõi xem có bất thường nào xảy ra không. Ví dụ như bé nổi hạch sau tiêm phòng lao, vết tiêm bị nhiễm trùng, mưng mủ, bé sốt cao.

>> Xem thêm: Có nên mua trọn gói tiêm chủng cho bé từ 0-24 tháng tuổi không?

[inline_article id=281339

Qua bài viết, hy vọng cha mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi “mũi lao tiêm sau 1 tháng có được không”. Cha mẹ hãy đăng nhập vào MarryBaby để cập nhật những thông tin mới nhất về tiêm vắc-xin cho trẻ.

[video-embeb title=’Những mũi tiêm cho trẻ sơ sinh’ description=” url=’https://youtube.com/shorts/lQkJdGZTwyU?feature=shared’ ][/video-embeb]