Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Cách chữa nói lắp cho trẻ em như thế nào bố mẹ đã biết chưa?

Vậy cách chữa nói lắp cho trẻ như thế nào để hiệu quả? Hầu như, các trường hợp nói lắp sẽ kéo dài trong một vài tháng. Nhưng nếu cha mẹ không để ý và sửa lại cho trẻ ngay từ đầu sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng giao tiếp.

Trẻ nói lắp là như thế nào?

Trẻ nói lắp là một loại tật do rối loạn ngôn ngữ gây ra. Biểu hiện của tật này là việc trẻ bị gián đoạn khi phát âm do các từ bị kéo dài hoặc được lặp đi lặp lại. Đôi khi, trong câu nói bị mất vài từ gây khó hiểu cho người nghe và sự giao tiếp của trẻ.

Theo nghiên cứu của Yairi & Ambrose vào năm 2013, có khoảng 95% trẻ em dưới 4 tuổi bị nói lắp. Vào khoảng 88% – 91% trẻ sẽ tự hồi ngay sau đó. Điều này là do khả năng nói và ngôn ngữ của trẻ chưa phát triển đủ để theo kịp những gì muốn nói.

Tuy nhiên, đôi khi nói lắp là một tình trạng mãn tính kéo dài đến tuổi trưởng thành. Loại nói lắp này có thể ảnh hưởng đến sự tự ti và giao tiếp với những người xung quanh.

Nguyên nhân trẻ nói lắp

1. Di truyền

Trẻ nói lắp có thể là do yếu tố di truyền. Vào năm 2010, các nhà khoa học của Viện Nghiên Cứu Quốc Gia về Tật Điếc và Các Rối Loạn Giao Tiếp Khác (NIDCD) đã phân tách được ba loại gen di truyền gây ra tật nói lắp ở người. Theo thống kê, có khoảng 60% người nói lắp sống trong những gia đình cũng có người nói lắp như bố, mẹ hoặc người thân.

2. Thần kinh

cách chữa nói lắp

Đây là nguyên nhân khó hiểu nhất trong cả giới y khoa. Và hầu như chưa có bằng chứng khoa học nào cung cấp những lý giải thuyết phục nhất cho tình trạng này. Nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng chức năng xử lý ngôn ngữ ở hệ thần kinh của những người nói lắp không giống với người nói chuyện bình thường.

3. Do quá trình phát triển ngôn ngữ

Nhiều trẻ em bắt đầu nói lắp khi bước vào giai đoạn từ 18 tháng – 5 tuổi. Bởi vì đây là giai đoạn phát triển ngôn ngữ mạnh mẽ ở trẻ em. Trong thời điểm này, do vốn từ vựng của trẻ chưa đủ để tìm được từ ngữ thích hợp diễn đạt trọn vẹn ý muốn của mình. Từ đó, dẫn đến tình trạng nói lắp và sau đó sẽ tự hết khi trẻ có nhiều vốn từ hơn.

[inline_article id=187278]

Biểu hiệu của tật nói lắp ở trẻ em

Các triệu chứng trẻ nói lắp có thể sẽ thay đổi theo từng điểm hoặc từng ngày. Nhưng nhìn chung biểu hiện của tật nói lắp như sau:

  • Lặp lại một phần từ như “con con con muốn uống nước.”
  • Lặp lại từ như “mẹ mẹ mẹ mẹ hát”.
  • Âm thanh kéo dài như “Con khônggggg thích ăn cơm”.
  • Tạm dừng khi đang nói.

Cách chữa nói lắp cho trẻ tại nhà 

Khi bố mẹ đã nhận thấy con trẻ có các biểu hiện của tật nói lắp. Hãy từ từ nắn chỉnh bé bằng các mẹo chữa nói lắp sau:

1. Cách chữa nói lắp cho trẻ là xem tranh và nói

Cho trẻ xem tranh có các hình ảnh con vật, đồ chơi đang hoạt động. Sau đó, bố mẹ hãy để trẻ kể chuyện lại ngay; không cần suy nghĩ, không đi sâu vào vòng xoáy bị lắp. Những chỗ trẻ không nói lắp, bố mẹ hãy khen ngợi để con tự tin hơn.

2. Cách chữa nói lắp cho trẻ là hãy thường xuyên trò chuyện

Bố mẹ và người thân trong gia đình hãy thường xuyên nói chuyện và tạo không khí thoải mái, vui vẻ khi nói. Điều này sẽ giúp trẻ bình tĩnh và nói chậm. Khi trẻ nói, người lớn cần kiên nhẫn lắng nghe và cố gắng hiểu trẻ muốn nói gì. Quan trọng nhất, bố mẹ nên để cho con hoàn thành câu nói, không làm con bị gián đoạn, không trả lời trước khi con nói xong.

3. Cách chữa nói lắp cho trẻ: Tập hát bài con thích

Đây là mẹo chữa nói lắp cho trẻ một cách tự nhiên. Bố mẹ nên để ý xem trẻ thích bài hát gì và cùng tập hát với con. Sau đó, bố mẹ cùng con đọc lời bài hát một cách chậm rãi. Cách làm này sẽ giúp con tăng vốn từ ngữ và khắc phục được tình trạng nói lắp.

4. Khuyến khích con nói những từ đơn giản 

Bố mẹ đừng đòi hỏi con phải tư duy ngôn ngữ mà hãy để trẻ nói những từ đơn giản nhất. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng không nên bắt trẻ nói nhiều tình huống phức tạp; không làm căng thẳng quá mức khi trẻ nói lắm. Khi trẻ nói những từ đơn giản sẽ hình thành phản xạ nói không bị lặp từ và tật nói lắp sẽ dần biến mất.

5. Không phê bình hãy kiên nhẫn là cách chữa nói lắp cho trẻ hiệu quả

Nếu trẻ nói lắp, bố mẹ đừng phê bình con. Vì điều này, sẽ khiến trẻ bị tự tin và không muốn giao tiếp nữa. Thay vào đó, bố mẹ hãy kiên nhẫn lắng nghe những điều con nói. Đồng thời, bố mẹ hãy kiên trì áp dụng những cách chữa nói lắp để cùng con khắc phục điều này.

Khi nào bé cần phải đi khám với chuyên gia?

chữa nói lắp

Nếu bố mẹ nhận biết các biểu hiện và đã áp dụng các cách chữa nói lắp cho trẻ trong thời gian dài nhưng không hết. Đồng thời trẻ có các dấu hiệu sau:

  • Tình trạng nói lắp kéo dài quá 6 tháng.
  • Tình trạng nói lắp thường xuyên hơn.
  • Trẻ vẫn tiếp tục nói lắp kể cả khi vượt quá 5 tuổi.
  • Trẻ nói lắp làm ảnh hưởng đến học tập hay các giao tiếp xã hội.
  • Gia đình có tiền sử nói lắp.
  • Nói lắp kèm theo sự lo lắng, trầm cảm.
  • Trẻ sợ hãi hay né tránh các tình huống nói chuyện.

Khi thấy trẻ có các dấu hiệu trên, bố mẹ hãy đưa trẻ đến gặp các chuyên gia ngôn ngữ. Các chuyên gia sẽ đánh giá và đưa ra có phương pháp điều trị thích hợp cho trẻ. Các bước điều trị gồm:

  • Đánh giá tình trạng và mức độ nói lắp của trẻ.
  • Giúp trẻ tham gia các buổi tập nói để có thể làm giảm sự ảnh hưởng của nói lắp trong giao tiếp.
  • Hướng dẫn bố mẹ cùng trẻ tự luyện tập trong các tình huống đời thường.
  • Tư vấn giúp bố mẹ hiểu và thông cảm về bệnh này.

Nhưng lưu ý với bố mẹ về cách chữa nói lắp cho trẻ

Khi bố mẹ đã hiểu và biết phương pháp chữa nói lắp cho trẻ thì hãy lưu ý những điều sau:

  • Bố mẹ tuyệt đối không chê trách, quát nạt khi trẻ nói lắp.
  • Hãy kiên nhẫn lắng nghe và không cướp lời khi trẻ đang nói.
  • Đừng quá quan trọng việc câu nói của trẻ đúng hay sai mà hãy lắng nghe để hiểu trẻ muốn nói gì.
  • Việc nắn chỉnh ngôn ngữ ở trẻ rất dễ thất bại, cách chữa nói lắp cho trẻ là áp dụng các trò chơi, bài hát hoặc tạo môi trường giao tiếp thoải mái.
  • Nếu việc trẻ nói lắp là bệnh thì hãy đưa trẻ đi khám để xác định tình trạng và được tư vấn phương pháp trị liệu thích hợp.

Nói lắp là một tình trạng thường gặp ở trẻ tập nói. Nhưng nếu nói lắp là bệnh thì bố mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm nhất. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp cho bố mẹ trong cách chữa nói lắp cho trẻ.