Categories
3 tháng đầu Mang thai

Xét nghiệm NIPT là gì? Những điều mẹ cần biết về xét nghiệm NIPT

Để hiểu rõ hơn về phương thức sàng lọc này cũng như có cái nhìn toàn diện về xét nghiệm NIPT, mời mẹ cùng theo dõi bài viết bên dưới nhé.

1. Xét nghiệm NIPT là gì?

Xét nghiệm NIPT (Non-invasive prenatal testing) là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn, không ảnh hưởng đến thai nhi, được thực hiện bằng cách phân tích mẫu máu của mẹ bầu.

Bằng cách phân tích các đoạn DNA ngoại bào (cfDNA) của thai nhi lưu thông tự do trong máu của mẹ bầu, xét nghiệm NIPT giúp phát hiện các bất thường về số lượng nhiễm sắc thể, từ đó đánh giá nguy cơ thai nhi sinh ra bị dị tật bẩm sinh liên quan đến các bất thường này. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ có những chỉ định chăm sóc và quản lý thai kỳ phù hợp.

[related-articles title=”” articles=”290466″][/related-articles]

2. Xét nghiệm NIPT có thể sàng lọc những dị tật thai nhi nào?

NIPT có thể giúp phát hiện sớm các bất thường nhiễm sắc thể và sàng lọc những dị tật thai nhi như:

Ngoài ra, NIPT cũng có thể sàng lọc các rối loạn liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính (X và Y) như:

  • Hội chứng Turner (chỉ chứa một nhiễm sắc thể X).
  • Hội chứng siêu nữ (tam nhiễm sắc thể X – XXX).
  • Hội chứng Klinefelter (XXY).
  • Hội chứng Jacobs (XYY).

[key-takeaways title=”Tỷ lệ chính xác của xét nghiệm NIPT là bao nhiêu?”]

Xét nghiệm NIPT có tỷ chính xác lên đến 99% đối với hội chứng Down. Đối với các tình trạng khác như hội chứng Edwards và hội chứng Patau, độ chính xác có phần thấp hơn nhưng vẫn ở mức đáng tin cậy. Ngoài ra, NIPT còn mở rộng tầm soát lệch bội cả 24 nhiễm sắc thể của thai.

Có thể nói, NIPT cho tỷ lệ dương tính giả thấp hơn so với các so với các xét nghiệm sàng lọc trước sinh khác như Quad test.

[/key-takeaways]

Xét nghiệm NIPT có thể sàng lọc được một số hội chứng dị tật bẩm sinh phổ biến.
NIPT có thể sàng lọc được một số hội chứng dị tật bẩm sinh phổ biến.

>>> Tìm hiểu thêm về các xét nghiệm khác: Tổng hợp các xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi quan trọng khi mang thai

3. Mẹ bầu nào nên thực hiện xét nghiệm NIPT?

Theo các chuyên gia sức khỏe, NIPT phù hợp với hầu hết phụ nữ mang thai. Mẹ bầu nên thực hiện sàng lọc NIPT từ tuần thứ 10 của thai kỳ, khi trong máu mẹ đã có đủ lượng cfDNA của thai nhi.

Đặc biệt, có một số trường hợp được khuyến cáo nên thực hiện xét nghiệm NIPT, bao gồm:

Tuy nhiên, có một vài trường hợp sản phụ không được xét nghiệm NIPT như:

  • Được truyền máu trong vòng 4 tháng.
  • Đã phẫu thuật tủy xương hoặc nội tạng.
  • Đang mắc bệnh ung thư (trừ trường hợp thuyên giảm).
  • Đã điều trị bằng tế bào gốc.

Mẹ bầu nên tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ về những trường hợp chống chỉ định xét nghiệm NIPT nhé.

[key-takeaways title=”Lợi ích của việc thực hiện NIPT sớm”]

Việc thực hiện sàng lọc NIPT sớm giúp mẹ bầu kịp thời phát hiện những bất thường trong nhiễm sắc thể của thai nhi (nếu có), từ đó có kế hoạch chăm sóc thai kỳ phù hợp.

[/key-takeaways]

NIPT được thực hiện vào tuần thứ 10 của thai kỳ.
NIPT được thực hiện vào tuần thứ 10 của thai kỳ.

>>> Mẹ có thể quan tâm: Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu để giúp thai nhi phòng tránh dị tật bẩm sinh?

4. Ý nghĩa mã số LAB trong xét nghiệm NIPT

4.1. Mã số LAB trong NIPT là gì?

Mã số LAB trong xét nghiệm NIPT là một dãy số đặc biệt và duy nhất, dùng để nhận biết phòng thí nghiệm nào đã thực hiện phân tích mẫu máu của thai phụ. Mỗi phòng thí nghiệm có mã số LAB riêng biệt và không trùng lặp, giúp định danh và phân biệt kết quả xét nghiệm của từng thai phụ một cách chính xác và không bị nhầm lẫn với mẫu của người khác.

4.2. Vai trò của mã số LAB trong xét nghiệm NIPT

Việc tìm hiểu vai trò của mã số LAB cũng giúp mẹ hiểu rõ hơn mã số LAB trong NIPT là gì:

  • Truy xuất thông tin: Mã số LAB giúp các bác sĩ và chuyên gia y tế dễ dàng tra cứu và truy cập dữ liệu liên quan đến xét nghiệm của mẹ bầu, hỗ trợ chẩn đoán và tư vấn thai sản hiệu quả hơn.
  • Đảm bảo tính chính xác của kết quả: Việc gán mã số LAB duy nhất cho mỗi mẫu xét nghiệm giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ nhầm lẫn, đảm bảo rằng kết quả phân tích là chính xác và thuộc về đúng bệnh nhân.
  • Xác định nguồn gốc kết quả: Nhờ mã số LAB, mẹ bầu có thể biết được kết quả xét nghiệm của bản thân được thực hiện bởi phòng thí nghiệm nào, đảm bảo tính chính xác và uy tín.
  • Bảo mật thông tin: Thay vì sử dụng tên hoặc các thông tin cá nhân khác, mã số LAB được sử dụng để nhận dạng mẫu, đảm bảo tính bảo mật và quyền riêng tư của bệnh nhân.

[key-takeaways title=””]

Mã số LAB trong NIPT không chỉ đơn thuần là một dãy số, mà còn là một công cụ quan trọng giúp đảm bảo tính chính xác, bảo mật và hiệu quả trong quy trình xét nghiệm. Việc hiểu rõ vai trò của mã số LAB giúp mẹ bầu có cái nhìn đầy đủ về kết quả xét nghiệm.

[/key-takeaways]

4.3. Cách đọc mã số LAB trong xét nghiệm NIPT

Mã số LAB trong NIPT có thể giúp xác định giới tính thai nhi không?
Mã số LAB trong NIPT có thể giúp xác định giới tính thai nhi không?

Mã số LAB được ghi trên tờ phiếu kết quả xét nghiệm. Mẹ bầu có thể tìm thấy mã số này ở các vị trí sau trên phiếu kết quả:

  • Phần đầu của kết quả xét nghiệm: Nằm gần các thông tin cá nhân của mẹ bầu như họ và tên, ngày tháng năm sinh, mã số bệnh nhân…
  • Phần thông tin phòng thí nghiệm: Vị trí này thường gồm tên, địa chỉ của phòng thí nghiệm và mã số.
  • Phần kết quả xét nghiệm: Nhằm đảm bảo tính chính xác và truy xuất thông tin dễ dàng, đôi khi mã số LAB cũng được ghi kèm trong phần mô tả kết quả xét nghiệm NIPT.

Nếu không chắc chắn về vị trí của mã số LAB trong NIPT, mẹ có thể hỏi trực tiếp bác sĩ chuyên khoa hoặc nhân viên y tế để được hướng dẫn cụ thể hơn nhé.

[key-takeaways title=””]

Ngoài ra, dù xét nghiệm NIPT có thể giúp mẹ bầu biết được giới tính của thai nhi, nhưng vì tính nhân đạo cũng như quy định của pháp luật, bác sĩ sẽ không tiết lộ thông tin này.

Thế nhưng, theo các mẹ bầu truyền miệng, mã số LAB có thể cho biết thai nhi có hay không có chứa nhiễm sắc thể Y. Đây là vấn đề quy định mã hoá và cách đọc riêng của từng phòng xét nghiệm, mọi thắc mắc mẹ bầu nên liên hệ với bác sĩ tư vấn và nhân viên công ty cung cấp dịch vụ để biết thêm.

Vì vậy, những thông tin truyền miệng không được kiểm chứng mạ bầu chỉ nên tham khảo cho vui thôi nhé.

[/key-takeaways]

5. Quy trình thực hiện xét nghiệm NIPT thế nào?

NIPT được thực hiện vào tuần thứ 10 của thai kỳ.
NIPT được thực hiện vào tuần thứ 10 của thai kỳ.

Quy trình xét nghiệm NIPT khá đơn giản. Thời gian chờ kết quả cũng chỉ kéo dài từ 5 ngày đến tối đa 2 tuần tuỳ vào từng cơ sở y tế.

Dưới đây là các bước trong quy trình xét nghiệm để mẹ tham khảo, giữ một tâm lý thoải mái trước khi gặp bác sĩ:

  • Bước 1: Bác sĩ chuyên khoa Sản khám và đề xuất xét nghiệm NIPT dựa trên tình trạng sức khỏe của thai phụ và thai nhi hoặc theo nhu cầu của thai phụ.
  • Bước 2: Bác sĩ lấy máu của mẹ bầu và gửi về phòng xét nghiệm.
  • Bước 3: Các chuyên gia xét nghiệm phân tích và giải trình tự ADN ngoại bào.
  • Bước 4: Trả kết quả sau khoảng 5-14 ngày (thông thường là 7 ngày).
  • Bước 5: Dựa vào kết quả trên phiếu xét nghiệm, bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ bầu các bước nên làm tiếp theo.

[key-takeaways title=”Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm NIPT”]

  • Mẹ bầu có thể đến các bệnh viện, phòng khám tư nhân hoặc các trung tâm xét nghiệm uy tín để được tư vấn về các gói xét nghiệm NIPT hiện có.
  • Trước khi quyết định thực hiện NIPT, mẹ nên trao đổi với bác sĩ về các lợi ích, rủi ro và chi phí của xét nghiệm.
  • Nếu kết quả xét nghiệm NIPT cho thấy thai nhi có nguy cơ cao với một bất thường nào đó, mẹ nên giữ bình tĩnh, lắng nghe tư vấn của bác sĩ và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán tiếp theo.

[/key-takeaways]

6. Xét nghiệm NIPT giá bao nhiêu?

Trên thị trường hiện nay, giá xét nghiệm NIPT dao động tuỳ theo đơn vị cung cấp dịch vụ cũng như số lượng những bất thường mà mẹ bầu có nhu cầu khảo sát.

Nguyên nhân giá thực hiện sàng lọc NIPT cao như vậy là do sử dụng máy móc và thiết bị xét nghiệm hiện đại, phải đảm bảo khắt khe về quy trình kỹ thuật, phân tích, đánh giá, sàng lọc. Chính những yếu tố đó giúp cho kết quả NIPT có độ chính xác rất cao.

Mẹ bầu nên lựa chọn gói xét nghiệm phù hợp dựa theo tư vấn từ bác sĩ và kinh tế của gia đình. Cần hiểu rằng, gói xét nghiệm có giá càng cao thì càng sàng lọc được nhiều loại bất thường về di truyền.

7. FAQs – Một số câu hỏi thường gặp

Xét nghiệm NIPT

7.1. Xét nghiệm NIPT từ tuần bao nhiêu?

Theo khuyến cáo, NIPT nên được thực hiện từ tuần thứ 10 của thai kỳ, khi lượng cfDNA của thai nhi có trong máu thai phụ đã đủ nhiều để có thể phân tích.

Xem thêm: Xét nghiệm NIPT từ tuần bao nhiêu? Mẹ lưu ý để không bỏ lỡ thời điểm quan trọng

7.2. Xét nghiệm NIPT có biết được trai hay gái không?

Xét nghiệm NIPT dựa trên cơ sở phân tích tín hiệu của vật liệu di truyền do đó có thể phát hiện được thai có hay không có mang nhiễm sắc thể Y. Kết quả trả về có thể có chứa thông tin này, tuy nhiên, việc phát triển giới tính chịu sự kiểm soát của nhiều yếu tố có trên cả nhiễm sắc thể Y và nhiễm sắc thể khác.

Để hiểu rõ hơn, mời bạn tham khảo bài viết: Xét nghiệm NIPT có biết được trai hay gái không?

7.3. Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không?

Không cần. Nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm NIPT là không cần thiết. Mẹ bầu có thể ăn trước khi làm xét nghiệm mà không ảnh hưởng gì đến kết quả. Điều này là do DNA ngoại bào của thai nhi có sẵn trong máu mẹ bầu mà không bị ảnh hưởng bởi đồ ăn, thức uống hay bất kỳ loại thuốc nào.

Bạn có thể xem thêm bài viết sau để có câu trả lời chi tiết: Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không? Các lưu ý mẹ bầu cần nhớ!

Kết luận

Hi vọng bài viết ở trên đã giúp mẹ bầu hiểu rõ xét nghiệm NIPT là gì. Đây là một phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn, vừa không gây nguy hiểm cho mẹ bầu, vừa mang đến một cái nhìn toàn diện về sức khỏe của thai nhi. Để cân nhắc xem liệu NIPT có phù hợp với mẹ hay không, hãy tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ nữa nhé.

Categories
3 tháng đầu Mang thai

Mã số LAB trong NIPT là gì? Thực hư việc đọc mã số LAB biết giới tính thai nhi

Mã số LAB trong NIPT là gì?  Tại sao nhiều người lại truyền tai nhau mã số LAB có thể giúp xác định giới tính thai nhi? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để bạn có cái nhìn đúng hơn về khả năng dự đoán giới tính của thai nhi bằng phương pháp này nhé. 

Xét nghiệm NIPT là gì?

NIPT (Non-Invasive Prenatal Testing) là xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn, được thực hiện bằng cách lấy một mẫu máu nhỏ từ người mẹ, trong đó có chứa các mảnh ADN tự do của thai nhi.

Từ đó, NIPT có thể giúp chẩn đoán nguy cơ thai nhi mắc các bất thường nhiễm sắc thể và tầm soát dị tật thai nhi từ sớm như hội chứng Down (trisomy 21), hội chứng Edwards (trisomy 18), và hội chứng Patau (trisomy 13), cùng một số bất thường khác.

Tuy xác định giới tính không phải mục đính chính của xét nghiệm NIPT, nhưng nhờ việc phân tích ADN, xét nghiệm này cũng có khả năng cho biết thai nhi là trai hay gái. Nếu xét nghiệm NIPT phát hiện nhiễm sắc thể Y, thì thai nhi là con trai. Ngược lại, nếu không tìm thấy nhiễm sắc thể Y, thai nhi là con gái.

>> Xem thêm: Xét nghiệm NIPT có biết được trai hay gái không?

Trước khi tìm hiểu mã số LAB trong NIPT là gì, bạn cần biết xét nghiệm NIPT là gì
Trước khi tìm hiểu mã số LAB trong NIPT là gì, bạn cần biết xét nghiệm NIPT là gì

Mã số LAB trong NIPT là gì?

Mã số LAB trong xét nghiệm NIPT là một dãy số duy nhất được sử dụng để xác định phòng thí nghiệm (laboratory) đã thực hiện xét nghiệm cho mẫu máu của bạn. Mỗi phòng thí nghiệm sẽ có hệ thống mã số LAB riêng biệt, không trùng lặp với nhau, giúp định danh và phân biệt kết quả xét nghiệm của từng thai phụ một cách chính xác và không bị nhầm lẫn với mẫu của người khác. 

Vai trò của mã số LAB trong xét nghiệm NIPT

Việc tìm hiểu vai trò của mã số LAB cũng giúp bạn hiểu rõ hơn mã số LAB trong NIPT là gì. 

  • Xác định nguồn gốc kết quả: Nhờ mã số LAB, bạn có thể biết được kết quả xét nghiệm NIPT của mình được thực hiện bởi phòng thí nghiệm nào, đảm bảo tính chính xác và uy tín.
  • Truy xuất thông tin: Mã số LAB giúp các bác sĩ và chuyên gia y tế dễ dàng tra cứu và truy cập dữ liệu liên quan đến xét nghiệm của bạn, hỗ trợ chẩn đoán và tư vấn thai sản hiệu quả hơn.
  • Đảm Bảo Tính Chính Xác của Kết Quả: Việc gán mã số LAB duy nhất cho mỗi mẫu xét nghiệm giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ nhầm lẫn, đảm bảo rằng kết quả phân tích là chính xác và thuộc về đúng bệnh nhân. 
  • Bảo mật thông tin: Thay vì sử dụng tên hoặc các thông tin cá nhân khác, mã số LAB được sử dụng để nhận dạng mẫu, đảm bảo tính bảo mật và quyền riêng tư của bệnh nhân.

[key-takeaways title=””]

Mã số LAB trong NIPT không chỉ đơn thuần là một dãy số, mà còn là một công cụ quan trọng giúp đảm bảo tính chính xác, bảo mật và hiệu quả trong quy trình xét nghiệm. Việc hiểu rõ vai trò của mã số LAB giúp bạn tin tưởng hơn vào kết quả xét nghiệm. 

[/key-takeaways]

>> Xem thêm: Tổng hợp các xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi quan trọng khi mang thai

Mã số LAB trong NIPT có thể giúp xác định giới tính thai nhi không?

Mã số LAB trong NIPT là gì? Có thể giúp xác định giới tính thai nhi không?
Mã số LAB trong NIPT là gì? Có thể giúp xác định giới tính thai nhi không?

Mã số LAB thường được in trên phiếu kết quả xét nghiệm NIPT. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy mã số này bằng cách quan sát kỹ trên phiếu kết quả.

Thường khi trả kết quả xét nghiệm NIPT, bác sĩ không cho bạn biết giới tính thai nhi vì tính nhân đạo. Do đó, một số mẹ trên cộng đồng bỉm sữa truyền miệng nhau về cách đọc mã số LAB cho biết giới tính thai nhi (xem thêm tại đây).

Theo kinh nghiệm dân gian, mẹ bầu đọc 2 số cuối ở phần mã số Lab có thể dự đoán thai nhi là trai hay gái. Cụ thể, mã số chẵn thì thai nhi là bé gái và mã số lẻ là bé trai. Thật trùng hợp, nhiều mẹ thực hiện cách này mà lại chính xác.

[key-takeaways title=””]

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chưa có chuyên gia nào xác minh tính thật – giả của cách đọc mã số LAB cho biết giới tính thai. Việc xác định giới tính thai chính xác nhất vẫn là thông qua siêu âm (sẽ cho kết quả chính xác hơn từ tuần 16-18 của thai kỳ trở đi) và kết luận của bác sĩ chuyên khoa.

[/key-takeaways]

[inline_article id=297449]

Như vậy, bạn đã biết mã số LAB trong NIPT là gì và khả năng xác định giới tính của dãy số này. Bạn không nên dựa vào mã số LAB để dự đoán giới tính thai nhi. Thay vào đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có được thông tin chính xác và tin cậy nhất.

>> Bài đọc liên quan: Xét nghiệm Double test có biết được trai hay gái không?