Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Chẩn đoán thai ngoài tử cung – biết sớm trị lành nha các mẹ ơi

Tình trạng này nguy hiểm như vậy, liệu có cách nào để nhận biết, chẩn đoán thai ngoài tử cung sớm để đảm bảo an toàn cho mẹ? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Thai ngoài tử cung là gì?

Trước khi tìm hiểu cách nhận biết và chẩn đoán thai ngoài tử cung như thế nào, các mẹ hãy cùng tìm hiểu thai ngoài tử cung là gì nhé.

Bình thường, trứng sau khi đã thụ tinh với tinh trùng sẽ di chuyển qua vòi trứng, ống dẫn trứng xuống buồng tử cung để làm tổ. Việc làm tổ đúng chỗ giúp cho thai nhi được cung cấp máu một cách đầy đủ từ các mạch máu của tử cung. Đồng thời, điều này cũng đảm bảo về không gian để thai nhi có thể phát triển, do tử cung có khả năng co giãn khi thai lớn lên.

Thai ngoài tử cung (ectopic pregnancy) là tình trạng thai làm tổ ở vị trí bên ngoài buồng tử cung. Các vị trí này có thể là: đoạn bóng, đoạn eo, đoạn loa, đoạn kẽ của vòi trứng, ít gặp hơn như buồng trứng, cổ tử cung, dây chằng rộng hay thậm chí là ổ bụng.

chẩn đoán thai ngoài tử cung

>>> Mẹ có thể tìm hiểu thêm: Thai mấy tuần thì vào tử cung: Mấu chốt ở ngày kinh cuối!

Các yếu tố nguy cơ mang thai ngoài tử cung

Các yếu tố nguy cơ cũng có thể giúp chẩn đoán thai ngoài tử cung sớm. Các mẹ có các yếu tố dưới đây làm tăng khả năng thai làm tổ ngoài tử cung, bao gồm:

  • Viêm nhiễm phụ khoa ảnh hưởng trên vòi trứng
  • Tiền sử phẫu thuật vòi trứng: tái tạo vòi trứng, phẫu thuật nối vòi trứng sau đình sản
  • Tiền sử bị thai ngoài tử cung
  • Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản: kích thích rụng trứng, thụ tinh trong ống nghiệm và chuyển phôi
  • Bất thường giải phẫu của vòi trứng: polyp, túi thừa
  • Dùng thuốc tránh thai khẩn cấp thất bại
  • Mẹ hút thuốc lá

Chẩn đoán thai ngoài tử cung bằng cách nào? Làm sao để biết mình mang thai ngoài tử cung?

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán thai ngoài tử cung dựa vào các triệu chứng lâm sàng của mẹ bầu, cũng như các xét nghiệm.

Triệu chứng giúp gợi ý chẩn đoán thai ngoài tử cung

1. Đau bụng dưới

Thai ngoài tử cung có thể gây ra các cơn đau vùng bụng dưới, đau bụng một bên. Cơn đau thường âm ỉ, thỉnh thoảng có cơn đau nhói. Nếu khối thai vẫn tiếp tục phát triển, có thể bị vỡ, gây chảy máu ồ ạt bên trong ổ bụng của thai phụ. Trong trường hợp này, thai phụ có thể gặp phải những cơn đau bụng dữ dội, đột ngột.

2. Chẩn đoán thai ngoài tử cung qua chu kỳ kinh 

Trễ kinh là dấu hiệu của cả mang thai trong tử cung và ngoài tử cung. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ thường có kinh nguyệt không đều, có tháng bị sớm, có tháng bị muộn nên rất khó nhận biết dấu hiệu này.

3. Xuất huyết âm đạo

Phụ nữ mang thai ngoài tử cung sẽ bị ra máu, việc ra máu này có thể trùng với chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng hoặc không, do đó nhiều phụ nữ dễ lầm tưởng đó là máu kinh nguyệt. Hiện tượng chảy máu âm đạo bất thường này sẽ có một số đặc điểm như: kéo dài liên tục qua nhiều ngày, chảy máu từng ít một, máu có màu đỏ thẫm, không đông. Tuy nhiên, một số ít trường hợp thai phụ lại không có dấu hiệu này.

Xuất huyết âm đạo là một triệu chứng giúp chẩn đoán thai ngoài tử cung
Xuất huyết âm đạo là một triệu chứng giúp chẩn đoán thai ngoài tử cung

Các xét nghiệm chẩn đoán thai ngoài tử cung

1. Xét nghiệm định lượng beta HCG trong máu

Đây là xét nghiệm giúp chẩn đoán sớm các tình trạng thai ngoài tử cung

Ở một thai kỳ bình thường làm tổ trong tử cung, nồng độ beta HCG sẽ tăng gấp đôi mỗi 1-2 ngày, và không bao giờ tăng dưới 53% so với giá trị trước đó 2 ngày.

Ví dụ: nồng độ beta HCG của mẹ lúc đầu là 1000 mIU/mL, sau 2 ngày mức độ tăng tối thiểu của beta HCG phải là 1000 x 53 : 100 = 530 mIU/mL, vậy giá trị tối thiểu của beta HCG sau 2 ngày trong trường hợp thai kỳ bình thường phải đạt được là 1530 mIU/mL. Nếu không đạt được giá trị này, nhiều khả năng phụ nữ đang mang thai ngoài tử cung.

Một cách khác giúp chẩn đoán thai ngoài tử cung là khi nồng độ beta HCG vào khoảng 1500-2000 mIU/mL, sẽ nhìn thấy hình ảnh túi thai bình thường trong lòng tử cung qua siêu âm ngả âm đạo đối với đơn thai. Có thể đợi tới khoảng 3000-4000 mIU/mL trong trường hợp song thai. Nếu quá ngưỡng cắt này mà không nhìn thấy hình ảnh túi thai bình thường qua siêu âm ngả âm đạo, nhiều khả năng thai đã làm tổ bên ngoài tử cung hoặc thai diễn biến bất lợi. 

2. Siêu âm chẩn đoán thai ngoài tử cung

Siêu âm là phương tiện sử dụng sóng âm để khảo sát hình ảnh của tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng của các mẹ. Đây là cách đơn giản, giá tiền hợp lí, đặc biệt là không xâm lấn, được sử dụng để phát hiện, cũng như chẩn đoán thai ngoài tử cung. Có hai cách siêu âm có thể khảo sát thai ngoài tử cung là: Siêu âm qua ngả âm đạo (siêu âm đầu dò) và siêu âm qua thành bụng. Trong 2 cách này, siêu âm qua ngả âm đạo thường được bác sĩ sản khoa lựa chọn hơn vì khả năng ưu thế hơn trong quan sát và đánh giá.

Siêu âm chẩn đoán thai ngoài tử cung: siêu âm qua ngả âm đạo
Siêu âm chẩn đoán thai ngoài tử cung: siêu âm qua ngả âm đạo

>>> Mẹ có thể tìm hiểu thêm: Vì sao mẹ không nên bỏ qua siêu âm thai 3 tháng đầu?

3. Nội soi qua ổ bụng

Khi nghĩ nhiều khả năng mang thai ngoài tử cung qua xét nghiệm beta HCG mà siêu âm chưa xác định chắc chắn vị trí và kích thước của thai, nội soi qua ổ bụng sẽ được thực hiện để chẩn đoán và điều trị. Đây là kỹ thuật can thiệp nên mẹ bầu sẽ được gây mê toàn thân, sau đó bác sĩ rạch 1 lỗ nhỏ để đưa ống nội soi vào trong ổ bụng. Ống nội soi sẽ di chuyển để kiểm tra trong tử cung và ống dẫn trứng có túi thai hay không. Ngoài ra, bác sĩ có thể loại bỏ khối thai ngoài tử cung thông qua nội soi luôn cho các mẹ.

[inline_article id= 299288]

Hi vọng bài viết đã giải đáp thắc mắc của các mẹ về cách chẩn đoán thai ngoài tử cung. Nếu nằm trong những đối tượng có nguy cơ mang thai ngoài tử cung, mẹ càng cần phải cẩn thận tìm những biện pháp phòng ngừa và đồng thời tìm hiểu thêm cách giúp thai vào tử cung nhanh để sớm đậu thai cũng như tránh những rủi ro sức khỏe.

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Mang thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không?

Mang thai ngoài tử cung có gì khác với thai làm tổ trong tử cung? Liệu mang thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không? Mời mẹ cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Thai ngoài tử cung là gì?

Trước khi muốn biết đáp án cho câu hỏi mang thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không, mời mẹ hãy tìm hiểu thai ngoài tử cung là như thế nào đã nhé.

Với một quá trình làm tổ bình thường, trứng sau khi đã thụ tinh với tinh trùng sẽ tiến hành làm tổ tại buồng tử cung. Việc làm tổ đúng chỗ giúp cho thai nhi phát triển bình thường nhờ được cung cấp máu đầy đủ từ những động mạch tử cung. Cũng như khi thai phát triển lớn lên về kích thước, buồng tử cung có thể giãn nở để bao bọc và bảo vệ thai nhi.

Thai ngoài tử cung (chửa ngoài dạ con) là tình trạng trứng sau khi đã thụ tinh với tinh trùng lại làm tổ bên ngoài buồng tử cung. Các vị trí có thể gặp là đoạn bóng, đoạn eo, đoạn loa, đoạn kẽ của vòi trứng, ít gặp hơn như buồng trứng, cổ tử cung, dây chằng rộng hay thậm chí là ổ bụng.

>>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Thai ngoài tử cung có giữ được không? Đây là những thông tin các chị em nên nắm rõ

Nguyên nhân của thai ngoài tử cung

Để hiểu hơn mang thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không, mẹ cần biết nguyên nhân gây ra biến chứng này là gì.

Nguyên nhân lớn nhất của thai ngoài tử cung là do tổn thương ống dẫn trứng. Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng thai làm tổ ngoài tử cung, bao gồm:

Mang thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không?

Bản chất của kinh nguyệt là sự bong tróc lớp niêm mạc tử cung có tính chu kỳ do sự thay đổi nội tiết, làm chảy máu từ tử cung ra ngoài âm đạo. Lớp niêm mạc này sẽ tăng sinh, dày lên vào đầu chu kỳ để chuẩn bị sẵn sàng cho trứng sau khi thụ tinh với tinh trùng tới bám vào làm tổ. Nếu không có quá trình thụ thai xảy ra trong chu kỳ đó, lớp niêm mạc này sẽ bong ra và gây ra hiện tượng hành kinh.

Mang thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không
Mang thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không?

Ngược lại, nếu có hiện tượng trứng được thụ tinh với tinh trùng, lúc này các hormone do hợp tử mới hình thành sẽ duy trì sự tồn tại của lớp niêm mạc tử cung và giúp lớp niêm mạc không bị bong tróc. Đó là lí do khi mang thai thì các mẹ sẽ không có kinh nguyệt.

Vậy mang thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không? Câu trả lời cũng là không. Dù vị trí thai nằm ngoài tử cung, không làm tổ trên lớp niêm mạc tử cung, nhưng lớp niêm mạc vẫn tồn tại và không bị bong tróc theo chu kì nên dù chảy máu thì cũng không phải là kinh nguyệt.

Lí do ra máu trong trường hợp bị thai ngoài tử cung có thể là do máu từ túi thai theo vòi trứng chảy ra, cũng có thể do vị trí làm tổ bất thường gây thiếu hụt hormone làm lớp nội mạc tử cung kém ổn định và bóc tróc.

Cho nên nếu thấy có hiện tượng ra huyết âm đạo thì mẹ không được chủ quan là có kinh nguyệt khi mang thai ngoài tử cung. Xuất huyết âm đạo là một trong những dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung.

>>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: 10 dấu hiệu mang thai ngoài tử cung sớm nhất

Mẹ cần làm gì để ngăn ngừa thai ngoài tử cung?

Ngoài quan tâm tới việc mang thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không, các mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức giúp ngăn ngừa thai ngoài tử cung vì đây là một biến chứng khá nguy hiểm.

  • Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng các biện pháp bảo vệ để tránh mắc những tác nhân viêm nhiễm lây truyền qua đường tình dục.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ giúp ngăn ngừa các tình trạng viêm nhiễm phụ khoa.
  • Hạn chế nạo phá thai, khi phá thai cần thực hiện tại bệnh viện uy tín.
  • Ngay khi có các triệu chứng viêm nhiễm phụ khoa, chị em nên đi khám và điều trị dứt điểm, tránh để lại di chứng tới vòi trứng, ảnh hưởng tới tương lai sinh sản.
  • Không sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp như một biện pháp tránh thai dài hạn mà nên sử dụng các biện pháp tránh thai chủ động khác như thuốc tránh thai viên uống hàng ngày, bao cao su…
  • Bỏ thói quen hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích.

[inline_article id=28382]

[key-takeaways title=””]

Như vậy, mẹ đã rõ mang thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không. Khi thấy có xuất huyết âm đạo bất thường (không phải kinh nguyệt) – một trong những dấu hiệu của thai ngoài tử cung, mẹ phải đến ngay bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu chậm trễ có thể phải đối mặt với nguy cơ vô sinh và tệ hơn là tử vong.

[/key-takeaways]

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Tức bụng dưới ở phụ nữ cảnh báo bệnh gì?

Khi cơ quan sinh sản ở phụ nữ có vấn đề, một trong những biểu hiện thường thấy là tức bụng dưới. Tức bụng dưới ở phụ nữ diễn ra trên nhiều vị trí khác nhau. Mỗi vị trí sẽ đi kèm theo những bệnh lý cụ thể.

1. Tức bụng dưới ở phụ nữ là gì?

Tức bụng dưới ở phụ nữ là tình trạng vùng bụng dưới có cảm giác đau quặn từng cơn hoặc đau âm ỉ kéo dài. Nó có thể đến từ bất kỳ mô và hệ thống cơ quan nào trong khu vực bụng dưới. Nguyên nhân và tính chất của mỗi bệnh lý tiềm ẩn đằng sau sẽ tùy thuộc vào mỗi vị trí cơn đau trên vùng bụng dưới.

>> Bạn có thể quan tâm: Vì sao quan hệ đúng ngày rụng trứng mà vẫn không có thai bạn biết chưa?

2. Những bệnh lý tiềm ẩn đằng sau cơn tức bụng dưới ở phụ nữ

Có 3 vị trí tức bụng dưới phổ biến ở phụ nữ: tức bụng dưới vùng quanh rốn, tức bụng dưới vùng trên xương mu, tức một bên bụng dưới.

2.1 Tức bụng dưới vùng quanh rốn ở phụ nữ

tức bụng dưới ở phụ nữ

Nếu bạn đang bị đau quanh rốn, đó có thể là một trong những dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng sau:

  • Viêm ruột thừa: Khi bị viêm ruột thừa, bạn thường bắt đầu đau ở xung quanh rốn trước tiên. Sau đó, cơn đau sẽ di chuyển sang phía bên phải phần bụng dưới. Tình hình trở nên nghiêm trọng hơn trong 24 giờ và tồi tệ hơn khi bạn vận động. Bạn có thể cảm thấy buồn nôn, đi ngoài ra phân lỏng nhẹ. Thường phải phẫu thuật để loại bỏ ruột thừa bị viêm. Vì vậy, hãy đi khám ngay nếu quá trình tức bụng dưới ở phụ nữ diễn ra như trên.
  • Viêm loét dạ dày: Tức bụng dưới ở phụ nữ gây ra các bệnh về niêm mạc dạ dày như viêm hoặc loét ở giữa bụng. Cơn đau thường có tính chất bỏng rát. Bệnh nhân thường gặp phải tình trạng buồn nôn, khó tiêu, ợ hơi và thậm chí nôn mửa.Nôn ra máu hoặc đi ra phân đen là những dấu hiệu tức bụng dưới ở phụ nữ đáng lo ngại và cần đến bệnh viện điều trị khẩn cấp.

 >> Bạn có thể quan tâm: Cây nhọ nồi chữa đau dạ dày có tốt không và cách sử dụng

2.2 Tức bụng dưới vùng trên xương mu ở phụ nữ

tức bụng dưới ở phụ nữ

Xương mu là phần nhô cao bên ngoài bộ phận sinh dục nữ. Nếu bị đau ngay vùng bụng dưới phía trên xương mu, bạn có thể gặp phải một trong các vấn đề sau:

  • Đau bàng quang: Bệnh lý đầu tiên của tức bụng dưới vùng trên xương mu ở phụ nữ là đau bàng quang. Đau bàng quang là một loại đau bụng dưới vùng trung ương thấp. Chuột rút và nóng rát trong hoặc sau khi đi tiểu có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.Khi bị nhiễm trùng nước tiểu, bạn có thể phải đi tiểu thường xuyên hơn, có máu trong nước tiểu và cảm thấy mệt mỏi và ốm yếu. Nếu các triệu chứng của bạn không thuyên giảm, bạn cần đến gặp bác sĩ để được cung cấp thuốc kháng sinh. Sỏi bàng quang cũng có thể gây đau ở khu vực này với cảm giác đau buốt hơn, dữ dội hơn và khó đi tiểu.
  • Bệnh viêm vùng chậu (PID): Nhiễm trùng vùng chậu có thể ảnh hưởng đến tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng. Nhiễm trùng đường sinh sản không được điều trị có thể trở nên rất nghiêm trọng và dẫn đến các vấn đề lâu dài, vì vậy cần được bác sĩ điều trị. Những loại nhiễm khuẩn này thường do virus lây truyền qua đường tình dục(STI). Vì vậy nếu bạn đang hoạt động tình dục, hãy đảm bảo bạn được kiểm tra sức khỏe tình dục thường xuyên.
  • Đau bụng kinh: Đau quặn thắt vùng bụng dưới trên xương mu là điển hình của tức bụng dưới ở phụ nữ khi có kinh. Nó không phải bệnh lý nhưng cơn đau bụng kinh có thể dữ dội đến mức khiến bạn quằn quại, nôn mửa, đau lưng. Thuốc giảm đau từ dược sĩ, một bình nóng và tập thể dục nhẹ nhàng đều có thể hữu ích cho những lúc này.

>> Bạn có thể quan tâm: 1 tháng bị 2 lần kinh nguyệt có sao không?

2.3 Tức một bên bụng dưới ở phụ nữ

đau bụng bên dưới

Khi cảm thấy đau vùng bên trái hoặc bên phải phần bụng dưới, có thể bạn đang mắc các bệnh lý sau:

  • Đau rụng trứng (mittelschmerz): Cơn đau buốt này có thể xảy ra khi buồng trứng của bạn đang phóng thích trứng vào giữa chu kỳ kinh nguyệt. Nó rơi vào khoảng hai tuần trước kỳ kinh. Nó có thể ở bên phải hoặc bên trái, tùy thuộc vào việc buồng trứng nào sẽ rụng trứng trong tháng đó.Mặc dù nó có thể nghiêm trọng, nó thường tồn tại trong thời gian ngắn và bình thường và không có hại.
  • U nang buồng trứng: U nang buồng trứng hiếm khi gây tức bụng dưới ở phụ nữ. Hầu hết chúng sẽ tự biến mất. Chỉ khi phần u nang trở nên ngày càng lớn, xoắn hoặc vỡ ra thì chúng mới gây đau. Bạn có thể bị đầy hơi, đau khi quan hệ tình dục hoặc phải đi tiểu thường xuyên.Rất may, chỉ có một số ít u nang buồng trứng là ung thư. Điều này thường xảy ra ở phụ nữ đã qua thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên, bạn nên đến gặp bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng mình có thể bị u nang buồng trứng.
  • Mang thai ngoài tử cung: Đây là nơi trứng đã được thụ tinh không tiến đến tử cung và cố gắng phát triển bào thai trong ống dẫn trứng. Nếu ở phụ nữ bị tức bụng dưới một bên và bị trễ kinh thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. Mang thai ngoài tử cung có thể đe dọa đến tính mạng hoặc khả năng sinh con.
  • Lạc nội mạc tử cung: Mô từ niêm mạc tử cung nếu nằm ở những nơi khác trong bụng và xương chậu có thể gây đau khi chảy máu trong kỳ kinh nguyệt. Việc chảy máu quá nhiều có thể dẫn tới cơn tức bụng dưới ở phụ nữ thường ở một bên. Lúc này cần điều trị bằng thuốc giảm đau, liệu pháp nội tiết tố và phẫu thuật.
  • Viêm thận: Nhiễm trùng thận gây đau ở một bên vùng bụng dưới. Nó gồm các triệu chứng tiết niệu như đau buốt, tiểu ra máu, nôn mửa và thân nhiệt cao. Những bệnh nhiễm trùng này thường do vi khuẩn và cần thuốc kháng sinh. Vì vậy, đừng trì hoãn việc đi khám bác sĩ.

>> Bạn có thể xem thêm: 10 cách làm thơm vùng kín “phái đẹp” nên tận dụng ngay

2.4 Tức bụng dưới ở phụ nữ một cách chung

tức bụng dưới
Tức bụng dưới ở phụ nữ có thể do táo bón, hội chứng ruột kích thích hoặc bị đau cơ vì tập thể dục quá đà

Nhiều trường hợp cơn đau bụng dưới không tập trung vào một vị trí cụ thể:

  • Táo bón: Đây là một nguyên nhân phổ biến của tức bụng dưới ở phụ nữ đi kèm với chán ăn và đầy hơi. Bạn cần uống nhiều nước, tập thể dục và ăn thức ăn có chứa chất xơ. Tham vấn với bác sĩ về thuốc nhuận tràng nếu bạn đang gặp khó khăn với đường ruột của.
  • Hội chứng ruột kích thích (IBS): IBS là tình trạng rối loạn tiêu hóa mãn tính ảnh hưởng đến đại tràng. Cơn đau do IBS có thể ở bất kỳ vị trí nào trong bụng của bạn và thường liên quan đến đầy hơi, táo bón hoặc tiêu chảy. Để khắc phục bạn cần nghỉ và học cách quản lý tình trạng bệnh thông qua chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh.
  • Đau cơ: Đau cơ có thể dẫn đến một số trường hợp đau bụng dưới. Cơ bị căng do tập thể dục hoặc chấn thương, ảnh hưởng đến một, cả hai bên hoặc tổng thể vùng bụng dưới. Bạn nên uống thuốc giảm đau và thường xuyên nghỉ ngơi.

3. Đau bụng dưới ở phụ nữ có triệu chứng như thế nào?

Thường thì tức bụng bình thường và tức bụng dưới ở phụ nữ dễ bị nhầm lẫn. Bạn có thể kiểm tra xem mình có đang đau bụng dưới hay không dựa vào các triệu chứng điển hình dưới đây:

  • Xuất hiện các cơn đau phía dưới rốn hay xung quanh cơ quan sinh dục.
  • Đau quặn thắt theo từng cơn hoặc đau âm ỉ kéo dài, cảm giác bớt đau khi gập người xuống.
  • Có các biểu hiện kèm theo như: chóng mặt, buồn nôn, âm dạo tiết dịch mủ kèm theo máu,…

4. Khi nào cần đi khám bác sĩ vì đau bụng dưới?

Các bệnh lý của tức bụng dưới ở phụ nữ nghiêm trọng và khó chẩn đoán. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Đau dữ dội.
  • Cơn đau tiếp tục trở nên tồi tệ hơn.
  • Nhiệt độ cao.
  • Máu trong phân của bạn đen và có mùi bất thường.
  • Đau khi bạn mang thai hoặc nghĩ rằng bạn có thể.
  • Không có khả năng đi lại do đau.
  • Nôn mửa nhiều lần, đặc biệt nếu có máu trong chất nôn của bạn.
  • Một sự thay đổi dai dẳng trong thói quen đi tiêu của bạn.

Thông tin trên của Marrybaby chỉ mang tính chất tham khảo. Chị em nên đến gặp bác sĩ để hiểu rõ cũng như điều trị các bệnh lý của mình.

[inline_article id=231588]