Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Mẹ đang cho con bú có tẩy giun được không?

Nhiễm giun là căn bệnh có thể gặp ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Bệnh gây nên các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy… Một trong số những cách phòng ngừa hiệu quả nhất là nên tẩy giun định kỳ. Nhưng mẹ đang cho con bú có tẩy giun được không. Bài viết này sẽ giúp mẹ tìm lời giải đáp. 

1. Mẹ đang cho con bú có tẩy giun được không?

Câu trả lời là CÓ. Mẹ hoàn toàn có thể uống thuốc tẩy giun trong giai đoạn cho con bú. Theo nghiên cứu, thuốc tẩy giun Mebendazole ít bài tiết vào sữa mẹ cũng như hấp thu kém qua đường uống.

Cho tới thời điểm hiện nay, các báo cáo về việc sử dụng thuốc tẩy giun trong thời kỳ cho con bú không tìm thấy phản ứng bất lợi nào ở trẻ bú mẹ. Đồng thời, các bằng chứng về việc giảm nguồn sữa sau khi dùng thuốc tẩy giun cũng không thuyết phục.

[key-takeaways title=””]

Tóm lại, trả lời cho câu hỏi mđang cho con bú có tẩy giun được không. Theo các chuyên gia, mẹ đang trong thời gian cho con bú vẫn có thể tẩy (hay xổ) giun được. Tốt hơn hết, sau khi mẹ tẩy giun, mẹ hãy quan sát xem bé có bú tốt hay không, hoặc mẹ có mối lo ngại nào khác về em bé, hãy nói chuyện với bác sĩ mẹ nhé.

[/key-takeaways]

2. Khi nào mẹ cần uống thuốc điều trị giun sán?

2.1 Tẩy giun định kỳ

Khi mẹ đã biết “đang cho con bú có tẩy giun được không”, thì mẹ duy trì lịch tẩy giun định kỳ 2 lần/năm nhé. Trừ khi bác sĩ cho chỉ định khác cho từng trường hợp cụ thể. Mẹ cứ yên tâm rằng việc uống thuốc tẩy giun chưa có bằng chứng cho thấy gây hại cho sức khỏe của bé.

2.2 Uống thuốc tẩy giun khi đã bị nhiễm

Lẽ dĩ nhiên, khi bị nhiễm giun mẹ cần phải tẩy giun và làm theo hướng dẫn điều trị từ bác sĩ. Lúc này, tùy từng loại thuốc kê đơn cụ thể mà bác sĩ sẽ cho mẹ biết đang cho con bú có tẩy giun được không. Có 2 loại thuốc tẩy giun phổ biến đó là Mebendazole và Piperazine.

Với Menbendazole, mẹ có thể uống thuốc tẩy giun và vẫn cho con bú bình thường. Đây cũng là loại thuốc được ưu tiên sử dụng vì tính an toàn và ít ảnh hưởng đến bé. Còn với Pipezarine, chỉ định của nhà sản xuất là sau khi mẹ uống thuốc, mẹ nên vắt sữa bỏ đi trong 8 giờ tiếp theo.

Nhìn chung, mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc đang cho con bú có tẩy giun được hay không để chắc chắn nhất.

2.3 Nhiễm giun sán đặc biệt

Trong trường hợp nhiễm một số loại giun nguy hiểm, mẹ không chỉ ngừng cho bé bú mà còn phải đi khám và điều trị ngay. Vậy những loại giun nào được coi là nguy hiểm? Có thể kế đến như sán dải bò (Taenia saginata) hoặc sán lá phổi (Paragonimus westermani)

  • Bệnh sán lá phổi: Bệnh do 40 loài thuộc giống Paragonimus ký sinh trong phổi hoặc màng phổi gây ra. Triệu chứng: đau bụng tiêu chảy, thậm chí có thể gây tổn thương cho thận, gan… và dẫn đến các biến chứng khác.
  • Bệnh sán dải bò (sán dây bò): Sán dây bò là một loại ký sinh trùng lưỡng tính ký sinh ở người, chủ yếu là loại sán dây trưởng thành. Triệu chứng: cơ thể suy yếu, viêm ruột, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, bệnh nhân có thể đi ngoài phân lỏng, chóng mặt, đau đầu, ăn không ngon miệng…

Với trường hợp đang điều trị, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ cụ thể liệu đang cho con bú có tẩy giun được không nhé.

2.4 Khi nào mẹ cần gặp bác sĩ?

Sau khi biết đang cho con bú có tẩy giun được không, mẹ lưu ý một số dấu hiệu nhiễm giun nặng, dai dẳng để đi khám bác sĩ:

  • Giảm cân không đến từ nguyên nhân tăng tập, giảm ăn.
  • Ăn không thấy ngon.
  • Khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.
  • Nhiễm trùng da xung quanh hậu môn.

3. Một số loại thuốc tẩy giun phù hợp với mẹ bỉm đang cho con bú

Dưới đây là một số loại thuốc tẩy giun thông dụng. Hãy cùng điểm qua những thành phần có trong thuốc để biết khi dùng, mẹ có nên cho con bú.

3.1 Thuốc tẩy giun Piperazin

Thuốc tẩy giun Piperazin được sử dụng rất phổ biến. Theo các báo cáo, Piperazin có thể đi vào sữa mẹ nhưng vẫn chưa thể xác định chính xác hàm lượng là bao nhiêu. Vậy mẹ đang con bú có tẩy giun bằng Piperazin được không? Theo khuyến cáo của các chuyên gia:

  • Trường hợp mẹ buộc phải dùng thuốc thì nên uống sau khi đã cho con bú.
  • Sau khi uống thuốc, sữa của mẹ cần được vắt và bỏ đi trong 8 giờ tiếp theo.

Ở hầu hết các bệnh nhân, Piperazine không gây phản ứng có hại nhưng vẫn ghi nhận một số tác dụng phụ ngoài mong muốn: 

  • Rối loạn tiêu hóa ở dạng nhẹ.
  • Nhiễm độc thần kinh (rất hiếm).
  • Chảy nước mắt, sổ mũi, đau khớp, ho có đờm và co thắt phế quản.

3.2 Thuốc xổ giun Albendazole

Thuốc xổ giun Albendazole hoạt động bằng cách ngăn giun hấp thụ đường để làm chúng cạn kiệt năng lượng và chết. Theo ước tính, trẻ bú mẹ chỉ có thể tiếp xúc một lượng rất nhỏ Albendazole (thấp hơn 0,1mg) trong vòng 36 giờ sau khi mẹ đã uống 1 viên xổ giun Albendazole (loại 400mg). 

Vậy mẹ cho con bú có tẩy giun bằng Albendazole được không? Dù trẻ chỉ tiếp xúc một lượng rất nhỏ Albendazole nhưng loại thuốc này không an toàn khi sử dụng trong thời gian cho con bú. Theo khuyến cáo, người mẹ nên ngưng cho con bú 2 ngày sau khi đã uống thuốc.

Rủi ro hoặc tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc xổ giun Albendazole:

  • Sốt.
  • Chức năng gan bất thường.
  • Buồn nôn, nôn mửa, đau dạ dày.
  • Nhức đầu, cứng cổ, tăng nhạy cảm với ánh sáng, lú lẫn.
  • Chóng mặt, cảm giác quay cuồng hoặc rụng tóc tạm thời.
  • Phản ứng dị ứng như nổi mề đay, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng.

3.3 Thuốc xổ giun Mebendazole

Mebendazole kém hấp thu qua đường uống và đi vào sữa mẹ rất ít. Các báo cáo cho rằng vẫn chưa tìm thấy bất kỳ phản ứng phụ nào ở trẻ bú mẹ nếu mẹ sử dụng Mebendazole trong thời gian cho con bú.

Tuy nhiên, một số trường hợp hiếm hoi cho thấy xuất hiện tình trạng giảm nguồn sữa sau khi mẹ sử dụng Mebendazole. Dù vậy vẫn chưa có bằng chứng thuyết phục để thấy là do thuốc gây ra. 

Mẹ đang cho con bú có tẩy giun Mebendazole được không? Nếu buộc phải xổ giun bằng thuốc Mebendazole, mẹ nên ngưng cho con bú khoảng 2 ngày để chắc rằng thuốc đã được đào thải ra ngoài. 

Cũng tương tự như các loại thuốc khác, Mebendazole có thể gây ra các tác dụng phụ như:

  • Chóng mặt, nhức đầu.
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Tiêu chảy, chán ăn, táo bón…

4. Cách phòng ngừa nhiễm giun sán khi đang cho con bú

Theo thống kê của Tổ chức Y Thế giới (WHO), phụ nữ độ tuổi sinh đẻ có nguy cơ nhiễm giun sán rất cao. Nguyên nhân là do thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu vệ sinh. Do đó để ngăn ngừa nhiễm giun, mẹ cần:

  • Thường xuyên lau dọn nhà bếp, phòng tắm.
  • Rau sống luôn phải ngâm rửa thật kỹ trước khi ăn.
  • Thực hiện ăn chín uống sôi, chế biến món ăn hợp vệ sinh.
  • Không nên ăn tiết canh, các loại thịt tái, gỏi cá hoặc nem chua sống.
  • Luôn rửa tay thật sạch, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và trước giờ ăn.

Trên đây là những thông tin giải đáp cho thắc mắc mẹ đang cho con bú có tẩy giun được không. Điều quan trọng là khi nghi ngờ nhiễm giun, mẹ nên đi khám bác sĩ để được điều trị đúng cách thay vì tự ý uống thuốc dẫn đến nhiều hệ lụy cho bé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Uống thuốc giun khi nào tốt nhất cho trẻ? Mẹ đọc để biết mình sai thế nào nhé!

Uống thuốc giun khi nào tốt nhất đối với trẻ, mẹ đã biết chưa? Không phải lúc nào cũng là thời điểm thích hợp để con uống thuốc tẩy giun đâu nhé.

trẻ em hay chơi đùa, nghịch đất cát cần uống thuốc tẩy giun

Tại sao cần cho trẻ uống thuốc tẩy giun?

Bạn thường nghĩ rằng trước 2 tuổi, con đang tuổi đi chân đất, bò lê trên sàn nhà, hay mút tay thì thuốc tẩy giun sán là điều cần thiết. Vì vậy, bạn sẽ rất nhớ cho trẻ uống thuốc giun định kỳ. Nhưng sau 5 tuổi, khả năng bé bị nhiễm giun vẫn rất cao mà bạn lại thường quên.

Bởi lẽ sau 5 tuổi, trẻ thường rất hiếu động, tham gia nhiều trò chơi vận động cùng bạn bè. Việc nghịch ngợm, chạm tay vào đất rồi cầm nắm thức ăn đưa lên miệng khiến trẻ khó tránh khỏi việc bị nhiễm các loại giun sán. Giun sán ký sinh làm giảm quá trình hấp thụ dưỡng chất cần thiết dẫn đến cơ thể thiếu máu, thiếu protein. Do đó, trí tuệ sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực, quá trình phát triển thể chất cũng chậm hơn, kém tăng chiều cao.

Vì vậy, mời bạn cùng tìm hiểu trẻ em uống thuốc giun khi nào tốt nhất để giúp con yêu lớn nhanh, lớn khỏe mỗi ngày.

Có những loại thuốc tẩy giun nào?

Nếu không thích tẩy giun bằng phương pháp dân gian, bạn có thể chọn thuốc diệt ký sinh trùng ở người của Tây y. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc tẩy giun cho trẻ em như loại nhai, loại uống với đủ mùi vị khác nhau. Để biết con uống thuốc giun khi nào tốt nhất, trước hết bạn cần phân biệt các nhóm thuốc tẩy giun cho bé phân theo thành phần và tác dụng của thuốc như sau:

  • Nhóm chứa thành phần mebendazol… là thuốc xổ lãi, trị giun kim, giun đũa, giun tóc, giun móc, giun lươn. Tùy theo chu kỳ giun đũa, giun kim… liều dùng sẽ khác nhau với từng loại giun. Bạn hãy xem kỹ hướng dẫn hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé uống.
  • Nhóm chứa thành phần albendazol… là thuốc diệt giun sán. Chúng diệt trứng, ấu trùng, giun trưởng thành, sán dải heo và sán dải bò.
  • Nhóm chứa thành phần pyrantel pamoat… là thuốc trị giun đũa, giun kim, giun móc.

Trẻ em uống thuốc giun khi nào tốt nhất?

Trẻ em uống thuốc giun khi nào tốt nhất
Trẻ bị giun có thể lâm vào tình trạng chán ăn, sụt cân

Với trẻ trên 5 tuổi, khi nào nên tẩy giun cho trẻ? Trước hết, đó là khi trẻ có dấu hiệu nhiễm giun với các triệu chứng tiêu hóa kém như chán ăn, đau bụng, tiêu chảy, da xanh xao, mệt mỏi… Hoặc trẻ có biểu hiện thể chất, trí tuệ chậm phát triển, đề kháng kém, thiếu máu, tắc ruột…, bạn cần đưa con đến gặp bác sĩ để được xác định nguy cơ nhiễm giun và có phương án điều trị phù hợp.

Để trẻ tránh được những biểu hiện và hậu quả như trên do nhiễm giun gây ra, điều cần thiết mà bố mẹ cần làm là cho trẻ tẩy giun định kỳ. Các chuyên gia y tế khuyến cáo không chỉ tẩy giun cho trẻ em mà còn tẩy giun cho người lớn 2 lần/năm. Mỗi lần tẩy giun định kỳ nên cách nhau 6 tháng. Vì vậy, bạn nên ghi lịch và cả nhà cùng tẩy giun sẽ rất lý tưởng để ngăn ngừa việc lây nhiễm từ các thành viên trong gia đình.

Cũng như các loại thuốc khác, thuốc tẩy giun có khả năng gây ra phản ứng phụ cho trẻ, dù tác dụng phụ của thuốc tẩy giun là rất ít. Bạn nên cho con uống thuốc tẩy giun vào những ngày nghỉ học để tiện theo dõi tình trạng của con sau khi uống thuốc. Thuốc tẩy giun sán cho người lớn có liều lượng khác với loại dành cho trẻ nhỏ, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng nhé!

Trẻ uống thuốc giun khi nào tốt nhất? Nên uống thuốc vào sáng hay tối? Bạn có thể cho bé uống thuốc sổ giun (nhiều bạn viết sai chính tả thành thuốc xổ giun) vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

Uống thuốc sổ giun trước hay sau khi ăn? Việc uống thuốc sổ giun trước hay sau khi ăn đều được. Nhưng để đạt được tác dụng tốt nhất thì nên uống khi bụng đói, tức là vào sáng sớm hoặc sau bữa ăn 2 giờ.

Thuốc tẩy giun có tác dụng trong bao lâu? Hay nói cách khác uống thuốc tẩy giun bao lâu thì có tác dụng hoặc sau khi uống thuốc tẩy giun bao lâu thì giun chết? Uống thuốc tẩy giun có đi ngoài ra giun không? Câu trả lời cho bạn là hiện nay đã có thuốc giun tự tiêu. Thuốc giun sau khi vào đường ruột sẽ phát huy tác dụng ngay và giết chết giun chỉ trong vòng một đến bốn ngày tùy theo loại thuốc.

Thuốc tẩy giun nào tốt nhất? Điều này không quan trọng bằng việc bạn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng và cách uống thuốc sổ giun đúng theo chỉ định, bạn nhé!

[inline_article id=210963]

Cách sử dụng thuốc tẩy giun ra sao? Trẻ tẩy giun cần lưu ý điều gì?

Mặc dù đã biết trẻ em uống thuốc giun khi nào tốt nhất nhưng có một số thời điểm bạn cần cẩn trọng, không được tùy ý mua thuốc tẩy giun cho con.

Cách uống thuốc tẩy giun như thế nào cho an toàn? Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, cách uống thuốc giun đúng đó là cho trẻ uống khi khỏe mạnh. Nếu trẻ đang bị sốt, đặc biệt là trên 38,5ºC thì không cho uống. Đặc biệt khi trẻ đang mắc các bệnh mạn tính như hen phế quản, bạn cần nhờ bác sĩ tư vấn trước khi dùng thuốc.

Nếu bạn thấy triệu chứng sau khi uống thuốc sổ giun là buồn nôn, chán ăn, mất ngủ, dị ứng da…, bạn cần đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám ngay. Như đã nói ở trên, lúc này, trẻ có thể đang bị phản ứng phụ của thuốc.

Lưu ý trong cách tẩy giun hiệu quả, bạn không nên uống thuốc tẩy giun quá liều!

Phòng tránh nhiễm giun như thế nào?

Việc chơi ở các bãi cỏ, đất cát, khu vực công cộng khiến trẻ rất dễ bị nhiễm giun. Ngoài loại bỏ giun bằng cách cho trẻ uống thuốc tẩy giun thì bạn cũng rất cần thực hiện các biện pháp phòng tránh nhiễm giun ở đường ruột.

Trẻ em uống thuốc giun khi nào tốt nhất

Thứ nhất, hướng dẫn cho con giữ gìn vệ sinh cá nhân: Dạy trẻ rửa tay chân thường xuyên, đúng cách, nhất là phải rửa tay trước và sau khi ăn, rửa tay kỹ sau khi đi vệ sinh.

Thứ hai, đối với thức ăn và đồ uống cho trẻ: Bạn cho con ăn chín uống sôi, không ăn đồ ăn sống như thịt sống và cá sống, không ăn thức ăn ôi thiu, để lâu. Nước uống cần được đun sôi và thức ăn được nấu chín kỹ, đậy nắp nồi thức ăn để tránh ruồi nhặng. Luôn rửa sạch hoa quả và rau sống, ngâm nước muối để diệt trứng giun trước khi ăn.

Thứ ba, cần lau dọn khu vực sinh hoạt thường xuyên, không để môi trường phát triển cho giun sán.

Bạn hãy cùng con tạo môi trường sống và những thói quen sinh hoạt sạch sẽ bên cạnh việc tẩy giun định kỳ để đảm bảo cho con sự phát triển sức khỏe và trí tuệ tốt nhất.

Uống thuốc giun khi nào tốt nhất? Mong rằng bạn sẽ lựa chọn được thời điểm tẩy giun cho con hiệu quả nhất theo hướng dẫn ở trên. Để lựa chọn thuốc tẩy giun phù hợp, bạn có thể tham vấn ý kiến bác sĩ để tránh những bất lợi có thể xảy ra cho con.

Hoa Hà