Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Mách mẹ cách làm bánh flan cho bé bằng sữa công thức và sữa tươi đúng chuẩn

Để làm món bánh flan cho bé không khó, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách để bánh flan có bề mặt mịn và không nghe mùi tanh. Nếu mẹ đang có ý định xuống bếp làm món bánh flan cho bé, hãy cùng Marry Baby điểm qua cách làm bánh flan cho bé bằng sữa công thức và sữa tươi sao cho chuẩn nhất nhé!

Sữa công thức là gì? Bé bao nhiêu tháng có thể dùng sữa công thức?

Trong một số trường hợp mẹ sau khi sinh bị tắc sữa, có các vấn đề về sức khỏe hoặc bé ở xa mẹ, vì các nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng mẹ không thể cho bé bú sữa mẹ thì có thể cho bé dùng các loại sữa công thức để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của con.

Sữa công thức gần như có thể thay thế cho sữa mẹ, thậm chí còn chứa một số vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết mà bé bú sữa mẹ cần bổ sung thông qua các loại thực phẩm, viên uống,… Sữa công thức thường có sự kết hợp giữa protein, đường, chất béo và các loại vitamin cần thiết đối với sự phát triển của bé.

Cách làm bánh flan cho bé bằng sữa công thức

Nếu bé bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm và có sử dụng công thức, mẹ có thể thử cách làm bánh flan cho bé bằng sữa công thức để con đổi vị và có thêm một món ăn vặt mới. 

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Để làm bánh flan với sữa công thức, cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:

  • 5 quả trứng gà
  • 100g đường cát
  • 300ml sữa công thức 
  • 2 ống vani
  • Nước lọc
  • 1/2 quả chanh
  • Khuôn đựng

Cách làm

  • Cách làm caramen

Dù bạn chọn cách làm bánh flan cho bé bằng sữa công thức hay sữa tươi thì trước tiên cũng cần hoàn thành phần caramen. Hãy bắt đầu bằng việc lấy 70g đường hòa tan cùng 100ml nước lọc rồi đun sôi với lửa vừa từ 5-7 phút. 

Sau khi thấy đường sôi, vắt nửa quả chanh vào rồi tiếp tục đun cho đến khi đường chuyển sang màu cánh gián thì tắt bếp. Lấy hỗn hợp caramen tráng một lớp mỏng vào từng cốc hoặc khuôn làm bánh flan rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh. Khi lớp caramen đông cứng lại thì mới bắt đầu chế hỗn hợp sữa trứng gà vào, tránh lớp caramen bị hòa tan.

  • Cách làm bánh flan

Với cách làm bánh flan cho bé bằng sữa công thức, bạn cần tách 5 lòng đỏ trứng gà và sau đó đánh tan với vani cùng 30g đường. Khi đánh, cần chú ý để nhịp độ đánh vừa phải, tránh đánh quá mạnh khiến bọt khí nổi lên và trứng bông lên.

Tiếp theo, lấy sữa công thức đã pha còn ấm cho vào phần trứng gà. Cần lưu ý đổ sữa từ từ, vừa đổ vừa đánh tan đều hỗn hợp rồi mới lọc qua rây 1-2 lần để hỗn hợp được mịn màng hơn.

Đến đây là bạn đã sắp hoàn thành cách làm bánh flan cho bé bằng sữa công thức rồi đấy! Lúc này, chỉ cần lấy hỗn hợp cho vào cốc đã tráng caramen rồi hấp cách thủy. Thời gian hấp là từ 30-40 phút và cần lưu ý sau khoảng 5-10 phút cần mở nắp nồi ra một lần để tránh đọng hơi nước.

[inline_article id=278809]

Bé bao nhiêu tháng được dùng sữa tươi?

bé mấy tháng dùng được sữa tươi

Từ 0-12 tháng, bé nên được ưu tiên chỉ bú sữa mẹ (hoặc có thể sử dụng sữa công thức trong một số trường hợp bắt buộc). Tuy nhiên, khi tròn 1 tuổi, bé có thể chuyển sang sử dụng các loại sữa tươi nguyên kem – loại sữa được chế biến từ 100% nguyên liệu sữa bò tươi nguyên chất.

Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý lúc này nếu có thể thì vẫn duy trì cho bé bú sữa mẹ và không cần buộc bé phải cai sữa mẹ để chuyển sang sử dụng các loại sữa tươi mẹ nhé!

Cách làm bánh flan cho bé bằng sữa tươi

Không chỉ sữa công thức mà sữa tươi cũng có thể được sử dụng để làm ra món bánh flan thơm, ngọt nhẹ, dễ ăn cho bé yêu. Đây cũng là cách làm bánh flan cho bé không bị tanh mà mẹ có thể bỏ túi khi đang tập cho bé thử làm quen với các món ăn mới.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Để làm ra món bánh flan chuẩn vị, mẹ cần chuẩn bị:

  • 5 quả trứng gà
  • 100g đường cát
  • 500ml sữa tươi
  • 2 ống vani
  • Nước lọc
  • 1/2 quả chanh
  • Khuôn đựng

Cách làm

Cách làm bánh flan cho bé bằng sữa tươi cũng có cách làm caramen giống như khi làm bánh flan với sữa công thức nên mẹ có thể thử áp dụng cách làm caramen phía trên.

Sau khi làm xong phần caramen, mẹ lấy 5 lòng đỏ trứng gà khuấy tan cùng sữa tươi, đường và vani. Cần lưu ý không để trứng bông và tạo bọt khí, cần đánh thật nhẹ nhàng.

Tiếp theo, cho hỗn hợp đun với lửa vừa đến khi hỗn hợp ấm thì tắt bếp, rây qua 1-2 lần để thu được hỗn hợp mướt mịn.

Với cách làm bánh flan cho bé trên 1 tuổi này, mẹ cho hỗn hợp vào cốc hoặc khay đựng có tráng caramen trước đó, hấp cách thủy trong thời gian khoảng 40 phút. Để tránh bị đọng hơi nước, sau mỗi 5-10 phút thì mở nắp nồi ra.

bánh flan cho bé

>>> Mẹ có thể xem thêm: Gợi ý 3 món ăn vặt siêu ngon, lại dễ làm cho bé cưng

Một số mẹo khi làm bánh flan cho bé mẹ cần biết

Nhiều mẹ đã áp dụng toàn bộ cách làm bánh flan bằng sữa công thức hoặc sữa tươi nhưng lại không biết khi nào thì bánh chín, làm sao để kiểm tra bánh đã đạt chuẩn hay chưa. Sau khi hấp cách thủy khoảng 30 phút, mẹ có thể nhìn xem bánh đã chuyển sang màu vàng nhạt hay chưa. Sau đó, lấy một chiếc tăm nhỏ cắm xuống bánh. Nếu thấy bánh không dính tăm nghĩa là bánh đã chín. 

Lúc này, mẹ chỉ cần để nguội và bảo quản trong tủ lạnh, mỗi khi cho bé ăn thì lấy ra đĩa. Mẹ có thể cho bé ăn bánh flan bình thường hoặc thêm cà phê, nước cốt dừa và đá bào tùy thích.

Ngoài công thức cơ bản, mẹ có thể biến tấu thêm một số thành phần, nguyên liệu để thử làm 7 công thức bánh flan độc đáo, lạ miệng cho bé yêu “đổi vị”. Chắc chắn bé sẽ thích mê!

Bánh flan có thể được làm bằng nhiều loại sữa khác nhau. Mẹ hãy thử ngay cả hai cách làm bánh flan cho bé bằng sữa công thức và sữa tươi này để có một món ăn vặt ngon và bổ dưỡng cho bé yêu mẹ nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

Trẻ ăn vặt thường xuyên: Nên hay không?

Ăn vặt là thói quen khó thay đổi ở trẻ em. Ăn vặt không hề có hại cho sức khỏe của bé nếu mẹ biết chỉ cho con các đồ ăn vặt ngon, bổ. Tuy nhiên, Thói quen này sẽ gây hại cho tiêu hóa và sức khỏe của bé nếu mẹ để cho bé ăn vặt mọi thứ tùy thích.Ăn vặt 1

Các nhà khoa học từng cảnh báo, ăn vặt có thể “giết chết” sự thèm ăn và thói quen không nên duy trì ở trẻ đang độ tuổi tiểu học. Tuy nhiên đó là khi bạn để trẻ ăn không kiểm soát và ăn theo sở thích thiếu khoa học.

Trẻ ăn vặt vừa lợi, vừa hại

1. Lợi ích của việc trẻ ăn vặt

♦ Ổn định lượng đường trong máu

Sau bữa ăn chính khoảng 3 giờ, lượng đường trong máu sẽ giảm xuống, khuyến khích trẻ ăn một lượng nhỏ thức ăn sẽ giảm các giác đói cồn cáo, thúc đầy quá trình trao đổi chất và cân bằng lượng đường trong máu.

♦ Thêm dinh dưỡng cho trẻ có dạ dày nhỏ

Riêng với những trẻ được bác sĩ chỉ định là có dạ dày nhỏ hơn mức bình thường mỗi bữa chính thường ăn ít, nhanh no. Điều đó đồng nghĩa với việc tiêu hóa cũng nhanh và không chịu được khoảng cách giữa các bữa ăn quá dài. Vì vậy trẻ cần được bổ sung thêm thức ăn để tăng cường dinh dưỡng.

♦ Tăng khả năng tập trung

Ở trong cơn đói cồn cào sẽ khó tập trung vào việc học tập, lựa chọn món ăn dặm thêm khi đó giống như thêm nhiên liệu cháy chậm, cung cấp năng lượng suốt cả ngày. Nếu ăn những đồ ăn có nhiều protein thì trẻ sẽ tăng khả năng tập trung và sự tỉnh táo.

Ăn vặt
Ăn vặt tăng khả năng tập trung cho trẻ

2. Tác hại của việc trẻ ăn vặt

Nếu trẻ chọn đồ ăn vặt không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc ăn không đúng cách có thể gây ra những tác hại lâu dài cho sức khỏe.

♦ Mất cảm giác ngon miệng

Nếu thường xuyên ăn “linh tinh” thì khái niệm về các bữa ăn chính gần như sẽ biến mất. Cảm giác no, ngán ăn không ngon miệng xuất hiện. Một quy trình ăn uống phản khoa học sẽ lặp lại liên tục: Ăn không đủ lượng khiến dạ dày cảm thấy đói chỉ sau khi ăn vài giờ và rồi sau đó lại tiếp tục ăn vặt để chống đói.

Kéo theo hiện tượng trên chính là rối loạn ăn uống. Ăn ngoài giờ quá nhiều sẽ gây ra tình trạng ăn uống vô độ và không thể kiểm soát và mất thêm thời gian dài nữa để điều trị bệnh.

♦ Tăng cân béo phì

Nếu việc ăn uống ngoài giờ trở thành thói quen thì nó rất dễ khiến cơ thể bị rơi vào tình trạng tăng cân béo phì. Đây là mối nguy hiểm hiện hữu ngay trước mắt. Vì vậy, hãy kiểm soát việc ăn vặt  để tránh hiện tượng tăng cân không mong muốn.

♦ Trẻ dễ bị sâu răng

Với những trẻ có thói quen ăn bữa phụ về đêm và chưa có ý thức hoặc không biết cách vệ sinh răng miệng sẽ dẫn đến tình trạng sâu răng vì sau khi ăn thức ăn chứa nhiều đường, vì lúc này độ pH trong miệng sẽ giảm (nhiều axit) và răng dễ bị ăn mòn hoặc sâu, đặc biệt là vào buổi tối.

Ăn vặt
Ăn vặt khiến trẻ dễ bị sâu răng

♦ Các vấn đề khác về sức khỏe

Một số bệnh lý có thể xuất hiện nếu trẻ có thói quen ăn uống thiếu khoa học này là bệnh tim, bệnh tiểu đường và đột quỵ, gan, thận, tiêu hóa.

Hãy cho trẻ ăn bữa phụ đúng thời điểm bằng cách bạn sắp xếp bữa ăn thêm cho trẻ và nhắc nhở thời gian nào thích hợp để trẻ nạp thêm năng lượng khi đi học, ăn nhiều món đường phố cũng không tốt. Nếu để trẻ ăn quá gần bữa chính có thể ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng. Vì vậy, bạn nên sắp xếp cho trẻ ăn vặt vào giữa những bữa ăn chính để tránh vấp phải vấn đề nêu trên.

Điểm danh như các món ăn vặt cổng trường ngon nhưng độc hại

Khi cuộc sống ngày càng đầy đủ, chuyện cho trẻ tiền ăn vặt sau mỗi giờ tan học gần như đang rất phổ biến. Cũng vì vậy, những gánh hàng rong, quán ăn vặt ngày càng nhiều, những món ăn vặt cũng đa dạng và giá rẻ. Nhiều phụ huynh dù biết việc ăn vặt bừa bãi không có lợi cho trẻ nhưng đôi khi vì nuông chiều con cái mà các mẹ vẫn “nhắm mắt làm ngơ”.

Các món ăn vặt dưới đây phụ huynh nên hạn chế cho trẻ ăn để bảo vệ sức khỏe cho bé nhé.

1. Xúc xích

Không biết từ bao giờ xúc xích đã trở thành món ăn vặt ngon đường phố được nhiều trẻ yêu thích. Từ nhà ra phố, từ quán ăn tới gánh rong ven đường đều bày bán xúc xích. Giống nhau về hình thức và cách chế biến nhưng khác hoàn toàn về giá cả. Một cây xúc xích ở cổng trường chỉ có giá vài ngàn được chế biến từ nguyên liệu như thế nào ngay cả người bán đôi khi cũng không biết.

Xúc xích giàu năng lượng nhưng lại rất ít dinh dưỡng, không có lợi cho sức khỏe trong quá trình phát triển của trẻ. Vì trong xúc xích có hóa chất, chất phụ gia, chất bảo quản, buộc gan phải hoạt động rất nhiều lần để giải độc cho cơ thể. Chưa kể đến xúc xích được bán rong có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, được chế biến từ thịt ôi thiu dễ gây ngộ độc thực phẩm.

Ăn vặt
Ăn xúc xích khiến trẻ dễ bị béo phì

Bất kỳ ở đâu, trong trường, trên xe máy hay ở nơi vui chơi công cộng, món ăn vặt này cũng được tất cả trẻ em yêu thích. Tuy nhiên, các nhà khoa học chỉ ra rằng: Nếu mỗi ngày ăn một gói bim bim thì trung bình một năm, cơ thể trẻ sẽ tồn tại thêm 5 lít dầu. Các chất béo chuyển hóa, muối, chất phụ gia có trong snack dễ khiến thận bị quá tải, tim làm việc quá sức, trẻ dễ bị sâu răng, béo phì, lười ăn.

3. Thịt bò cay siêu rẻ

Có những loại thịt bò cay cay, ngọt ngọt được bán với giá siêu sốc: 3000đ- 5000đ. Làm một phép so sánh giản đơn nhất giá thịt bò Việt bán ở chợ tính từng lạng cũng trên dưới 20.000đ thì chắc chắn nguyên liệu trong các gói bò kia không thể là bò.

Và Cục Quản lý nông, lâm, thuỷ sản (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) đã đưa ra bản kết luận về các loại sản phẩm bò thơm cay này: Theo kết quả kiểm nghiệm, sản phẩm sườn bò này không có thịt nói chung và thịt bò nói riêng. Thành phần chính được ghi trên nhãn gồm bột mỳ, nước, dầu thực vật, đường, muối, ớt, bột gia vị, mỳ chính và phụ gia hương liệu.Ăn vặt

4. Xí muội, ô mai không rõ nguồn gốc xuất xứ

Nếu các học sinh nam mê xúc xích thì nhiều bạn gái mê ô mai, xí muội được đóng gói nhỏ hoặc bán riêng lẻ mà không ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ. Khi kiểm nghiệm, các cơ quan chức năng liên quan cũng đã đưa công bố những loại sản phẩm có chứa chất cấm cyclamate và đường saccharin với hàm lượng vượt hơn 31 lần so với tiêu chuẩn của Việt Nam. Chất cyclamate được biết đến có thể gây ung thư gan, thận, phổi và tiểu đường.

5. Trà sữa trân châu

Trong danh sách các món ăn đường phố trước cổng trường cũng không thể không kể tên trà sữa trân châu. Thức uống này từ khi du nhập vào Việt Nam, đã tạo nên “cơn sốt” ở mọi tầng lớp không riêng gì trẻ tiểu học.

Tuy nhiên, ly trà sữa 10.000đ -12.000đ lại không chứa sữa cũng không có trà. Thành phần của nó đa phần là kem béo pha lẫn với bột “trà” cùng với các chất phụ gia khác như hương liệu tinh dầu thơm, bột pha màu.

Không những không có chất dinh dưỡng mà món ăn vặt này chứa một lượng đường, chất béo bão hòa và acid béo chuyển hóa lớn, những thành phần này đều rất không tốt cho sức khỏe.

ăn vặt
Trà sữa là món ăn vặt yêu thích và phổ biến ở học đường song lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại cho sức khỏe của trẻ

Mách mẹ cho trẻ ăn vặt đúng cách

1. Hình thành thói quen ăn vặt lành mạnh cho trẻ

Về cơ bản, các món ăn vặt là nguồn cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể, hạn chế cơn đói giữa các bữa ăn và ổn định lượng đường trong máu. Một món ăn vặt được gọi là thông minh khi chứa từ 100-200 calories và cung cấp được các vitamin, khoáng chất, protein hoặc chất xơ cần thiết.

Tuy nhiên, trước sự nở rộ của thức ăn vặt hiện nay như snack, bỏng ngô, thực phẩm đóng hộp, xúc xích, kẹo bánh, nước ngọt có ga, thức ăn chiên rán thì việc đảm bảo dưỡng chất cần thiết cũng như sử dụng hợp lý các món ăn vặt là điều khó có thể thực hiện. Chính vì thế, để ăn vặt trở thành điểm cộng cho sức khỏe, tất nhiên sự chọn lọc của mẹ là vô cùng quan trọng.

2. Các món ăn vặt tốt cho trẻ

Chọn những món ăn vặt có lượng chất béo, muối và đường thấp, thuộc vào món ăn vặt lành mạnh mẹ có thể cho bé ăn mỗi ngày.  Chuyên gia chỉ ra rằng, các món ăn vặt tốt cho sức khỏe trẻ do ít muối, ít đường, ít béo nên mùi vị “không thơm”, vì vậy, không phải là món trẻ thích ăn nhất. Tuy nhiên, khẩu vị và hứng thú của trẻ có thể do bố mẹ tạo ra. Các bậc phụ huynh nên bắt đầu ngay từ khi trẻ còn ấu thơ, lựa chọn món ăn vặt cho trẻ. Trẻ nhỏ đã quen vị lớn lên sẽ thành nếp. Điều này có lợi cho trẻ, do có thói quen ăn uống lành mạnh sau này.

Loại món ăn vặt này chứa chất béo, đường, muối ở mức trung bình khuyến khích mỗi tuần cho trẻ ăn 1-2 lần. Đó là những món như sô cô la đen, cánh vịt nướng, thịt xiên, bánh gato, miếng rong biển, nho khô, phô mai, hạt điều sấy khô, khoai lang khô.

Ăn vặt
bánh plan rất dễ làm và bổ dưỡng mẹ nên tự làm cho bé ăn nhé

Ngoài ra, mẹ có thể học chế biến các món ăn vặt dễ làm cho bé như bánh plan, bắp xào, đậu phộng bọc nhân cho bé ăn, vừa tiết kiệm lại vừa bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe.

3. Các món ăn vặt không tốt cho trẻ

Tránh cho trẻ ăn món ăn vặt này có hàm lượng chất béo, đường, muối cao và một số chất phụ gia hoặc các thành phần không tốt cho sức khỏe. Đó là những món như gà rán, thực phẩm chiên phồng (khoai tây chiên, tôm chiên), bánh sô cô la, bánh quy kẹp bơ, phomat, coca cola, bánh kem, kẹo bông, kẹo sữa, kẹo trái cây.

4. Thời gian cho bé ăn vặt

Những món ăn vặt ngon tốt nhất nên cho bé ăn vào thời gian ở giữa hai bữa ăn chính. Đó là buổi sáng, tầm 9 giờ, buổi chiều tầm 3 giờ và trước khi đi ngủ 1 tiếng. Tuy nhiên tốt nhất là hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt trước khi đi ngủ để tránh sâu răng.

[inline_article id=99148]

Trong những năm gần đây, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng hơn 10% dân số lớn nhất thế giới là béo phì và ít nhất 2,8 triệu người chết mỗi năm do hậu quả của tình trạng thừa cân. Chính vì vậy, bạn cũng cần cân nhắc trong việc để trẻ duy trì thói quen ăn vặt thường xuyên để tránh những hậu quả không đáng có.