Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Bé 11 tháng tuổi biết làm gì? Mẹ đảm nên biết điều này

Bé 11 tháng tuổi biết làm gì? Mẹ nào cũng rất tò mò về sự lớn lên của em bé, đặc biệt là ở giai đoạn con gần 1 tuổi. MarryBaby sẽ giúp mẹ tổng hợp những cột mốc quan trọng bé đạt được đến thời điểm này.

Các chỉ số chiều cao, cân nặng của trẻ 11 tháng tuổi

Mẹ đang muốn biết trẻ 11 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg? Ở giai đoạn trẻ 11 tháng tuổi, trung bình:

  • Bé gái 11 tháng tuổi có cân nặng 8,7kg và cao 72,8cm.
  • Bé trai 11 tháng tuổi có cân nặng 9,4kg và cao 74,5cm.

Lúc này, bé có thể bớt mũm mĩm do con bước vào giai đoạn chập chững tập đi; vận động nhiều nên tiêu tốn nhiều calo. Bù lại, tay chân con sẽ khỏe và săn chắc hơn.

Bé 11 tháng tuổi biết làm gì? Sự phát triển của trẻ 11 tháng tuổi

1. Sự phát triển thể chất của bé 11 tháng tuổi

  • Biết vẫy tay.
  • Bé đã biết bò một cách thành thục.
  • Có thể đi hoặc đi được vài bước mà không cần sự trợ giúp.
  • Một số bé thậm chí có thể đi những bước đầu tiên trong đời.
  • Biết chỉ vào vật mình muốn hoặc tiến về phía đồ vật để tự lấy.
  • Bé 11 tháng tuổi biết làm gì? Biết tự cầm, xúc thức ăn.
  • Bập bẹ nói được các từ đơn hoặc hai từ có vần giống nhau như: bà bà, mẹ mẹ, măm măm.
  • Có thể hiểu được các từ đơn giản như: không, dạ, đưa cho mẹ, dừng lại, v.v.
  • Có thể tự nằm ngửa hoặc nằm úp hay lăn mình đi.
  • Có thể tập xếp đồ chơi, cốc hoặc bát; xếp chồng các vật lên nhau.
  • Bé 11 tháng tuổi biết làm gì? Biết cách dùng các vật dụng trong nhà như cốc, thìa, v.v.

2. Bé 11 tháng tuổi biết làm gì với sự phát triển trí não?

Bé 11 tháng tuổi biết làm gì với sự phát triển trí não?
Bé 11 tháng tuổi biết làm gì với sự phát triển trí não?
  • Bé 11 tháng tuổi biết làm gì? Nhiều bé cho thấy sự tò mò và muốn khám phá cách mà mọi thứ hoạt động.
  • Ccảm thấy sợ hãi trước người lạ, lo lắng khi xa mẹ, biết giận hờn hoặc buồn bã khi bị mẹ mắng hoặc không được làm theo ý mình.
  • Nhìn thấy các màu sắc một cách rõ ràng.
  • Đã hình thành tính cách, sở thích riêng về ăn uống.
  • Bé 11 tháng tuổi biết làm gì? Thích nghe nhạc và nhảy theo nhạc.
  • Có thể bắt chước tiếng kêu của con vật.
  • Biết tập trung, lắng nghe và quan sát mọi thứ xung quanh.
  • Biết đùa giỡn và làm trò như làm mặt xấu, biết vỗ tay vào miệng để kêu “baba”.
  • Bé 11 tháng tuổi biết làm gì với khả năng giao tiếp? Bé có khả năng nghe, hiểu và phán đoán, chẳng hạn như mẹ nói “Giờ mình đi chơi nhé”, bé sẽ chỉ vào đôi giày và đòi mang giày.

Sau khi tìm hiểu bé 11 tháng tuổi biết làm gì, mẹ có thể kiểm tra xem em bé của mẹ đã đáp ứng các cột mốc trên không nhé.

  • Nếu bé thậm chí còn có thể biết làm nhiều hơn thế thì xin chúc mừng mẹ.
  • Nếu bé vẫn còn khuyết một vài cột mốc thì cũng không sao vì còn phụ thuộc vào điểm xuất phát và điều kiện nuôi dưỡng.

Với bé sinh non hoặc nhẹ cân; con có thể chậm hơn vài nhịp so với bạn bè cùng tuổi cũng là chuyện thường.

>>> Mẹ có thể xem thêm: 6 giải pháp hữu hiệu dành cho trẻ mới biết đi nhẹ cân

3. Về ngôn ngữ, bé 11 tháng tuổi biết làm gì?

Não bộ tiếp tục phát triển góp phần hoàn thiện dần khả năng suy luận và ngôn ngữ của bé. Bé 11 tháng tuổi biết làm gì? Lúc này, bé có thể phát âm gần chuẩn một số từ quen thuộc và biết dùng đúng ngữ cảnh.

Để giúp bé hình thành nhận thức về giao tiếp hai chiều (nghe, đáp); mẹ hãy luôn lắng nghe và phản hồi những âm thanh bé phát ra. Có thể đó chỉ là những từ vô nghĩa nhưng mẹ nên trả lời bé một cách chung chung, đầy hào hứng, chẳng hạn: “Ôi, vậy hả con, thật thú vị”, “Rồi sao nữa?”…

Các vấn đề thường gặp ở trẻ 11 tháng tuổi

1. Trẻ 11 tháng tuổi bị nghẹt mũi: Mẹ cần làm gì?

Cách chăm sóc trẻ 11 tháng tuổi khi con bị nghẹt mũi
Cách chăm sóc trẻ 11 tháng tuổi khi con bị nghẹt mũi

Nghẹt mũi ở trẻ 11 tháng tuổi là tình trạng khoang mũi bị ngăn bít bởi dịch nhầy; đường thở bị cản trở gây khó khăn cho hoạt động hô hấp. Tình trạng này sẽ khiến trẻ trở nên khó thở, nếu không được chữa trị trẻ sẽ có thể gặp rối loạn giấc ngủ và ăn uống.

[recommendation title=””]

Một số cách để mẹ giúp trẻ 11 tháng tuổi bị nghẹt mũi:

  • Nhỏ nước muối sinh lý.
  • Dùng bóng hút mũi.
  • Xông hơi.
  • Nâng cao đầu khi ngủ.
  • Chạy máy giữ ẩm không khí.

[/recommendation]

>>> Mẹ tham khảo thêm Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi mẹ phải làm sao?

2. Trẻ 11 tháng tuổi bị vàng da – Làm sao để nhận diện?

Trẻ 11 tháng tuổi không bị vàng da sinh lý. Vàng da sinh lý chỉ xảy ra ở trẻ sơ sinh lúc trẻ nhỏ hơn 1 tháng và kéo dài đến tầm 2-3 tháng tuổi sẽ hết.
Nếu trẻ 11 tháng bị vàng da chắc chắn là vàng da bệnh lý cần phải đi khám để kịp thời để chẩn đoán và điều trị.

Nguyên nhân vàng da ở tuổi này cũng không xoay quanh bất đồng nhóm máu mẹ con, nhiễm virus bào thai, xuất huyết dưới da mà nguyên nhân chủ yếu là do bệnh lý gan mật hoặc nhiễm viêm gan B,C, virus CMV … Vì vậy, con cần phải được đưa đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ 11 tháng tuổi

bé 11 tháng tuổi biết làm gì

1. Dinh dưỡng cho trẻ 11 tháng tuổi: Thực đơn ăn dặm cho bé 11 tháng

Bé 11 tháng tuổi biết làm gì, con có làm tốt các cột mốc trên hay không phụ thuộc rất lớn vào chế độ ăn uống của bé. Thực đơn ăn dặm cho bé 11 tháng cần đa dạng gồm cháo, sữa mẹ (hoặc sữa công thức), thêm hoa quả, sữa chua, phô mai, bánh flan

Bé 11 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ? Mỗi ngày, bé có thể ăn 3-4 bữa bột/cháo, lượng thực phẩm trong 1 ngày tương đương:

  • Bột gạo: 60-80g
  • Chất đạm (thịt,cá, tôm, cua…): 60-80g
  • Rau xanh: 60g hoặc hơn
  • Dầu mỡ: 7-8 thìa cà phê

Ngoài ra, lượng sữa mẹ hoặc sữa công thức khoảng 500-600ml. Mặc dù bé sắp tròn 1 tuổi nhưng mẹ vẫn có thể tiếp tục cho con bú bao lâu tùy thích, miễn là cả hai mẹ con đều cảm thấy thoải mái. Nếu mẹ muốn cai sữa cho con, mẹ có thể tham khảo thêm mẹo cai sữa cho bé không khóc tại đây.

Trước cai sữa vài tuần, mẹ nên tập cho con bú sữa ngoài vì ở tuổi này, sữa vẫn rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé, góp phần để mẹ tự tin trả lời câu hỏi bé 11 tháng tuổi biết làm gì.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Bé mấy tháng ăn được sữa chua? Câu hỏi dễ ợt!

2. Bé 11 tháng tuổi biết làm gì? Hoạt động giúp bé phát triển

Mẹ tiếp tục dành thời gian để đọc sách cho bé nghe và chơi cùng con. Một số trò chơi cho bé 11 tháng tuổi gồm: ú òa, lăn bóng qua lại, phân loại đồ chơi (theo màu sắc, kích thước, hình dạng)… 

Chọn sách cho bé 11 tháng tuổi như thế nào? Sách có thể bằng vải hoặc nhựa để mẹ dễ vệ sinh và lâu hư hỏng hơn sách bằng giấy. Ngoài ra dòng sách “chạm và cảm nhận” (touch and feel) vừa có hình ảnh sinh động vừa mang lại cảm nhận chân thực về sự vật; đối tượng thông qua việc sờ, chạm. 

Đặc biệt, giai đoạn này, không chỉ quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho bé hay thắc mắc bé 11 tháng tuổi biết làm gì; mẹ còn cần tập trung vào các hoạt động nhằm định hướng tính cách cho bé. 

  • Dạy con tính sạch sẽ thông qua hành động nhặt thức ăn bé đánh rơi trên bàn.
  • Dạy con biết chịu trách nhiệm thông qua việc dọn dẹp đồ chơi vào rổ sau khi chơi xong.
  • Dạy con biết giúp đỡ người khác bằng cách thỉnh thoảng nhờ con lấy giùm mẹ vật này vật kia. Chắc chắn bé sẽ rất vui vẻ khi được mẹ nhờ vì bé yêu mẹ lắm. Mỗi lần như vậy mẹ đừng quên cảm ơn con nhé. Như vậy, con sẽ được học thêm về cách cư xử lịch sự với mọi người xung quanh.
  • Dạy con tính độc lập bằng cách cho con chọn quần áo để mặc và tôn trọng sự lựa chọn của con. Chẳng hạn, mẹ có thể đặt trước mặt bé một vài kiểu trang phục với nhiều màu sắc khác nhau và hỏi “Con muốn mặc cái nào?”.

Bé 11 tháng tuổi biết làm gì? Hãy giúp bé định hình những tính cách tốt đẹp mẹ nhé.

3. Bé 11 tháng tuổi biết làm gì? Bé biết sợ xa mẹ!

Bé 11 tháng tuổi biết làm gì? Bé luôn cảm thấy lo lắng khi chia xa mẹ. Khi mẹ đi làm hay gửi con đi nhà trẻ, con phải vật lộn với cảm giác lo sợ sẽ “mất mẹ”, người mà con gần gũi yêu thương nhất.

[recommendation title=””]

Để giảm đi cảm giác “đau khổ” này ở bé và giúp bé độc lập hơn, những khi ở nhà, mẹ hãy tìm cách giảm bớt thời gian ở bên con để bé quen với sự vắng mặt của mẹ. Chẳng hạn, mẹ hãy để con tha thẩn chơi một mình trong nhà (nhưng vẫn trong tầm mắt của mẹ hoặc người thân), đừng lúc nào cũng bên cạnh con 24/24. Thỉnh thoảng mẹ hãy lên tiếng để con cảm thấy yên tâm. 

[/recommendation]

Khi đi làm, mẹ hãy ra khỏi nhà một cách lặng lẽ hoặc nhanh chóng rời đi sau khi trao bé cho cô giáo. Đừng nấn ná sẽ càng làm bé lưu luyến và khóc nhiều hơn.

4. Tập cho bé ngồi bô

Tập cho trẻ 11 tháng tuổi ngồi bô

Bé 11 tháng tuổi cần biết ngồi bô để làm gì? Dạy con ngồi bô là một trong những việc quan trọng góp phần để bé tự lập hơn.

Thật ra, không có bất kỳ mốc thời gian chính xác nào về việc tập cho bé ngồi bô. Mẹ có thể dựa vào các dấu hiệu thể chất sau để biết bé đã sẵn sàng cho việc tập ngồi bô hay chưa.

  • Có thể tự đi lại, có khả năng ngồi xuống bô và đứng lên dễ dàng.
  • Có thể tự kéo quần lên và xuống.
  • Có thể hiểu và làm theo các mệnh lệnh đơn giản.
  • Bé đi tiểu đều đặn, ít nhất 2 giờ mới đi tiểu (cho thấy hệ bài tiết của bé đã hoàn thiện).
  • Về mặt nhận thức, con hiểu được mình đang mặc tã và biết được lúc nào muốn đi vệ sinh. Mỗi khi muốn đi, con sẽ ngồi xổm một góc hoặc báo cho mẹ biết (bằng cách nói, ra dấu).

Nếu đủ điều kiện trên, trẻ 11 tháng tuổi được cho là đã sẵn sàng để học kỹ năng quan trọng này. 

Như vậy, bé 11 tháng tuổi biết làm gì nữa? Một số bé có thể biết ngồi bô khi đi vệ sinh.

Lời khuyên của bác sĩ để bé 11 tháng tuổi phát triển tốt

1. Lưu ý đối với bé

Hẳn nhiên mẹ phải biết bé 11 tháng tuổi biết làm gì để nắm được sư phát triển của bé. Bên cạnh đó, mẹ còn phải biết xử trí khi con mắc một số bệnh phổ biến như cảm lạnh, ho, sởi, viêm phế quản, viêm phổi, thủy đậu

Bé đủ 12 tháng mới tiêm ngừa thủy đậu. Tuy nhiên, thời điểm bé 11 tháng, con hoàn toàn có thể nhiễm căn bệnh này nếu tiếp xúc với người bệnh hoặc virus gây bệnh.

Mẹ hãy để ý các nốt mụn đỏ, đặc biệt nếu bé đã từng tiếp xúc với một trẻ khác bị thủy đậu. Thường phải mất từ ​​10 đến 21 ngày sau khi tiếp xúc thì các triệu chứng mới xuất hiện.

[key-takeaways title=””]

Khi bé mắc bệnh thủy đậu, mẹ nên:

  • Cho bé đeo bao tay vải nhằm tránh tác động vào mụn nước. 
  • Cho trẻ mặc đồ thông thoáng, giữ vệ sinh da sạch sẽ.
  • Cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt và dùng riêng chén, muỗng, đồ dùng cá nhân.
  • Cho con đi khám và uống, bôi thuốc theo toa bác sĩ.
  • Đặc biệt tránh gió vì có thể làm bệnh thêm trầm trọng.

[/key-takeaways]

2. Lưu ý cách chăm sóc bản thân dành cho mẹ

Thống nhất trong cách dạy con

Ngoài việc hiểu bé 11 tháng tuổi biết làm gì. Đây là thời điểm cả bố và mẹ cần có những quy tắc thống nhất khi dạy dỗ bé, nhất là phạt con như thế nào để bé vâng lời. Tránh trống đánh xuôi kèn thổi ngược sẽ làm bé mất phương hướng, không phân biệt đúng sai ngay từ bé.

Nếu mẹ không đồng ý với cách dạy của bố, hãy trao đổi thẳng thắn nhằm tìm được tiếng nói chung, không nên để bụng sẽ làm rạn nứt mối quan hệ. Mặt khác, cả hai tuyệt đối không nên tranh luận việc nuôi dạy con trước mặt bé. Điều này sẽ làm bé trở nên căng thẳng, từ đó tác động tiêu cực đến sự phát triển của con.

Nếu đây là trải nghiệm lần đầu có em bé, mẹ hãy thường xuyên tham khảo cách dạy dỗ trẻ từ sách vở hoặc ý kiến chuyên gia khi cần.

Nuôi dưỡng sự kết nối với người khác

Một điều quan trọng không kém việc hiểu bé 11 tháng tuổi biết làm gì đó là học cách chăm sóc bản thân. Sức khỏe và hạnh phúc của mẹ là yếu tố quan trọng để trở thành bậc cha mẹ tốt nhất. Điều quan trọng là mẹ vẫn dành thời gian cho những người mẹ quan tâm và những người có thể hỗ trợ mẹ.

Hãy cố gắng kết nối với các bậc cha mẹ khác trong cộng đồng thông qua các nhóm sở thích. Các trung tâm cộng đồng là những nguồn tài nguyên tuyệt vời để tìm kiếm các nhóm như vậy.

Ngoài ra, lối sống bận rộn có thể khiến mẹ khó dành thời gian cho bản thân. Ưu tiên làm điều gì đó mẹ yêu thích một cách thường xuyên. Mẹ có thể quyết định lập kế hoạch tụ tập với bạn bè và dẫn con theo cùng; hoặc nhờ người trông trẻ và tận hưởng cuộc trò chuyện với bạn mà không có con.

Với những chia sẻ trên, MarryBaby hy vọng mẹ đã biết bé 11 tháng tuổi biết làm gì, từ đó giúp mẹ biết cách chăm sóc, dạy bảo bé tốt hơn. Hãy luôn đảm bảo bé được nuôi dạy đúng cách và có một môi trường an toàn để bé thực hành các kỹ năng mới.

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

9 dấu hiệu mách mẹ biết khi nào nên cai sữa cho bé

Khi bé bước qua 1 tuổi, bên cạnh sữa mẹ, bé cần nhiều dinh dưỡng hơn để phát triển thông qua việc ăn uống. Để bé ăn dặm tốt và ngon miệng, nhiều mẹ bắt đầu quan tâm rằng, khi nào nên cai sữa cho bé? Để bé không lỡ mất đà tăng trưởng và kém hấp thu dinh dưỡng từ thực phẩm bên ngoài, có các mẹo cai sữa nào để bé không khóc mà vẫn cai thành công? Mời mẹ cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Vì sao mẹ cần cai sữa cho bé?

Về cuối năm đầu đời, sữa mẹ không còn cung cấp đủ protein cho trẻ. Vì vậy mẹ cần phải cung cấp thêm nguồn bổ sung như thịt, cá, lòng đỏ trứng, đậu phụ, đậu lăng và pho mát. Việc trì hoãn cho trẻ ăn thức ăn thô sau 6 tháng tuổi cũng có thể khiến trẻ có nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt và các bệnh thiếu vi chất dinh dưỡng khác. Khi có nhiều chất rắn và chất lỏng hơn được đưa vào chế độ ăn của trẻ sơ sinh là thời điểm mẹ biết khi nào nên cai sữa cho bé.

Khi nào nên cai sữa cho bé?

Mỗi bé có một sự trưởng thành và sẵn sàng rời xa “giọt sữa mẹ” khác nhau. Dù vậy, hầu hết các bé khi bước qua vào giai đoạn ăn dặm đều giảm nhu cầu dinh dưỡng từ sữa mẹ. Do đó mẹ có thể cai sữa cho bé ngay sau mốc này.

Tuy nhiên, một số mẹ muốn duy trì sự gắn kết với con qua dòng sữa nên có thể trì hoãn thời gian cai sữa, nhưng khuyến cáo là không nên trễ hơn thời điểm bé 2 tuổi.

Nói chung, việc lựa chọn cai sữa vào thời điểm nào là tùy vào nhu cầu của bé, và mong muốn của mẹ. Nếu mẹ cần tham khảo, một số gợi ý khi nào nên cai sữa cho bé có thể dựa vào những dấu hiệu sau:

  • Đối với bé dưới 1 tuổi:
    • Có thể tự kiểm soát được những hoạt động của đầu. Khi bế trẻ đầu đã cứng cáp, không cần dùng tay đỡ sau gáy.
    • Có sự vận động cơ hàm (nhai).
  • Đối với bé trên 1 tuổi:
    • Có những biểu hiện không hài lòng như quấy khóc mặc dù đã được bú no sữa mẹ.
    • Bú mẹ lâu hơn so với bình thường.
    • Giấc ngủ ban đêm bị gián đoạn, bé thức giấc và quấy khóc do đói.
    • Bé ăn dặm kém, chậm lên cân.
    • Bé luôn rúc tìm vú mẹ mọi lúc.

Một khi xác định được dấu hiệu cho thấy khi nào nên cai sữa cho bé là mẹ đã đạt được 50% thành công. Để thành công hoàn toàn với công cuộc cai sữa không nước mắt và rạn nứt tình mẹ con, mẹ sẽ cần tham khảo các kinh nghiệm cai sữa hiệu quả bên dưới.

bé từ 12 tháng tuổi trở lên là lúc mẹ biết khi nào nên cai sữa cho bé
Bé từ 12 tháng tuổi trở lên là lúc mẹ biết khi nào nên cai sữa cho bé.

Mẹo cai sữa cho bé không khóc

Cách cai sữa thành công được nhiều mẹ áp dụng đầu tiên là dựa trên sự thấu hiểu về con. Nghĩa là mẹ quan sát xem cần cai sữa đêm cho bé hay ngày? con thích gì/ không thích gì khi bú mẹ?… để có kế hoạch cai sữa phù hợp. Đồng thời, khi cai sữa, mẹ nên bắt đầu từ từ thay vì quá đột ngột ngưng hẳn không cho trẻ bú vì như vậy sẽ là một sự xáo trộn lớn với tâm lý của bé. Cụ thể:

6 cách cai sữa cho bé hiệu quả

  • Trang bị đủ kiến thức và kinh nghiệm: Một khi đã xác định được thời điểm khi nào nên cai sữa cho bé, bé cần đọc kỹ các tài liệu, trao đổi kinh nghiệm với các bà mẹ thân thiết trước khi cai sữa cho bé để đạt kết quả tốt nhất.
  • Cai sữa từ từ thay vì cắt đột ngột: Điều này có nghĩa là các bà mẹ cần lên kế hoạch dần rút ngắn thời gian và cường độ cho trẻ bú. Việc này giúp tránh những sang chấn bất lợi đối với tâm lý của trẻ sau này. Ví dụ trước đây mỗi ngày bạn cho bé bú khoảng từ 7 – 8 lần/ngày mỗi lần khoảng 5 phút thì nay hãy rút xuống còn 3 – 4 lần/ngày mỗi lần khoảng 3 phút, rồi từ từ cắt hẳn.
  • Bổ sung lượng sữa ngoài: Nếu đã bắt đầu ngưng không cho trẻ bú sữa, thì cần đồng thời kết hợp cho trẻ ăn ngoài bằng các loại sữa thay thế thông thường như sữa bột, sữa hộp, sữa đặc hay sữa bò (chỉ nên áp dụng phương pháp này sau khi trẻ đã lớn trên 1 tuổi).
  • Tăng lượng ăn dặm: Nếu được ăn đầy đủ và no bụng, bé sẽ không có nhu cầu bú mẹ. Nhờ vậy việc cai sữa cũng sẽ “nhẹ nhàng hơn”. Mẹ lưu ý khi cho bé ăn dặm cần chế biến thực phẩm theo độ tuổi của bé để vừa tạo cho con niềm vui trong ăn uống, vừa hạn chế nguy cơ hóc nghẹn.
  • Cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày: Trong trường hợp lượng ăn của bé chưa thể tăng ngay lập tức sau khi cai sữa, mẹ có thể chia nhỏ cữ ăn thành các bữa phụ và cho bé ăn nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, việc này chỉ nên diễn ra trong thời gian ngắn tầm 1-2 tuần để tránh tạo thành thói quen ăn vặt không tốt cho trẻ.
  • Đa dạng các loại thực phẩm cho bé ăn: Để tạo cảm giác hứng thú khi ăn cho bé, tránh việc bé bỏ bữa và lại tìm đến sữa mẹ.

>>> Mẹ có thể quan tâm: Cai sữa bằng thuốc tiêu sữa, hiệu quả nhưng dễ gây tác dụng phụ

Thực phẩm bổ dưỡng cho bé sau khi cai sữa

Sau thời điểm xác định được khi nào nên cai sữa cho bé, mẹ cũng nên tăng cường các chất dinh dưỡng cho con thông qua các nguồn thực phẩm bổ dưỡng như:

  • Rau xanh và các loại trái cây dễ tiêu hóa như táo, chuối, khoai lang, cà rốt, súp lơ…
  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo kê, lúa mạch, yến mạch…
  • Thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu. Đặc biệt, mẹ nên ưu tiên những thực phẩm giàu omega 3, axit béo hỗ trợ quá trình phát triển trí não của trẻ.

Nên tăng cường đạm sau khi cai sữa cho bé

Cho bé bú trộm khi cai sữa được không?

Vì thương con khi thấy những lần khóc vật vã trong giai đoạn cai sữa, nhất là khi mẹ cai sữa đêm cho bé. Hoặc đơn giản là nhiều mẹ quyến luyến những lúc được cuộn con trong vòng tay khi con bú mẹ. Nhiều mẹ có thắc mắc cho bé bú trộm khi cai sữa được không? Thì câu trả lời là không nên, vì như vậy sẽ càng kéo dài giai đoạn cai sữa này. Khi mẹ không dứt khoát, bé sẽ không nhận được tín hiệu rõ ràng cho việc khi nào nên cai sữa cho bé, và dần dần, sự kháng cự khi không được bú mẹ lại càng tăng lên.

Do vậy, mẹ nên cân nhắc giữa lợi ích và hạn chế khi cho bé bú trộm trong khi cai sữa, và mặt khác, quyết tâm và tin tưởng, rằng sau khi cai sữa, cả bé và mẹ đều đón nhận được nhiều lợi ích to lớn hơn.

[inline_article id=184087]

Khi nào nên cai sữa cho bé vừa là câu hỏi về thời điểm, vừa là sự đánh giá quyết tâm của người mẹ liệu đã sẵn sàng cùng con đi qua một chương mới trong sự phát triển, tính độc lập và trưởng thành hơn của con. Hi vọng các mẹ càng thêm tin tưởng vào quyết định này của mình và có sự chuẩn bị, đồng hành tốt nhất cùng con cai sữa thành công.