Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Mẹ cho con bú nên ăn trái cây gì? Top 9 loại trái cực tốt cho sữa mẹ sau sinh

Mẹ sau sinh cần nhiều dinh dưỡng và năng lượng để hồi phục sức khỏe và tiết sữa cho con. Do đó, các loại thực phẩm bổ dưỡng luôn được ưu tiên hàng đầu, trong đó có rau xanh và hoa quả. Vậy mẹ cho con bú nên ăn trái cây gì để phù hợp với hệ tiêu hóa còn yếu của mình? MarryBaby sẽ đưa ra vài gợi ý cho mẹ tham khảo thông qua bài viết dưới đây nhé!

Mẹ cho con bú nên ăn trái cây gì?

1. Vú sữa

Với cái tên đúng với giá trị dinh dưỡng, vú sữa nên là lựa chọn của mẹ sau sinh. Đây là loại quả rất giàu vitamin, glucid, sắt, lipid,… giúp tăng bài tiết sữa mẹ. Bên cạnh đó, vú sữa còn có khả năng giảm tình trạng sạm da và kháng khuẩn cực kỳ tốt. Mẹ còn chần chừ gì mà không thêm quả vú sữa này vào thực đơn mẹ cho con bú nên ăn trái cây gì nào. 

Ngoài vấn đề trái cây gì tốt cho mẹ cho con bú nên ăn; bạn có thể tham khảo thêm về vấn đề sau sinh ăn thanh long được không? Mẹ cần lưu ý gì?

2. Đừng bỏ qua chuối mẹ nhé!

Chuối là loại quả giàu vitamin và khoáng chất rất phù hợp với các mẹ đang cho con bú. Thành phần axit folic có trong chuối bổ sung lượng calo cần thiết trong quá trình cho bé bú. Chuối thường nằm trong danh sách mẹ cho con bú nên ăn trái cây gì để khỏe mạnh.

Bởi vì chúng chứa hàm lượng sắt và xenlulozơ cao. Sắt được biết đến với vai trò làm bổ máu, tái tạo hồng cầu, hỗ trợ hệ tiêu hóa vô cùng tốt. Ngoài ra, nó giảm thiểu tình trạng thiếu máu do sắt ở trẻ sơ sinh. Vì trong sữa của mẹ đã có đầy đủ nhờ việc bổ sung chuối vào thực đơn sau sinh. 

Ngoài cách ăn trực tiếp, mẹ có thể xay chuối với hoa quả khác để làm sinh tố. Ví dụ như: chuối – bơ, chuối – dâu tây,… Ngoài ra, mẹ cũng có thể thay đổi thực đơn bằng các món như chuối nấu, chuối ngào, bánh chuối,… để đa dạng món ăn từ chuối nhé.

>> Bạn co thể xem thêm: Phụ nữ sau sinh ăn ổi được không? Công dụng tuyệt vời của ổi đối với mẹ

3. Quả bơ

Mẹ cho con bú nên ăn trái cây gì? Bơ từ lâu đã được biết đến là một trong những thức quả lành mạnh cho bà đẻ. Ngoài bổ sung omega 3-6-9, loại quả này còn chứa các vitamin C, B5, B6, và đặc biệt là giàu kali. Đây là các axit amin cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh.

Thêm vào đó, bơ có thể giúp mẹ duy trì cholesterol và lượng đường huyết có trong máu. Sinh tố bơ sữa hoặc thêm bơ vào món salad là những món có thể thêm vào thực đơn của mẹ.

4. Dưa lưới

Bà đẻ ăn dưa lưới được không? Các vitamin có trong loại quả thanh mát này bao gồm vitamin A, B1, C. Nhờ vậy mà cải thiện tình trạng nóng trong người, táo bón, chán ăn cho mẹ. Bật mí thêm, dưa lưới có lượng đường ít nên an toàn cho cả mẹ và bé. Vì vậy, mẹ có thể ăn dưa lưới thỏa thích mà không sợ tăng cân hay ảnh hưởng gì đến em bé nhé.

>> Ngoài vấn đề bà đẻ ăn dưa lưới được không; bạn có thể xem thêm: Sau sinh ăn dứa được không và có ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ không?

5. Hãy dùng quả sung ngay

Nhiều người băn khoăn không biết mẹ cho con bú nên ăn hoa quả gì để mát sữa? Câu trả lời là quả sung. Trong sung chứa nhiều vitamin và nguyên tố cần thiết như kali, vitamin… Loại quả này được còn được dùng để tiêu viêm, sát trùng, bổ huyết, hỗ trợ hệ tiêu hóa, 

Mẹ có thể thử nấu các món có sung như hầm chân giò, hầm xương, sung kho thịt,… Hoặc làm nước ép sung, nấu nước sung và lá sung để làm nước uống hằng ngày cũng là 1 giải pháp hay.

6. Đu đủ xanh

mẹ cho con bú nên ăn trái cây gì

Ngược lại với khi mang bầu thì không nên ăn đu đủ xanh. Sau khi sinh, đây lại trở thành trái cây dinh dưỡng và lợi sữa hàng đầu cho mẹ. Đu đủ xanh có chứa galactagogue – chất này có tác dụng thúc đẩy việc sản xuất sữa mẹ.

Mặt khác, lượng chất xơ trong đu đủ đóng vai trò như thuốc nhuận tràng tự nhiên giúp ngăn chứng táo bón ở phụ nữ sau sinh. Để thêm đu đủ xanh vào bữa ăn của mình, mẹ có thể hầm với xương, hầm móng giò heo, hầm chung với cá…

>> Bạn có thể xem thêm: Bà đẻ có ăn được đu đủ chín không?

7. Hồng xiêm (hay Sapoche)

Mẹ cho con bú nên ăn trái cây gì? câu trả lời chính là hồng xiêm. Loại quả tuyệt vời này được khuyến khích tiêu thụ vì chúng rất giàu năng lượng. Từ đó, giúp ngăn chặn tình trạng buồn nôn hoặc thậm chí ngất xỉu của mẹ sau sinh.

Hồng xiêm chín giúp mẹ sản xuất nhiều sữa, chất lượng đặc và thơm mát hơn. Loại quả này còn giúp tránh tình trạng táo bón hữu hiệu cho mẹ trong giai đoạn cho bé bú.

8. Dưa hấu

Mẹ cho con bú nên ăn trái cây gì? Dưa hấu là loại quả lành tính, chứa nhiều nước và chất xơ giúp cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa rất tốt. Ngoài ra, dưa hấu có chứa choline, với hoạt tính chống viêm tốt, ngăn ngừa tình trạng viêm sau sinh. Choline hỗ trợ truyền xung thần kinh, giúp mẹ ngủ ngon hơn và tăng cường trí nhớ. Vì vậy, mẹ đừng quên ăn dưa hấu để phục hồi nhanh chóng nhé.

Để trả lời được câu mẹ cho con bú nên ăn trái cây gì; bạn có thể xem thêm bài phụ nữ sau sinh ăn đào được không và có gây mất sữa không?

9. Quả xoài

Xoài chín có nhiều vitamin A có công dụng chữa lành các bệnh về mắt thường gặp như khô mắt, viêm giác mạc,… Bên cạnh đó, những enzyme có trong xoài chín sẽ hỗ trợ tối đa quá trình tiêu hóa của mẹ. 

Xoài còn có khả năng bổ sung sắt rất tốt cho máu của mẹ sau sinh. Điều này giúp cơ thể mẹ bớt mệt mỏi và phục hồi nhanh hơn. Mẹ có thể ăn trực tiếp xoài chín hoặc làm nước sinh tố xoài để cải thiện bữa ăn. Tuy nhiên, loại quả này không nên tiêu thụ quá nhiều vì tính nóng của nó mẹ nhé.

Mẹ cho con bú không nên ăn trái cây gì? 

mẹ cho con bú nên ăn trái cây gì

Bên cạnh những loại quả bổ dưỡng kể trên thì mẹ cũng lưu ý hạn chế những loại quả sau:

1. Trái cây có vị chua

Mẹ cho con bú không nên ăn trái cây gì nên tránh các loại quả chua như cam chua, quýt chua, xoài chua. Vì lượng axit lớn có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, dạ dày của mẹ và bé. Hơn nữa, vị chua ảnh hưởng đến răng và kích thích hệ thần thần kinh của mẹ.

2. Những loại quả mang “tính nóng”

Nhãn, vải, xoài là những loại quả mang tính nóng, không tốt cho cả mẹ và con. Mẹ cũng nên hạn chế ăn nhiều nhãn, vải, xoài cùng một lúc. Các loại quả này chứa quá nhiều đường, mẹ ăn nhiều sẽ khiến cả hai mẹ con bị mẩn đỏ, nổi mụn.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh ăn nhãn được không? Lưu ý cho mẹ bỉm sữa thèm nhãn

3. Những loại quả khô cứng 

Sau sinh mẹ nên tránh các loại quả cứng như ổi, cóc,.. Hạt ổi có thể còn gây táo bón, khó tiêu và làm ảnh hưởng đến răng của mẹ.

[inline_article id=211987]

Mong rằng bài viết trên sẽ giúp mẹ gỡ rối thắc mắc mẹ cho con bú nên ăn trái cây gì. Bên cạnh đó, mẹ cần chú ý tránh những loại hoa quả nào trong bữa ăn để phục hồi nhanh chóng nhé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Ăn trái cây như thế nào để không hại sức khỏe? Bà bầu, trẻ em, người bệnh nên ghi nhớ

Ăn trái cây là việc luôn được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích vì tốt cho sức khỏe mọi lứa tuổi. Tuy nhiên bạn cần ăn trái cây đúng cách thì cơ thể mới hấp thu được dinh dưỡng tốt nhất từ loại thực phẩm này và không gây hại cho dạ dày.ăn trái cây

MarryBaby xin chia sẻ những bí quyết ăn trái cây đúng cách cho bà bầu, trẻ em và người bệnh để giúp chị em chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe gia đình. Mời bạn theo dõi bài viết sau đây nhé.

Bà bầu ăn trái cây như thế nào thì tốt?

1. Không dùng trái cây để thay thế bữa ăn chính

Khi mang thai, mẹ cần một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng các nhóm chất đạm, đường bột, béo, vitamin và khoáng chất, trong khi đó, thành phần chủ yếu của trái cây là đường và vitamin. Như vậy, trái cây chỉ cung cấp được một phần nhỏ các dưỡng chất thiết yếu chứ không thể nào thay thế thịt, cá, rau củ, tinh bột. Chế độ ăn uống thiếu chất của bà bầu chắc chắn sẽ dẫn đến sự phát triển không hoàn thiện ở thai nhi.

Ngoài ra, nếu ăn quá nhiều trái cây, mẹ sẽ rất nhanh tăng cân và đường huyết cao, từ đó dễ mắc phải bệnh tiểu đường thai kỳ. Đây là một trong những biến chứng thai kỳ có thể để lại hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và bé như tiền sản giật, sinh non, sảy thai, dị tật bẩm sinh.

2. Không ăn trái cây sau bữa ăn

Ăn trái cây như món tráng miệng sau bữa cơm là thói quen phổ biến ở các gia đình Việt nhưng cách ăn này lại không tốt cho sức khỏe. Bởi vì việc ăn trái cây sau bữa cơm dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, gây đầy bụng, tiêu chảy hoặc táo bón, đồng thời tăng nguy cơ thừa cân, béo phì.

Thay vào đó, mẹ bầu chỉ nên ăn trái cây trong bữa phụ, tốt nhất là ăn sau bữa chính 1-2 giờ để đảm bảo trái cây được tiêu hóa đúng cách.

3. Nên súc miệng sau khi ăn trái cây

Sự thay đổi của các hormone thai kỳ khiến cho khả năng miễn dịch của răng và lợi đối với vi khuẩn trở nên suy yếu. Do đó, răng sẽ rất dễ bị sâu khi tiếp xúc với đường và axit có trong trái cây. Sâu răng gây đau đớn và khó khăn cho việc ăn uống, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và cả sự phát triển của thai nhi.

Vì vậy, sau khi ăn hoặc uống nước ép trái cây, bà bầu nên tạo thói quen súc miệng ngay để loại bỏ các mảng bám và đường nhé.

Trẻ em ăn trái cây như thế nào thì tốt?

Trái cây rất tốt cho trẻ nhỏ nếu mẹ không cho bé ăn sai cách như sau:

1. Uống quá nhiều nước ép trái cây

Nước ép trái cây có nhiều chất dinh dưỡng song nếu cho bé uống quá nhiều có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe của con như gây dư thừa calo dễ khiến trẻ bị béo phì. Ngoài ra, bé có thể bị tiêu chảy mãn tính, đầy hơi và đau bụng, rối loạn hệ tiêu hóa.

ăn trái cây
Ăn quá nhiều trái cây một lúc không tốt cho sức khỏe

2. Cho trẻ ăn trái cây sau bữa ăn chính

Thói quen ăn trái cây tráng miệng sau bữa ăn không hề tốt cho sức khỏe của trẻ. Bởi vì việc này sẽ gây quá tải cho dạ dày khiến cho dạ dày phải làm việc vất vả hơn.

Ngoài ra, thức ăn và trái cây ăn cùng thời điểm sẽ lên men và chuyển hóa thành axit, gây cảm giác đau hoặc xót bụng. Vì vậy, tốt nhất mẹ không nên cho trẻ ăn hoa quả một giờ trước hoặc sau bữa ăn để chất dinh dưỡng được hấp thu tốt nhất.

3. Không ăn hoa quả ngay sau khi gọt

Những loại trái cây như lê, táo, xoài sau khi đã gọt vỏ hoặc cắt thành miếng cần ăn ngay để đảm bảo độ tươi ngon cũng như giữ được tối đa hàm lượng chất dinh dưỡng. Ngoài ra, việc này còn giúp trái cây không bị oxy hóa và nhiễm khuẩn, gây hại cho tiêu hóa của bé.

Nếu bạn không thể cho con ăn trái cây ngay sau khi gọt, hãy ngâm trái cây  trong dung dịch nước muối nhạt (1%) để giữ lượng vitamin và tránh vi khuẩn thâm nhập nhé.

4. Kết hợp trái cây với một số loại thực phẩm bị kỵ nhau

Có một số loại trái cây khi ăn cùng lúc với một số loại thực phẩm sẽ gây đau bụng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Ví dụ như mẹ không nên cho bé ăn quýt trước và sau khi uống sữa khoảng một giờ đồng hồ. Bởi vì điều này có thể sẽ làm cho dịch quýt bị đông lại gây khó khăn cho việc hấp thụ dinh dưỡng của bé.

5. Chỉ uống nước ép mà không ăn trái cây

Nhiều phụ huynh cho rằng, uống nước ép trái cây chính là tận dụng phần tinh túy nhất của trái cây. Chính vì vậy, thay vì cho trẻ ăn trái cây thô thì mẹ lại cho bé hoàn chỉ uống nước ép. Tuy nhiên, cách này khiến bé không hấp thụ được chất xơ, trong khi chất này rất tốt cho tiêu hóa, đặc biệt là việc ngăn ngừa táo bón.

6. Nấu chín trái cây

Hoa quả khi bị đun nóng, sấy khô hay nấu chín đều mất đi một lượng đáng kể chất dinh dưỡng,vì vậy mẹ không nên hâm nóng hay nấu trái cây. Thay vào đó, bạn có thể chế biến trái cây và rau củ tươi thành món salad kèm theo các loại dầu giấm hoặc sốt mà trẻ thích.

ăn trái cây
Trái cây nấu chín sẽ bị mất chất dinh dưỡng

7. Ăn sáng bằng trái cây

Việc dùng trái cây thay thế hoàn toàn cho các thực phẩm khác vào buổi sáng sẽ gây hại cho dạ dày của bé. Vì trái cây rất giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C sẽ gây tăng axit dạ dày khiến trẻ dễ bị đau bao tử hoặc trào ngược dạ dày thực quản.

Những thắc mắc thường gặp về việc ăn trái cây

1. Sau khi mổ nên ăn trái cây gì?

Sau sinh nên ăn trái cây gì? Sinh mổ ăn được trái cây gì? Phụ nữ sau sinh nên ăn trái cây gì? Bà đẻ nên ăn trái cây gì? Đây là những thắc mắc phổ biến của chị em phụ nữ. Sau sinh thường hoặc sinh mổ sản phụ không nên ăn trái cây quá chua như chanh, cam chua, khế… vì lúc nào dạ dày còn yếu nên dễ bị tổn thương. Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn trái cây chát vì dễ bị táo bón, ảnh hưởng đến vết mổ hoặc tầng sinh môn nhé.

Tốt nhất chị em nên ăn trái cây ngọt, mát để bổ sung vitamin, nước để giải nhiệt và giúp tăng tiết sữa cho con bú.

2. Bà bầu nên ăn trái cây gì?

Bà bầu ăn trái cây gì tốt? bầu nên ăn trái cây gì? Để đảm bảo an toàn cho thai kỳ và giúp tăng cường dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi, bạn nên ăn những loại trái cây mát, nhiều nước, vitamin như cam, bưởi, ổi, lê, táo, kiwi, bơ, dưa các loại, quả mọng.

Đồng thời chị em cần tránh ăn các loaị quả có thể gây hại cho thai kỳ như: Đào, đu đủ xanh, vải…

3. Bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì?

Bé 6 tháng ăn được trái cây gì? Lúc này bé bắt đầu bước vào thời kỳ ăn dặm và làm quen với những thực phẩm đầu tiên ngoài sữa. Mặc dù trẻ từ 1 tuổi mới nên cho ăn trái cây song mẹ cũng có thể cho bé ăn từ lúc 6 tháng tuổi. Trái cây tốt để cho bé ăn thử như lê, chuối, táo.

4. Mẹ cho con bú nên ăn trái cây gì?

Phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ có thể ăn đa dạng các loại trái cây song cần tránh những trái cây xanh chát gây táo bón như ổi xanh, chuối xanh. Hoặc trái cây quá chua vì có thể khiến bé bị tiêu chảy như khế chua, chanh nguyên chất.

ăn trái cây
Mẹ không nên ăn trái cây xanh, chát

5. Bị sốt nên ăn trái cây gì?

Khi bị sốt cơ thể bị mất nước và mệt mỏi, lúc này bạn nên ăn trái cây nhiều nước đặc biệt là cam, bưởi. Cam giàu vitamin C, nước giúp bù nước điện giải, hạ sốt và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể để bạn phục hồi nhanh.

6. Bệnh cao huyết áp nên ăn trái cây gì?

Bạn nên ăn những loại trái cây mát, giúp máu lưu thông, giảm cholesterol như lựu, dưa hấu, bơ, chuối, dứa.

7. Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì?

Bạn nên ăn những loại trái cây có thể giúp kiểm soát insulin để trung hòa lượng đường trong máu như bưởi, dâu tây, cam, cherry, táo, lê, mận hậu.

8. Bị gãy xương nên ăn trái cây gì?

Bạn nên ăn các loại trái cây giàu vitamin B6 như đu đủ, xoài, dưa hoặc trái cây giàu chất axit folic, một dạng vitamin B như chuối, cam, quýt.

9. Ăn trái cây gì để giảm cân?

Ăn trái cây giảm cân? Bạn nên ăn trái cây giàu vitamin C, ít đường như cam và trái cây họ cam, lê, táo, việt quất, kiwi… và hạn chế ăn trái cây ngọt, nhiều đường như dưa hấu, vải, mít, na.

10. Bị ho nên ăn trái cây gì?

Bạn nên ăn trái cây giàu vitamin C, quercetin flavonoid, enzyme Bromelain để giúp kháng viêm, giảm ho, tăng cường sức đề kháng như cam, quýt, việt quất, táo, dứa.

11. Bé 9 tháng tuổi ăn được trái cây gì?

Bé 9 tháng tuổi đã mọc được một số răng, lúc này con có thể ăn được nhiều loại trái cây hơn. Những trái cây tốt cho trẻ lúc này bao gồm táo, bơ, chuối, lê, xoài.

ăn trái cây 7
Bé 9 tháng tuổi ăn lê, táo, chuối

12. Mổ ruột thừa nên ăn trái cây gì?

Bạn nên ăn trái cây giàu vitamin C và beta caroten để tái tạo mô tế bào giúp vết thương mau lành và hỗ trợ tốt cho tiêu hóa như chuối, cam, dưa vàng, đào

13. Ăn trái cây buổi tối có mập không?

Ăn trái cây có mập không? Nếu bạn ăn với lượng vừa phải và những thời gian lành mạnh thì sẽ không bị mập. Tuy nhiên, nếu bạn ăn trái cây nhiều đường quá nhiều và ăn thường xuyên sau 9 giờ tối thì dễ bị tăng cân nhé.

14. Người bệnh tim nên ăn trái cây gì?

Bạn nên ăn trái cây giàu chất chống oxy hóa và vitamin E, C, beta-carotene để giúp trái tim khỏe mạnh như táo tây, kiwi, mơ, cam, việt quất, dâu tây, chuối, bơ, dưa hấu, đào, đu đủ, bưởi.

15. Ăn trái cây gì đẹp da

Tất cả các loại trái cây đều tốt cho da, tuy nhiên bạn cần ăn đúng cách. Ví dụ như bạn  không nên ăn trái cây giàu vitamin C vào buổi tối vì chất này sẽ gây cản trở sự hấp thụ canxi của cơ thể, dẫn đến yếu xương. Hoặc bạn không nên ăn quá nhiều vải, mít, nhãn vào mùa hè vì các loại quả này nhiều đường, gây nóng trong khiến da nổi mụn.

ăn trái cây
Trái cây giàu vitamin C giúp đẹp da

Thói quen ăn trái cây rất tốt cho làn da, sức khỏe của cả người lớn, bà bầu và trẻ nhỏ. Tuy nhiên bạn cần ăn đúng cách mới phát huy được tác dụng tốt của trái cây nhé.