Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Ngộ độc nấm ở trẻ: Dấu hiệu và cách xử lý

ngo-doc-namNgộ độc nấm ở trẻ có thể dẫn đến suy hô hấp, ngưng thở, tử vong. Vì vậy mẹ cần hết sức thận trọng khi cho bé ăn các loại nấm không phổ biến, hoặc để bé tiếp xúc với các loại nấm lạ mọc xung quanh nhà. Khi bé bị ngộ độc nấm, mẹ cần xử lý như thế nào? Marry Baby có một số lời khuyên dưới đây.

Nguyên nhân gây ngộ độc nấm ở trẻ? 

+ Một số loại nấm độc rất dễ bị nhầm lẫn với nấm ăn được. Đôi khi các bà mẹ chủ quan, không phân biệt được nấm độc nên đã hái nhầm về nấu cho bé ăn khiến bé bị ngộ độc.

+ Các loài nấm độc có thể mọc ở bất cứ chỗ nào quanh nơi ở của bé như ở các hốc cây, nơi ẩm thấp quanh vườn. Khi mẹ cho con chơi quanh nhà và không để mắt đến bé, bé có thể hái nấm để chơi và cho vào miệng gây ngộ độc.

Các triệu chứng khi ngộ độc nấm ở trẻ

Biểu hiện ngộ độc nấm thường xuất hiện sau khi bé ăn nấm từ 20 phút đến 4 giờ đồng hồ bao gồm:

+ Bé bị mệt, ít vận động hơn

+ Bé bị đau đầu, nôn mửa, quấy khóc

+ Bé bị đau bụng và tiêu chảy

+ Khi ngấm độc nặng bé có thể bị co giật và đi ngoài ra máu.

Tất cả các loại nấm độc đều gây nôn và đau bụng.

Nếu con có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, mẹ hãy nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu.

nam-doc
Mẹ không nên hái nấm cho bé ăn vì có thể hái nhầm nấm độc.

Cách chữa ngộ độc nấm cho bé

+ Khi thấy con có biểu hiện bị ngộ độc , mẹ hãy tìm cách để bé nôn hết thức ăn trong ruột. 

+ Mẹ có thể cho bãi nôn của bé vào túi nilông mang theo đến bệnh viện. Tốt hơn, mẹ có thể hái tất cả các loại nấm xung quanh nhà mang tới cho bác sĩ, vì có thể nó sẽ giúp ích cho bác sĩ trong việc xác định nguyên nhân gây ngộ độc và loại nấm gây ngộ độc cho bé.

+ Nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu.

+ Bác sĩ sẽ kiểm tra các dấu hiệu và theo dõi chặt chẽ trong một khoảng thời gian.

+ Ngộ độc nấm không có thuốc để điều trị, tuy nhiên các bác sĩ có thể làm giảm bớt các triệu chứng ngộ độc.

Cách phòng tránh nguy cơ ngộ độc nấm cho bé 

+ Mẹ nên dạy con không bao giờ được cho bất kỳ loại nấm, lá cây hoặc các loại hoa, trái cây tự hái nào vào miệng.

+ Khi cho bé tự chơi quanh nhà, mẹ nên thường xuyên để mắt đến bé. 

+ Mẹ nên thường xuyên dọn dẹp vườn tược và quanh nơi ở để phát hiện và triệt phá các loại nấm lạ cũng như những loại cây có nguy cơ gây ngộ độc hoặc gây dị ứng cho bé.

+ Không nên tự hái nấm trong rừng hoặc quanh khu ở để nấu cho bé. Nếu muốn cho bé ăn nấm, mẹ hãy mua ở các siêu thị để đảm bảo an toàn thực phẩm. 

+ Khi đưa bé đi du lịch, không nên cho bé ăn các thức ăn có nấm, vì một số loại nấm có thể gây dị ứng cho bé.

Nấm thần chết rất dễ nhầm với nấm ăn được

Cách nhận biết nấm độc 

Nhận biết nấm độc bằng mắt thường 

Mẹ có thể nhận biết nấm độc thông qua một số đặc điểm sau:

+ Có mụn cóc, vảy, mang và thường có màu trắng hoặc màu sặc sỡ thay vì màu nâu.

+ Nấm độc thường có một vòng bao quanh phần trên hoặc phần dưới của thân, đôi khi bao ở đế có hình giống như củ.

+ Tuy nhiên, cũng có loài nấm độc như nấm thần chết có hình dáng trông giống như nấm nút trắng ăn được nên không dễ để nhận biết.

+ Nấm độc khi hái thường chảy nhựa, có mùi hắc, cay hoặc đắng xộc lên.

Mẹo nhận biết nấm độc bằng thử nghiệm biến màu 

+ Mẹ có thể dùng phần trắng của lá hành để chà lên mũ nấm, nếu hành biến thành màu xanh nâu thì đó là nấm có độc.

+ Đối với nấm đã nấu thành thức ăn, mẹ có thể dùng dụng cụ bằng bạc để nhúng vào thức ăn. Nếu dụng cụ đổi màu thì thức ăn này có độc.

+ Mẹ cũng có thể dùng sữa bò để đổ lên đầu nấm, sau khi đổ nếu thấy sữa bò bị vón cục, nhiều khả năng đó là nấm độc.

Ngộ độc nấm rất nguy hiểm vì có thể gây tử vong nhanh chóng cho trẻ nhỏ. Vì vậy, các mẹ nên thận trọng khi cho bé ăn nấm và chơi quanh những nơi có nhiều các loài nấm lạ.

Hanako