Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Mẹ cho con bú bị cảm phải làm sao? Cách trị cảm an toàn

Việc cho con bú khi mẹ bị cảm có thể gây ra nhiều lo lắng; nhiều bà mẹ loay hoay tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Mẹ cho con bú bị cảm phải làm sao?”. Sau đây là câu trả lời và lưu ý dành cho mẹ.

1. Bệnh cảm cúm do đâu?

Cúm là bệnh do một loại virus lây lan qua đường hô hấp bằng nhiều con đường khác nhau:

– Qua sự tiếp xúc trực tiếp với người bệnh

– Qua những hạt nước nhỏ li ti mà người bệnh bắn ra

– Qua sự tiếp xúc với các đồ đạc nhiễm virus.

Khi virus xâm nhập vào sẽ cần qua hàng rào bảo vệ tự nhiên của cơ thể. Nếu hàng rào tự nhiên của cơ thể không cản được virus sẽ gây ra bệnh cúm với những biểu hiện như: Ho, hắt hơi, chảy mũi, khạc đờm trong, mệt mỏi, có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao.

Bệnh cảm cúm không có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ chủ yếu là điều trị các triệu chứng lâm sàng, bệnh sẽ tự khỏi sau khoảng 14 ngày. Tuy nhiên, có một số ít những người có sức đề kháng kém như người già, người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ có thể gặp những biến chứng nặng như viêm phổi, viêm não màng não, viêm và hoại tử cơ, viêm cơ tim và có thể dẫn đến tử vong.

2. Mẹ bị cảm có cho con bú được không?

Nhiều mẹ lo sợ khi bị cảm, việc cho con bú sẽ làm lây vi-rút qua cho bé; ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh. Vậy mẹ cho con bú bị cảm phải làm sao; trước hết, mẹ cần hiểu khi mẹ bị cảm có cho con bú được không?

Câu trả lời là mẹ nên cho con bú, ngay cả khi bị cảm. Và việc cho con bú không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bé như đa số mọi người vẫn nghĩ. Mẹ chỉ nên ngừng cho con bú khi bị cảm nếu có chỉ định từ bác sĩ.

mẹ cho con bú bị cảm phải làm sao
Mẹ cho con bú bị cảm phải làm sao? Có nên hay không?

Không chỉ cảm cúm, những trường hợp mẹ bị bệnh do vi-rút gây ra đều vẫn nên cho con bú. Vì khi cơ thể mẹ mang vi-rút gây bệnh; bé cưng cũng đã có nguy cơ nhiễm bệnh; ngay cả khi chưa có biểu hiện cụ thể. Việc cho con bú lúc này sẽ không làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh mà ngược lại sẽ giúp bé cưng tăng cường sức đề kháng; giúp cơ thể đánh bại vi-rút gây bệnh.

Vì khi bị bệnh, cơ thể mẹ sẽ sản sinh chất đề kháng. Những kháng thể này cũng có trong sữa mẹ. Cho con bú là cách tốt nhất để giúp bé tăng cường kháng thể chống bệnh. Hơn nữa, nghiên cứu cũng cho biết; bé bú mẹ sẽ có hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn so với những bé khác.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh bị cảm cúm phải làm sao? 7 mẹo hiệu quả tức thì!

2.1 Vì sao mẹ bị cảm vẫn phải tiếp tục cho con bú?

Mẹ cho con bú bị cảm mà ngừng cho bé bú chẳng những không tốt mà còn có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Vì khi bạn ngừng cho bú sẽ làm ngực căng tức sữa, lâu dần có thể làm tắc tia sữa, hoặc nghiêm trọng hơn là áp xe vú.

Bên cạnh đó, ngưng cho con bú trong thời gian dài cũng ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ. Thậm chí còn có thể là nguyên nhân gây mất sữa.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Không cho con bú bao lâu thì mất sữa?

2.2 Các trường hợp mẹ không nên cho bé bú

trường hợp không nên cho bé bú
Mẹ cho con bú bị cảm phải làm sao – Những trường hợp cần tránh

Với những trường hợp cảm sốt thông thường; việc tạm thời ngưng bú sữa là không cần thiết. Tuy nhiên, mẹ nên đặc biệt lưu ý đến nguyên nhân gây sốt và nên dừng cho bú trong trường hợp:

  • Sốt do ngộ độc thực phẩm hoặc hóa chất độc hại. Tuy vi-rút sốt không truyền qua sữa mẹ, nhưng hóa chất độc hại thì có. Vì vậy, cho con bú lúc này cũng sẽ làm con bị bệnh.
  • Sốt do nhiễm khuẩn nặng, bởi lúc này mầm bệnh đã vào máu và có thể di chuyển đến tuyến vú, vào sữa mẹ. Đặc biệt lưu ý trường hợp nhiễm khuẩn đa cơ quan và nhiễm khuẩn huyết.
  • Nhiễm cúm có biến chứng như viêm não, viêm màng não…
  • Nhiễm HIV, viêm gan A, viêm gan B.

Vậy mẹ đã biết vẫn nên cho con bú ngay cả khi bị cảm; sau đây là một số gợi ý “mẹ cho con bú bị cảm phải làm sao”; và những lưu ý để chăm sóc sức khỏe.

3. Mẹ cho con bú bị cảm cúm phải làm sao để không lây cho bé?

phòng ngừa khi mẹ cho con bú bị cảm
Mẹ cho con bú bị cảm phải làm sao để phòng ngừa?

Để tránh lây sang cho bé, mẹ bị cảm cho con bú cần làm một số điều như:

  • Kêu gọi sự hỗ trợ, giúp đỡ. Nếu mẹ có thể sắp xếp để một người chăm sóc bé khi mẹ bị ốm, điều đó có thể hỗ trợ mẹ nhanh chóng phục hồi hơn. Hãy để người bạn đời hoặc các thành viên khác trong gia đình giúp thay tã, chơi với bé; tắm cho bé; và cho bé ngủ; và đừng cố gắng tự mình làm tất cả.
  • Ngăn ngừa lây lan vi trùng. Che miệng và mũi bằng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi; và đeo khẩu trang khi bế con. Đồng thời, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước nóng, hoặc sử dụng gel vệ sinh.
  • Lau sạch các bề mặt để tránh lây lan bệnh.
  • Không hôn bé khi bạn đang bị ốm
  • Hãy chú ý đến dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh. Nếu mẹ nhận thấy trẻ sơ sinh bị sốt; hoặc thấy các vấn đề về hô hấp bao gồm thở gấp hoặc rất chậm; hoặc phản ứng kém hơn bình thường, hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ ngay lập tức.

4. Cách chữa cảm cúm khi cho con bú

Mẹ bị cảm cúm khi cho con bú có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm cho trẻ sơ sinh. Do đó, mẹ cho con bú bị cảm cúm cần biết uống thuốc gì; và những cách chữa cảm cúm khi cho con bú khác.

mẹ cho con bú bị cảm cúm phải làm sao

4.1 Mẹ cho con bú bị cảm cúm uống thuốc gì?

Theo khuyến nghị của CDC Hoa Kỳ, mẹ cho con bú bị cảm cúm có thể uống những loại thuốc sau:

  • Oseltamivir: Đây là loại thuốc thông dụng; ít lây truyền qua sữa mẹ; các tác dụng phụ khó xảy ra.
  • Zanamivir và Peramivir: Hiện nay chưa có dữ liệu về độ an toàn, những vẫn đáng tin cậy.

4.2 Mẹ cho con bú đang bị cảm có nên uống Panadol?

Panadol có thành phần chủ yếu là paracetamol, hoạt chất có tác dụng hạ sốt, giảm đau. Nghiên cứu cho thấy, hàm lượng paracetamol ở liều dùng khuyến nghị không gây bất cứ tác dụng phụ nào cho mẹ cũng như bé bú mẹ.

Ibuprofen cũng được xem là an toàn với những người nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, nếu bị loét dạ dày hoặc hen suyễn, mẹ không nên dùng ibuprofen.

Tuy nhiên, mẹ bị cảm cúm chỉ nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý uống thuốc nếu chưa tham khảo qua ý kiến bác sĩ mẹ nhé.

[inline_article id=248530]

4.3 Cách chữa cảm cúm khi cho con bú khác

Ngoài biết mẹ cho con bú bị cảm cúm phải uống thuốc gì, uống làm sao? Có một cách hữu ích hỗ trợ chữa cảm cúm khi cho con bú:

  • Bổ sung omega-3 và vitamin D: Điều này đã được chứng minh là có đặc tính kháng vi-rút.
  • Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và uống nhiều nước.

Nếu mẹ quá ốm và lo lắng về việc cho con bú; hãy vắt sữa và nhờ người khác cho con bú trong khi thời gian mẹ hồi phục.

5. Lưu ý khi cho con bú lúc mẹ bị cảm

Ngoài Paracetamol, một viên Panadol còn chứa khoảng 65mg caffeine. Cả Paracetamol và caffeine đều có thể chuyển hóa vào sữa mẹ. Tuy không gây nguy hiểm, nhưng để hạn chế tối đa ảnh hưởng của thuốc đến bé cưng, mẹ cho con bú nên lưu ý những điều sau:

  • Mẹ cho con bú bị cảm nên uống thuốc sau khi cho con bú để giảm tối đa lượng thuốc có trong sữa mẹ.
  • Trong thời gian sử dụng thuốc, mẹ nên theo dõi biểu hiện của trẻ. Nếu bé có biểu hiện bất thường như quấy khóc, dễ bị kích thích, tiêu chảy, bỏ bú…, mẹ nên ngưng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ ngay.
  • Dùng thuốc đúng liều theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự tăng liều.
  • Thuốc aspirin không an toàn với mẹ cho con bú, bởi thành phần thuốc có ảnh hưởng tiêu cực đến bé cưng.

Tóm lại, mẹ cho con bú bị cảm phải làm sao? Trong các trường hợp thông thường; mẹ cho con bú bị cảm vẫn nên tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ để duy trì nguồn sữa cũng như tăng cường sức đề kháng; giúp bảo vệ con khỏi nguy cơ nhiễm bệnh.