Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh mới nhất: Mẹ không muốn mất quyền lợi, phải xem ngay!

Nghỉ dưỡng sức sau sinh là một phần không thể thiếu sau thai sản. Đây là khoảng thời gian quý báu để chị em chăm sóc cho bé và hồi phục sức khỏe cho mẹ. Vậy mẹ bầu hiện đại cần lưu ý đều gì để tránh mất quyền lợi khi nghỉ dưỡng sức sau sinh? 

Pháp luật quy định về chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh

1. Chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh theo quy định của pháp luật

Chiếu theo quy định tại Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc sau thời gian hưởng chế độ thai sản, mẹ được nghỉ 5-10 ngày bất kỳ để dưỡng sức nếu sức khỏe chưa hồi phục.

>> Bạn có thể quan tâm: Mẹ đi làm sau sinh: Bí quyết để chu toàn giữa việc nuôi con và công việc!

2. Điều kiện để được nghỉ dưỡng sức sau sinh là gì?

Về nguyên tắc, sau khi hết giai đoạn thai sản mà mẹ vẫn chưa đi làm lại trong khoảng thời gian 30 ngày hoặc mẹ nghỉ làm luôn thì sẽ không được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh.

Đối với trường hợp hết giai đoạn thai sản mà đi làm lại thì mẹ sẽ được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh trong khoảng thời gian 30 ngày đầu quay trở lại làm việc, từ sau khi hết thời hạn hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Vậy làm thế nào để mẹ được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh nếu chưa đi làm lại? MarryBaby khuyên mẹ cần phải đáp ứng đủ hai điều kiện sau:

Thứ nhất, mẹ phải xin hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi sinh trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc lại sau khi hết thời gian hưởng chế độ thai sản.

Thứ hai, mẹ phải quay trở lại công ty để làm việc và có bằng chứng chứng minh mẹ không đủ sức khỏe để làm việc.

>> Bạn có thể quan tâm: Dấu hiệu bị hậu sản sau sinh và các bệnh hậu sản thường gặp đe dọa sức khỏe sản phụ

chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh theo quy định pháp luật
Chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh theo quy định pháp luật

3. Thời gian nghỉ dưỡng sức sau sinh là bao lâu?

Thời gian nghỉ dưỡng sức sau sinh, phục hồi sức khỏe cho mẹ sẽ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định. Tuy nhiên, trong trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì thời gian nghỉ dưỡng sức sau sinh sẽ do người sử dụng lao động quyết định. 

Cũng theo Điều 43, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mẹ sẽ được nghỉ dưỡng sức sau sinh vào cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần. Trong trường hợp mẹ có thời gian nghỉ dưỡng sức sau sinh, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước, kéo dài sang năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước. 

Theo đó, pháp luật quy định nghỉ dưỡng sức sau sinh với thời gian cụ thể như sau:

– Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ 2 con trở lên;

– Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

– Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

>> Bạn có thể quan tâm: Mẹ sau sinh mổ kiêng ăn gì để nhanh lành vết thương, hồi phục sức khỏe

Tính tiền nghỉ dưỡng sức sau sinh sao cho chuẩn?

cách tính tiền nghỉ dưỡng sức sau sinh
Cách tính tiền nghỉ dưỡng sức sau sinh

Sau khi biết được các điều kiện để được nghỉ dưỡng sức sau sinh, có thể mẹ sẽ tò mò liệu mình có được nhận tiền nghỉ dưỡng không, ai sẽ chi trả tiền nghỉ dưỡng sức sau sinh và cách tính tiền nghỉ dưỡng sức sau sinh để đảm bảo lợi ích của mình.

1. Tiền nghỉ dưỡng sức sau sinh ai trả?

Hiểu được tiền nghỉ dưỡng sức sau sinh ai trả là một khởi đầu cần thiết cho mẹ. Theo Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, quy định về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản, khi thực hiện nghỉ dưỡng sức sau sinh, mẹ sẽ được Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả cho tiền hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản.

Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở. Biết rằng, mức lương cơ sở 2022 là 1,490,000 VNĐ/tháng.

Chẳng hạn như: Mẹ được nghỉ dưỡng sức 10 ngày, thì tiền dưỡng sức sau sinh được tính như sau:

Tiền dưỡng sức sau sinh = 10 x 30% x 1.490.000 = 4.470.000 (đồng).

2. Nghỉ dưỡng sức sau sinh có bị trừ lương không?

Sau khi đã biết cách tính tiền nghỉ dưỡng sức sau sinh, có lẽ mẹ vẫn còn trăn trở liệu mình nghỉ dưỡng sức sau sinh có bị trừ lương không.

Theo Khoản 2 Điều 186 Bộ luật lao động 2012, nếu mẹ nghỉ dưỡng sức và vẫn đang hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì mẹ sẽ không được nhận lương từ người sử dụng lao động.

[key-takeaways title=””]

Trong thời gian này, người lao động không được hưởng lương nên không thể xem là bị trừ lương được. Hơn nữa, doanh nghiệp không chịu trách nhiệm trả lương khi người lao động nghỉ dưỡng sức, trừ trường hợp 2 bên có thỏa thuận khác (căn cứ Khoản 2, Điều 168, Bộ luật Lao động năm 2019).

[/key-takeaways]

Tuy không được nhận lương từ doanh nghiệp, song me vẫn được nhận tiền dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản từ Qũy bảo hiểm xã hội theo cách tính như trên.

Thủ tục làm chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh như thế nào?

thủ tục xin nghỉ dưỡng sức sau sinh như thế nào

1. Nghỉ dưỡng sức sau sinh cần giấy tờ gì

Không ít chị em thắc mắc cần có những giấy tờ, quy trình nào để thực hiện đúng thủ tục làm chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh.

Theo luật định, mẹ muốn được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh thì phải làm 01 bộ hồ sơ theo như được quy định ở Khoản 5, Điều 101, Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Vậy nghỉ dưỡng sức sau sinh cần giấy tờ gì? Mẹ hãy tham khảo các giấy tờ được pháp luật quy định như sau:

  • Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;
  • Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
  • Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai; phục hồi sức khỏe. 
  • Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
  • Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết.

Mẹ cũng nên lưu ý rằng, trong vòng 10 ngày sau khi được xác nhận đủ điều kiện hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau sinh, người sử dụng lao động sẽ phải lập hồ sơ và gửi lên cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) để giải quyết. 

Sau 6 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ từ đơn vị sử dụng lao động, cơ quan BHXH phải giải quyết và thực hiện chi trả tiền chế độ nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe cho người lao động. Cơ quan BHXH sẽ trả về đơn vị sử dụng lao động, mẹ sẽ đến nhận trực tiếp từ doanh nghiệp đơn vị của mình.

2. Mẫu đơn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh mẹ có thể tham khảo 

Theo quy định của pháp luật, cơ quan BHXH sẽ giải quyết chế độ dưỡng sức sau sinh cho người lao động theo hồ sơ là Danh sách 01B-HSB do đơn vị sử dụng lao động lập. Nhưng trên thực tế, vẫn còn nhiều doanh nghiệp cho phép người lao động sử dụng Đơn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh nhằm tạo điều kiện cho người lao động được nghỉ dưỡng sức sau sinh.

Để giúp mẹ dễ dàng hơn trong công tác chuẩn bị cho “kỳ nghỉ dưỡng sức sau sinh”, mẹ có thể tham khảo mẫu đơn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh dưới đây:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————

ĐƠN XIN NGHỈ DƯỠNG SỨC SAU SINH

Kính gửi:

– Ban Giám Đốc công ty ………….

– Trưởng phòng Tổ chức – Hành chính – Quản trị kế toán

Tôi tên là: …………………………………………………………………………………………………………….

Hiện đang công tác tại: ………………………………………………………………………………………..

Chức vụ ………………………………………………………………………………………………………………

Nay kính đơn này gửi đến Ban Giám Công ty ………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………..

Lý do xin nghỉ dưỡng sức sau sinh tại gia đình, kể từ ngày: ………/……./……. đến ngày

Rất mong được sự chấp thuận của Ban Giám Đốc Công ty …………………………………..

Xin chân thành cảm ơn!

………., ngày…tháng…năm…

Ban lãnh đạo duyệt Chủ tịch công đoàn duyệt Trưởng phòng HCNS duyệt Người làm đơn ký tên

Trên đây là những chia sẻ cập nhật nhất về chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh nhằm giúp mẹ đảm bảo hồi phục sức khỏe cho mình, sức khỏe cho bé nhưng vẫn đảm bảo được tài chính.