Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

3 loài muỗi gây bệnh sốt xuất huyết, Zika, sốt rét nguy hiểm

muoi-gay-tu-vong-cho-tre-em

Muỗi gây bệnh sốt xuất huyết và các căn bệnh nguy hiểm khác như bệnh sốt rét, viêm não Nhật Bản… có thể gây tử vong trẻ em ở Việt Nam gồm muỗi vằn (aedes), muỗi anophen và muỗi culex.

Ba mẹ hãy cùng Marry Baby tìm hiểu về 3 loài muỗi này để có biện pháp phòng chống và bảo vệ con nhỏ.

Muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết (aedes)

Đây là thủ phạm nguy hiểm gây ra hàng chục ca tử vong cho cả người lớn và trẻ em mỗi năm.

+ Đặc điểm nhận dạng: Muỗi vằn màu đen, có các vệt khoang đen trắng rõ rệt ở phần chân, thân và bụng. Phần ngực có các vảy trắng xếp thành hàng, trên lưng có hình chiếc đàn 2 dây màu trắng.

+ Nơi sinh sống: Muỗi vằn thường trú ngụ trong nhà nơi có ánh sáng yếu như tủ quần áo, các xó nhà, bếp…

Muỗi vằn thường đẻ trứng và sinh sản ở các vùng nước tù như ao tù, vũng, rãnh nước trong vườn hoặc ở các dụng cụ chứa nước trong nhà.

Vòng đời của muỗi vằn cái khoảng từ 20 – 40 ngày. Trong đó, từ lúc đẻ trứng đến lúc nở thành bọ gậy là 7 ngày; từ bọ gậy phát triển thành muỗi trưởng thành là 2-3 ngày.

+ Hoạt động săn mồi: Muỗi vằn cái thường đốt người vào ban ngày và chúng hoạt động mạnh nhất là vào sáng sớm và chiều tối.

Hoạt động tìm mồi của chúng phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ tốt nhất cho hoạt động săn mồi của chúng là trên 23 độ C, vì vậy chúng thường hoạt động mạnh nhất vào mùa mưa khi thời tiết nóng ẩm.

Muỗi cái bay rất nhanh và đeo bám con mồi rất dai. Chúng sẽ lao vào đốt và hút máu ngay khi tìm thấy con mồi. Chúng chỉ rời đi sau khi đã hút no máu.

+ Khả năng gây bệnh: Muỗi vằn mang virus sốt xuất huyết và truyền sang người thông qua hoạt động hút máu. Sốt xuất huyết rất nguy hiểm khi có thể gây ra tử vong cho cả người lớn và trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, muỗi vằn còn có thể gây ra bệnh vàng da, bệnh Zika nên nó được xếp vào 1 trong 3 loài muỗi gây tử vong cho trẻ nguy hiểm nhất ở Việt Nam.

 

muoi-van3
Hình ảnh muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết

Muỗi anophen

Đặc điểm nhận dạng: Muỗi anophen có màu nâu mốc, chiều dài cơ thể bằng chiều dài của vòi, trên cánh có các vẩy đen trắng, bụng nhọn.

Nơi sinh sống: Muỗi anophen thường sinh sản ở các vùng nước ngọt, trong các bụi rậm quanh nhà, sống ở bìa rừng vùng nhiệt đới.

Chúng sinh sản và phát triển nhất vào mùa mưa khi nhiệt độ nóng ẩm, nhiều nước. Vòng đời của chúng từ 10-14 ngày. Ở các vùng lạnh hơn, vòng đời của chúng chỉ khoảng 5 ngày.

Hoạt động săn mồi: Muỗi anophen thường hoạt động mạnh từ chiều tối đến sáng sớm. Sau khi đốt người, chúng sẽ đậu lại vài giờ trong nhà rồi sẽ bay ra các bụi cây, rãnh nước để nghỉ ngơi.

Khả năng lây bệnh: Muỗi gây bệnh sốt rét  bằng cách truyền sang người người thông qua hoạt động hút. Đây là căn bệnh nguy hiểm có khả năng gây tử vong cao ở cả người lớn và trẻ nhỏ.

 

muoi-anophen
Muỗi anophen gây ra căn bệnh sốt rét nguy hiểm.

Muỗi culex

Muỗi culex có khoảng 550 loài nhưng loài có thể gây bệnh nguy hiểm nhất là muỗi culex quinquefasciatus với căn bệnh bạch chỉ huyết và muỗi culex tritaeniorhynchus với căn bệnh viêm não Nhật Bản.

Muỗi culex quinquefasciatus

+ Đặc điểm nhận dạng: Loài này có màu nâu nhạt hoặc nâu đậm, không có khoang đen trắng ở chân và cánh.

+ Nơi sinh sống: Muỗi culex quinquefasciatus cư trú ở các đô thị phát triển nhanh có hệ thống thoát nước kém và môi trường ô nhiễm. Chúng thích ẩn nấp ở các rãnh nước bẩn, có nhiều chất thải, cây mục, phân hoặc những ngôi nhà ẩm thấp, lụp xụp, vệ sinh kém.

Muỗi culex quinquefasciatus phát triển quanh năm nhưng cao điểm là vào mùa xuân hè. Đây là loại có khả năng kháng thuốc diệt côn trùng cao nên việc tiêu diệt chúng khó khăn hơn các loài muỗi khác.

+ Hoạt động săn mồi: Loài muỗi này thường hoạt động về đêm, đối tượng săn mồi của chúng là con người.

+ Khả năng gây bệnh: Muỗi culex quinquefasciatus mang theo ký sinh trùng giun chỉ bạch huyết wuchereria bancrofti truyền qua người thông qua hoạt động hút máu. Bệnh giun chỉ bạch huyết mức độ không nguy hiểm chết người nhanh cho bệnh sốt rét và sốt xuất huyết nhưng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, đặc biệt là trẻ em có sức đề kháng yếu.

Muỗi culex tritaeniorhynchus

+ Đặc điểm nhận dạng: Muỗi culex tritaeniorhynchus có màu nâu đen, bụng có các vằn nâu.

+ Nơi sinh sống: Loài muỗi này thường sinh sống ở các vùng nông thôn, làng mạc, ruộng đồng. Chúng thường đẻ trứng và phát triển ở các vùng nước trong như mương nước, ruộng lúa. Mùa sinh sản nhiều nhất là từ tháng 5 – tháng 11 trong vùng khí hậu nóng ẩm.

+ Hoạt động săn mồi: Muỗi cái hoạt động vào ban đêm, đốt chích cả người lẫn động vật.

+ Khả năng gây bệnh: Muỗi gây bệnh zika hay còn gọi là bệnh viêm não Nhật Bản – một căn bệnh có khả năng gây tử vong cao và thường xảy ra ở trẻ em.

 

muoi-culex
Hình ảnh muỗi gây viêm não Nhật Bản.

Cách phòng chống 3 loài muỗi nguy hiểm nhất Việt Nam cho trẻ em

+ Trong mùa mưa, nên mặc quần áo dài cho trẻ. Nếu là trẻ sơ sinh thì nên cho bé nằm chơi trong màn chụp cả đêm lẫn ngày.

+ Sử dụng các loại thuốc bôi chống muỗi dành cho trẻ em.

+ Sử dụng các thiết bị bắt muỗi trong nhà như vợt muỗi, máy bắt muỗi, đèn bắt muỗi.

+ Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, khô ráo, thông thoáng.

+ Sân vườn nên dọn dẹp sạch sẽ, phát quang bụi rậm quanh nhà, thiết kế hệ thống thoát nước tốt để không bị nước tù đọng quanh nơi ở tạo điều kiện cho muỗi phát triển.
+ Phun thuốc diệt muỗi định kỳ quanh nơi ở.
+ Bổ sung nhiều dưỡng chất giúp bé khỏe mạnh, tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật.

3 loài muỗi gây tử vong cho trẻ là mối hiểm họa của cộng đồng vì những căn bệnh chết người mà chúng gây ra. Trong các gia đình có trẻ nhỏ, ba mẹ càng nên có biện pháp phòng chống để bảo vệ bé khỏi các mối đe dọa nguy hiểm.

Hanako