Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

4 biểu hiện dễ nhận thấy “thông báo” con bạn đang gặp tình trạng mẫn cảm cần can thiệp ngay

Vậy đâu là biểu hiện dễ nhận thấy nếu con có cơ địa mẫn cảm? Mẹ hãy tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau để phần nào nhận diện được bé nhà mình có mẫn cảm không để hướng can thiệp và chăm sóc phù hợp!

Hiểu về mẫn cảm: Tình trạng thường thấy ở trẻ mà nhiều mẹ chưa nhận biết

Theo Viện Dị ứng và Miễn dịch Lâm sàng Châu Âu, mẫn cảm gây ra các triệu chứng hoặc dấu hiệu lặp lại, bắt đầu bằng việc tiếp xúc với một tác nhân kích thích ở liều lượng mà người bình thường có thể dung nạp được [2]. Nghiên cứu cho thấy mẫn cảm thường có tính gia đình. Nếu tiền sử gia đình có người bị dị ứng thì trẻ có nguy cơ mẫn cảm cao hơn. Cụ thể, trẻ không có ba mẹ bị dị ứng thì nguy cơ mẫn cảm là khoảng 15% nhưng nếu ba mẹ mắc dị ứng thì nguy cơ này ở trẻ có thể lên đến 60 – 80% [4], [5]. Ngoài ra, còn có các yếu tố tác nhân khác làm tăng nguy cơ mẫn cảm ở trẻ như [6], [7]:

  • Mẹ hút thuốc lá khi mang thai
  • Dị nguyên từ môi trường, nhất là các chất có trong sữa, chẳng hạn như đạm sữa bò nguyên vẹn
  • Chất gây ô nhiễm
  • Hệ thống miễn dịch yếu chưa hoàn thiện
  • Nhiễm trùng đường tiêu hóa hay nhiễm trùng nói chung

4 biểu hiện dễ nhận thấy “thông báo” con đang gặp tình trạng mẫn cảm

Tre-bi-cham-da

Mọi đứa trẻ sinh ra đều có nguy cơ gặp phải các triệu chứng mẫn cảm. Do đó, trong quá trình chăm sóc bé, bạn sẽ cần “nằm lòng” triệu chứng mẫn cảm ở bé để kịp thời nhận diện và can thiệp phù hợp. Các triệu chứng mẫn cảm có thể được thể hiện qua [8], [9]:

  • Da & niêm mạc: Trẻ bị mẫn cảm khi tiếp xúc với đạm sữa bò nguyên vẹn sẽ có các phản ứng trên da như viêm da cơ địa, chàm, mề đay, phù mạch, mẩn đỏ, ngứa, hăm tã
  • Tiêu hóa: Các biểu hiện bao gồm nôn mửa, đau bụng, sôi bụng, tiêu chảy, táo bón, khó nuốt, đau dạ dày, biếng ăn, đi ngoài ra máu, phân nhầy bọt
  • Hô hấp: Các biểu hiện gồm hắt hơi, sổ mũi, ho, thở khò khè hoặc khó thở. Đây có thể là triệu chứng của viêm mũi dị ứng hoặc hen suyễn ở trẻ
  • Các biểu hiện toàn thân: Chẳng hạn như quấy khóc, khó chịu, bỏ bú, mệt mỏi, thờ ơ, bồn chồn, ngủ kém…

Phần lớn bé có biểu hiện mẫn cảm thường có biểu hiện da, niêm mạc nên dễ nhận biết và dễ chẩn đoán. Còn với trường hợp bé quấy khóc trong hoặc sau khi bú, tiêu chảy… thì những triệu chứng này sẽ khiến mẹ dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác nên mẹ cần lưu ý [10]. 

Mẹ nên làm gì khi nhận thấy con có cơ địa mẫn cảm, khó hấp thu với đạm sữa nguyên vẹn?

Giai đoạn đầu đời là thời điểm quan trọng để hỗ trợ và can thiệp trẻ có cơ địa mẫn cảm. Do đó, khi nhận thấy con có các biểu hiện kể trên, mẹ nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ để con được thăm khám và có lời khuyên chính xác.

Khi chăm sóc trẻ có cơ địa mẫn cảm, việc chọn đúng chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng vì đây là biện pháp trực tiếp hỗ trợ, can thiệp và phòng ngừa sớm cho trẻ. Đối với việc lựa chọn chế độ dinh dưỡng cho trẻ mẫn cảm, mẹ nên:

Nuôi con bằng sữa mẹ

Theo khuyến cáo, bạn nên nuôi con bằng sữa mẹ trong ít nhất 4 đến 6 tháng đầu đời [11], [12]. Sữa mẹ không chỉ cung cấp nguồn dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé mà còn là nguồn thức ăn giúp bé dễ tiêu hóa và hấp thu tốt hơn [1]. Bên cạnh đó, nuôi con bằng sữa mẹ còn là biện pháp quan trọng giúp hỗ trợ trẻ có cơ địa mẫn cảm với những lợi ích đã được chứng minh như [13], [14], [15]:

  • Giảm tần suất viêm da dị ứng ở trẻ dưới 2 tuổi
  • Giảm khởi phát sớm những cơn khò khè ở trẻ dưới 4 tuổi
  • Giảm tần suất dị ứng đạm sữa bò trong 2 năm đầu đời (nhưng không giảm dị ứng thức ăn nói chung)

Lựa chọn nguồn sữa với đạm whey thủy phân một phần trong trường hợp không đủ điều kiện cho bé bú

dau-hieu-tre-man-cam

Với các bé có cơ địa mẫn cảm, nếu không đủ điều kiện cho bé bú do các vấn đề sức khỏe hoặc vì một lý do bất khả kháng nào khác, mẹ sẽ cần chú ý nhiều hơn đến việc chọn giải pháp dinh dưỡng thay thế phù hợp cho bé, trong đó ưu tiên hàng đầu là những công thức sữa có thành phần: [16], [17], [18]. 

– 100% đạm whey thủy phân một phần với kích thước nhỏ hơn đạm sữa bò nguyên vẹn sẽ giúp giảm thời gian làm trống dạ dày. Từ đó, giúp bé dễ hấp thu, hạn chế các phản ứng và hỗ trợ bé có cơ địa mẫn cảm [19], [20], [21], [22]. Công thức 100% đạm whey thủy phân một phần được chứng minh hiệu quả giúp hỗ trợ cơ địa mẫn cảm đối với da, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp. Trong đó:

  • Giúp giảm 41% nguy cơ mẫn cảm da, viêm da cơ địa đến 20 tuổi. Công thức này cũng chứng minh được khả năng phòng ngừa lâu dài đối với triệu chứng mẫn cảm trên da. [23], [24], [25], [26], [27], [28]
  • Giảm 53% tỷ lệ mắc các triệu chứng mẫn cảm tiêu hóa [33], dễ tiêu hóa, giảm thời gian làm rỗng dạ dày [29], [30], cải thiện tần suất đại tiện và tính đồng nhất của phân, phân mềm và ít cứng hơn [31], [32]
  • Giảm 55% nguy cơ mắc bệnh hen với lứa tuổi sau dậy thì (16-20 tuổi) [28]

– 5 HMO giúp thiết lập hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh, thiết lập miễn dịch tiêu hóa [35]. Trong đó, 2’FL và 6’FL cho thấy hiệu quả phòng ngừa các triệu chứng mẫn cảm đường hô hấp, hen dị ứng [34]. Bổ sung HMO giúp trẻ tăng cường đề kháng, phát triển phù hợp với lứa tuổi [35].

– Lợi khuẩn Bifidus BL giúp hỗ trợ cơ địa mẫn cảm khi khu trú thành công hệ vi sinh có lợi tại đường ruột, tăng tiết IgA tốt hơn đến 3 lần đáp ứng miễn dịch và giảm 49% nguy cơ tiêu chảy đến khi trẻ được 3 tuổi [36], [37], [38], [39].

Nhìn chung, trẻ có cơ địa mẫn cảm thường có nhiều biểu hiện qua các vấn đề ở da, tiêu hóa và hô hấp. Vì vậy, mẹ cần nhận biết đúng và lựa chọn nguồn dinh dưỡng hỗ trợ trẻ bị mẫn cảm đã được chứng minh rõ ràng, đầy đủ về độ hiệu quả. Ưu tiên hàng đầu là sữa mẹ nhưng nếu không đủ điều kiện cho bé bú, bạn hãy ưu tiên nguồn sữa chứa 100% đạm whey thủy phân một phần để giúp bé dễ tiêu hóa và phát triển thuận lợi hơn, mẹ nhé!