Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Các mốc phát triển của trẻ sơ sinh trong 0-12 tháng đầu đời

Làm cha mẹ, ai ai cũng quan tâm đặc biệt đến các cột mốc phát triển của trẻ. Những biến chuyển từ khi con vừa mới lọt lòng đến khi trở thành một nhóc tì có tính cách riêng; bước những bước đi đầu tiên thật kỳ diệu.

Dựa trên các mốc phát triển của trẻ sơ sinh bên dưới, bố mẹ có thể nhanh chóng phát hiện ra những bất thường của con để kịp thời can thiệp và giúp đỡ trẻ.

1. Các mốc phát triển của trẻ theo từng tháng tuổi

Trẻ 1 tháng tuổi

Các cột mốc phát triển của trẻ 1 tháng tuổi là bé bắt đầu nhìn theo ba mẹ; kéo căng người cũng như co duỗi các ngón tay và ngón chân. Bé cũng có thể nhận ra được giọng của mẹ; và ngẩng đầu lên khi nằm sấp.

Trẻ 2 tháng tuổi

Khi bước sang tháng thứ 2, bé đã có thể cười và nhận ra những vật thể xung quanh khi chúng xuất hiện trước mặt bé.

Ở giai đoạn này, mẹ cũng có thể nghe được những tiếng ừng ực trong miệng bé và tiếng bé cười. Nhóc tì nhà bạn còn có thể tạo ra những âm thanh vui nhộn và phấn khích; đá chân và huơ tay liên tục. Ngoài ra, bạn có thể thử xem bé có tự đưa vào miệng những món mà bạn đặt vào tay bé hay không nhé.

Trẻ 3 tháng tuổi

các mốc phát triển của trẻ từ 1 đến 3 tháng tuổi

Các cột mốc phát triển của trẻ 3 tháng tuổibé đã có thể lật, trườn tới để lấy đồ, cố gắng tì sức nặng lên 2 chân khi được ba mẹ hỗ trợ đứng. Bên cạnh đó, bé có thêm một thói quen mới là mút lấy nắm tay và ngón tay của mình. Điều thú vị nhất là con bắt đầu nhận diện được giọng nói nào là của mẹ và đáp lại bằng cách cười thành tiếng.

Trẻ 4 tháng tuổi

Trong các mốc phát triển của trẻ, khi bé được 4 tháng nhiều cha mẹ cảm thấy rất thích giai đoạn này, vì con bắt đầu biết hóng chuyện; con chăm chú lắng nghe tất cả chuyện của bố mẹ. Chỉ có điều con cũng có thêm thói quen khác nữa đó là mút ngón chân của mình. 

Trẻ 5 tháng tuổi

Tiếp nối cho mốc phát triển của trẻ, bé 5 tháng tuổi cố gắng vươn tay đến các vật dụng trước mặt và cố giữ chúng trong tay lâu hơn. Có một hành động đáng buồn cười là con tập thổi bong bóng nước bọt; nhưng cũng không kém phần đáng yêu là con biết ôm chặt cha mẹ và những con gấu bông mà con yêu thích.

Trẻ 6 tháng tuổi

cột mốc phát triển em bé từ 4 đến 6 tháng tuổi

Các mốc phát triển của trẻ trong năm đầu đời, thì cột mốc trẻ 6 tháng là tương đối quan trọng. Vì đây là giai đoạn mà cả thể chất và nhận thức của trẻ đã phát triển tốt hơn rất nhiều. 

Cụ thể như, bé đã có thể nhìn khắp phòng một rõ ràng hơn; bé biết giơ tay chào đón mỗi khi thấy bố mẹ; bé biết uống nước từng hớp nhỏ; bé ngồi vững và đặc biệt nhất là bé đã có thể ăn dặm một cách an toàn. Theo tổ chức y tế thế giới WHO thì trẻ 6 tháng đã có thể ăn dặm.

Trẻ 7 tháng tuổi

Mốc phát triển của trẻ 7 thángbé bắt đầu tập nói bập bè nhiều và rõ hơn. Con cố gắng trườn bằng cách kéo lê và lắc lư người của mình. Đây cũng là thời điểm bé bắt đầu học cách tập đứng, nên con thường bám chặt vào các vật xung quanh.

Trẻ 8 tháng tuổi

Các mốc phát triển của trẻ trong giai đoạn 8 tháng tuổi là con có thể cầm chắc được bình sữa, tự dùng tay đưa thức ăn vào miệng. Bên cạnh đó, khả năng phát âm cũng được cải thiện nhiều hơn; bé có thể nói rõ “ba ơi – mẹ ơi”.

Trẻ 9 tháng tuổi

giai đoạn phát triển của trẻ từ 10 đến 12 tháng tuổi

Tiếp nối sự phát triển của trẻ, trẻ 9 tháng tuổi sẽ bắt đầu học tập và bắt chước người lớn. Con vỗ tay nhiều hơn, đứng vững mà không cần sự hỗ trợ của bố mẹ. Đặc biệt nhất là con biết mình tên gì; con sẽ quay lại nhìn mỗi khi được gọi tên.

Trẻ 10 tháng tuổi

Bé hiểu được khi bạn hỏi bé những câu “có” hoặc “không”. Giai đoạn trẻ 10 tháng tuổi này bé đã có thể tự đi được vài bước không cần đỡ nhưng chủ yếu bé thích đi lòng vòng khắp nhà bằng cách bám víu vào các đồ vật xung quanh.

Trẻ 11 tháng tuổi

Bé có thể cầm đồ vật đưa cho bạn, đặc biệt là khi bạn yêu cầu bé. Điều này chứng tỏ cục cưng nhà bạn đã có thể làm theo những chỉ dẫn đơn giản rồi đấy. Trẻ 11 tháng tuổi biết đặt đồ vật nhỏ vào thùng đồ và có thể uống nước trực tiếp từ cốc. Cô nàng hoặc cậu chàng đã dùng được một số những từ đơn giản để gọi tên một số đồ vật quen thuộc.

Trẻ 12 tháng tuổi

Trẻ 12 tháng tuổi bắt đầu tập đi lần theo ghế hoặc đi với sự dắt tay của ba mẹ. Trẻ nói được hai âm và có thể nhắc lại một số âm do ba mẹ dạy. Giai đoạn này trẻ đã biết phân biệt lời khen hay cấm đoán, thích đập đồ chơi vào tay và ném xuống đất.

2. Các mốc phát triển của trẻ về thể chất và nhận thức

giai đoạn phát triển từ 7 đến 9 tháng

Dưới đây là các cột mốc phát triển của trẻ từ 0 -1 tuổi về thể chất và nhận thức; giúp bố mẹ dễ dàng theo dõi sự phát triển của con. Thông qua đó cha mẹ sẽ dễ hiểu và chăm sóc bé tốt hơn.

[key-takeaways title=”16 cột mốc phát triển của trẻ về thể chất và nhận thức:”]

  1. Ngẩng đầu lên
  2. Phát ra âm thanh
  3. Lật qua lại
  4. Ngồi
  5. Bò, trườn
  6. Đứng
  7. Đi những bước đầu tiên
  8. Mỉm cười
  9. Nhận diện âm thanh
  10. Phát triển thị giác
  11. Giấc ngủ
  12. Khả năng cầm nắm
  13. Biết ăn dặm và tập ăn thức ăn cứng
  14. Mọc răng
  15. Nhận thức
  16. Phát triển cảm xúc, tình cảm

[/key-takeaways]

Bên cạnh theo dõi tháng tuổi của bé, mẹ cũng có thể theo dõi sự phát triển của con theo 16 cột mốc phát triển này của trẻ. Ở mỗi giai đoạn, mỗi tháng, khả năng thể chất và nhận thức của con sẽ dần cải thiện và tối ưu hơn so với tháng trước.

Tóm lại

Tóm lại, điều cha mẹ nên nhớ là giai đoạn phát triển là khác nhau ở mỗi trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần tránh trường hợp so sánh con mình với con của người khác và lo lắng rằng con mình kém phát triển hay bị phát triển sớm. Nếu trẻ vẫn bú, ăn, ngủ, vui chơi bình thường thì hoàn toàn không sao. 

Trường hợp, nếu bé có những dấu hiệu bất thường như thụ động, ít nói, bỏ bú, chán ăn trong thời gian dài, cách tốt nhất là cha mẹ nên đưa con đi khám với bác sĩ Nhi khoa.

[key-takeaways title=”Các bài viết liên quan đến mốc phát triển của trẻ:”]

[/key-takeaways]