Bà bầu bị ngứa nổi mụn nước sẽ rất khó chịu và gây tự ti cho nhiều người. Nếu bạn đang rơi vào tình trạng ngứa và nổi mụn khi mang thai thì hãy tham khảo bài viết này để hiểu vấn đề này là gì nhé.
Bà bầu bị ngứa nổi mụn nước là hiện tượng gì?
Tình trạng bị ngứa nổi mụn nước khi mang thai (prurigo of pregnancy) còn gọi là viêm da sẩn khi mang thai. Người ta cũng gọi tình trạng này là nổi phát ban gây ngứa, nổi mụn đổi màu trên da. Bà bầu bị ngứa nổi mụn nước thường không gây ra bất kỳ biến chứng nào cho hai mẹ con.
>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu bị ngứa khi mang thai: 7 nguyên nhân và 10 cách chữa trị
[key-takeaways title=””]
Bà bầu bị ngứa nổi mụn nước có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong thai kỳ. Nhưng tình trạng này thường phát triển trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba. Ngoài ra, hiện tượng ngứa nổi mụn có thể tiếp tục trong vài tháng sau khi sinh.
[/key-takeaways]
Nguyên nhân bà bầu bị ngứa do nổi mụn nước
Các chuyên gia hiện vẫn chưa chắc nguyên nhân nào khiến bà bầu bị ngứa nổi mụn nước. Bởi vì tình trạng này không gây ra bất kỳ biến chứng nào và bạn có thể vẫn tiếp tục mang thai khỏe mạnh cho đến hết thai kỳ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy tình trạng này liên quan đến:
- Dị ứng thai kỳ.
- Tăng thể tích máu.
- Ứ mật thai kỳ do rối loạn chức năng gan.
- Những thay đổi trong hệ thống miễn dịch.
Dấu hiệu bà bầu bị ngứa nổi mụn nước
Bà bầu bị ngứa nổi mụn nước khi mang thai có thể gây ra những vết sưng nhỏ, đổi màu trên da. Những vết sưng này có thể có triệu chứng như:
- Cảm thấy rất ngứa.
- Vết ngứa dễ vỡ hoặc có vảy.
- Vết ngứa giống vết bọ cắn hoặc nổi mụn.
- Vùng da ngứa có màu đỏ, hồng hoặc tím.
- Những nốt mụn nước ngứa thường sẽ nổi thành nhóm với nhau và bao phủ khắp cơ thể.
>> Bạn có thể xem thêm: Có thai mặt nổi mụn nhiều là trai hay gái? Mẹo đoán giới tính đúng không?
Bác sĩ chẩn đoán nổi mụn khi mang thai như thế nào?
Để giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hiện tượng bà bầu bị ngứa nổi mụn nước. Bạn cần ghi lại các triệu chứng và thời điểm chúng xuất hiện. Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm nước tiểu hoặc máu để loại trừ tình trạng ứ mật thai kỳ hoặc tự miễn dịch nhé.
Sau quá trình chẩn đoán, tùy vào tình trạng và nguyên nhân bác sĩ sẽ điều trị bằng các phương pháp sau:
- Thoa benzoyl peroxide.
- Kem dưỡng da calamine.
- Kem dưỡng da có chứa tinh dầu bạc hà.
- Uống thuốc kháng histamine (như Benadryl®).
- Thoa kem hoặc thuốc mỡ hydrocortisone (steroid).
Lưu ý: Nếu bạn dùng bất kỳ loại thuốc mua uống hoặc thoa nào không kê đoán thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Khi bà bầu bị ngứa khắp người phải làm sao để giảm bớt?
Bên cạnh việc dùng thuốc theo đơn kê toa của bác sĩ; nếu bà bầu bị ngứa nổi mụn nước có thể làm các mẹo này để giảm ngứa.
- Mặc quần áo rộng rãi để không gây kích ứng da.
- Mặc quần áo làm từ sợi tự nhiên như cotton hoặc lụa.
- Thoa kem dưỡng da hoặc kem dưỡng ẩm không mùi nhiều lần trong ngày.
- Thực hiện theo các khuyến nghị của bác sĩ về cách làm giảm các triệu chứng của bạn.
>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu bị nổi mụn ở lưng có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?
[key-takeaways title=”Phân biệt nổi mụn nước ngứa và nổi mề đay khi mang thai:”]
Nổi mề đay ngứa khi mang thai (PUPPP) là loại phát ban thường gặp khi mang thai. Nếu bạn đang mang thai đôi hoặc đa thai có thể dễ bị nổi mề đay hơn hoặc tháng cuối thai kỳ. Phát ban cũng gây ra vết nhiều mảng ngứa và có thể đổi màu trên da ở những vùng da bị căng khi mang thai như ngứa bụng, mông hoặc đùi. Tình trạng này không gây bất kỳ rủi ro nào cho mẹ và thai nhi.
[/key-takeaways]
Như vậy, bạn đã biết tình trạng bà bầu bị ngứa nổi mụn nước là tình trạng viêm da sẩn khi mang thai. Khi gặp tình trạng này, bạn cần ghi lại triệu chứng và đi khám bệnh để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nhé.