Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Những trường hợp phải sinh mổ mẹ bầu cần biết

Ngày nay, nhiều thai phụ chọn phương án sinh mổ vì những lợi ích mà nó mang thai. Tuy nhiên, sinh tự nhiên vẫn tốt hơn theo khuyến cáo của các bác sĩ sản khoa. Trừ khi sản phụ thuộc những trường hợp phải sinh mổ như ca sinh khó, ca suy thai, vỡ ối sớm…

Sau đây mẹ sẽ có thông tin những trường hợp phải sinh mổ là gì. Mẹ đọc để biết mình có thuộc đối tượng cần sinh mổ hay không nhé.

1. Quá trình chuyển dạ bị kéo dài

Một trong những trường hợp phải sinh mổ đó là khi quá trình chuyển dạ diễn ra không đúng như “kế hoạch”; hay theo CDC gọi là “chuyển gia đình trệ” (stalled labour) hoặc “chuyển dạ không tiến triển” (failure to progress).

Tình trạng này được hiểu là khi chuyển dạ kéo dài trên 24 giờ; hoặc giai đoạn chuyển dạ hoạt động kéo dài trên 12 giờ.

Ngoài ra, những yếu tố như thai nhi quá lớn so với ống sinh; hay mẹ mang thai nhiều em bé với ngôi thế không phù hợp cũng có thể trì hoãn quá trình chuyển dạ. Trong những trường hợp này, bác sĩ cũng có thể đưa ra quyết định cho sinh mổ nếu sinh thường có nhiều nguy cơ hơn.

>>> Mẹ có thể quan tâm Những điều cần biết khi sinh mổ để có sức khỏe tốt chăm con

2. Nhịp tim thai nhi bất thường là một trong những trường hợp phải sinh mổ

Trong quá trình chuyển dạ, tim thai thay đổi liên tục là chuyện bình thường; những thay đổi đó sẽ được theo dõi và đánh giá tuỳ trường hợp. Trong một vài trường hợp, nếu thai nhi vẫn có dấu hiệu chịu đựng được và bù trừ tốt; bác sĩ sẽ để chờ đợi và tiếp tục theo dõi tình hình bé liệu có tiến triển tốt hơn không.

Tuy nhiên, nếu mọi chuyện chuyển biến theo chiều hướng xấu, mổ khẩn cấp sẽ được chỉ định. Đây là biện pháp can thiệp nhằm mục đích tránh các di chứng não sau sinh cho trẻ.

3. Vị trí của bé

Để có một ca sinh thường (sinh qua đường âm đạo) thành công cần rất nhiều điều kiện; trong đó, ngôi thai phải là ngôi thích hợp có cơ chế sinh thường, thường là ngôi đầu.

Ngôi thai bất thường là một trong những trường hợp phải sinh mổ, nghĩa là bé ở ngôi ngang (khi em bé nằm ngang trong tử cung); ngôi mông (phần mông của thai nhi nằm ở trước eo trên khung chậu người mẹ, phần đầu của thai ở phía đáy tử cung; tuy nhiên, ngôi mông không phải là chỉ định bắt buộc của sinh mổ); hoặc đầu không “lọt”.

Sinh mổ có thể là cách an toàn nhất để sinh trong những trường hợp này, đặc biệt là đối với những phụ nữ mang nhiều con.

Những trường hợp phải sinh mổ
Những trường hợp phải sinh mổ: Hình ảnh vị trí thai nhi nằm ở ngôi mông

4. Nhau thai có vấn đề

Khi nhau thai nằm ở vị trí bất thường như nhau tiền đạo (nhau nằm ở đoạn dưới, sát lỗ trong cổ tử cung hoặc che phủ một phần hay toàn bộ lỗ trong); nhau bong non (nhau bong khỏi diện bám trước khi thai ra khỏi tử cung). Đây là sẽ những trường hợp phải sinh mổ theo chỉ định của bác sĩ.

5. Vỡ ối sớm cũng là một trong những trường hợp phải sinh mổ

Trong trường hợp như ối vỡ sớm, vỡ lâu; và mẹ chưa có dấu hiệu chuyển dạ. Nếu tiên lượng việc đi đến cuộc sinh thường qua ngã âm đạo còn lâu dài; nguy cơ cho mẹ và thai nhi nhiều hơn thì bác sĩ cũng có thể quyết định sinh mổ.

6. Tiền sử sinh mổ

Kinh nghiệm sinh mổ
Khi mẹ đã từng có tiền sử sinh mổ trước đó thì mẹ cũng thuộc những trường hợp phải sinh mổ

Tiền sử sinh mổ không phải là chỉ định tuyệt đối của việc mổ lấy thai trong lần này. Tuy nhiên việc sinh thường cũng cần phải được đánh giá rất cẩn thận dựa trên nhiều yếu tố. Nếu các điều kiện để đảm bảo cho cuộc sanh ngã âm đạo không an toàn hoặc không phù hợp với quy định y tế hiện hành thì sẽ đuợc sinh mổ.

[inline_article id = 57448]

7. Tình trạng sức khỏe mãn tính của mẹ

Nếu mẹ có bệnh mãn tính như bệnh tim, tăng huyết áp không kiểm soát,… mà việc sinh thường qua đường âm đạo có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé; bác sĩ cũng có thể sẽ chỉ định mổ lấy thai đối với những mẹ bị hiễm HIV, mắc herpes sinh dục hoặc có những bệnh gây nhiễm trùng khác có thể lây truyền qua cho em bé (vấn đề này còn cần thêm một số yêu cầu và chỉ định khác tuỳ trường hợp cụ thể).

8. Sa dây rốn là một trong những trường hợp phải sinh mổ

Sa dây rốn là tình trạng dây rốn nằm dưới hoặc nằm bên ngôi thai. Lúc này dây rốn sẽ sa xuống cổ tử cung, chui vào trong ống sinh trước cả thai nhi. Điều này khiến cho dây rốn bị chèn ép giữa thành xương chậu, làm cho em bé không nhận được đủ lượng máu và oxy.

Sa dây rốn không ophair hiếm hiếm gặp; và là một tình trạng nghiêm trọng cần phải mổ lấy thai tối khẩn cấp.

9. Khung xương chậu bất thường

Một trong những trường hợp phải sinh mổ là khi khung xương chậu của mẹ quá nhỏ để sinh con qua đường âm đạo; hoặc khi đầu thai nhi quá lớn so với ống sinh.

10. Những trường hợp phải sinh mổ: Mang thai nhiều em bé

Mang thai nhiều em bé có thể gây ra nhiều rủi ro khác nhau trong thai kỳ. Nó có thể gây chuyển dạ kéo dài, khiến mẹ bị kiệt sức vì cuộc sanh quá lâu. Nếu ngôi thứ nhất trong song thai không có cơ chế sinh thường, ngôi thai cài vào nhau, diễn tiến sinh của ngôi thứ hai bất thường… cũng có thể là những chỉ định của mổ lấy thai.

những trường hợp phải sinh mổ
Một trong những trường hợp phải sinh mổ đó là mẹ mang thai nhiều em bé

11. Những trường hợp phải sinh mổ: Dị tật bẩm sinh của thai nhi

Để giảm các biến chứng khi sinh, các bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ đối với những em bé được chẩn đoán mắc một số dị tật bẩm sinh như: não úng thủy hoặc các bệnh tim bẩm sinh để giảm các biến chứng khi sinh.

Một số mẹ không thuộc những trường hợp phải sinh mổ, nhưng vì muốn tránh cơn đau đẻ, hoặc những biến chứng trong quá trình chuyển dạ. Nhiều thai phụ lựa chọn sinh mổ theo kế hoạch (hay còn gọi là sinh mổ chủ động). Với tình huống này, mẹ cứ trao đổi với bác sĩ để xem phương pháp sinh nào phù hợp với mình nhé.

>>> Mẹ xem thêm Sinh mổ chủ động và những điều mẹ cần biết

Nếu sợ mình không chịu đựng nổi cảm giác đau đớn lúc sinh thường, mẹ có thể yêu cầu chọn phương pháp sinh không đau bằng cách tiêm thuốc gây tê ngoài màng cứng hoặc tủy sống.