Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Đau ngực trước kỳ kinh và đau ngực có thai khác nhau như thế nào?

Vậy cách phân biệt đau ngực trước kỳ kinh và đau ngực có thai như thế nào? Bạn hãy cùng tham khảo câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.

Sự khác nhau giữa đau ngực trước kỳ kinh và đau ngực có thai

1. Khi sắp có kinh, dấu hiệu đau ngực như thế nào?

Đau ngực là một trong những dấu hiệu sắp có kinh, thường xảy ra vào nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt. Bạn có thể cảm nhận sự khác nhau giữa đau ngực trước kỳ kinh và đau ngực có thai theo dấu hiệu từ nhẹ đến nặng như sau (1):

  • Luôn cảm thấy ngực căng và sưng nghiêm trọng nhất trước mỗi kỳ kinh nguyệt và sau đó giảm dần khi có kinh.
  • Khi bạn dùng tay sờ vào ngực sẽ có cảm giác sưng to, đau âm ỉ, nặng nề và căng tức. Bạn thường cảm thấy đau nhiều hơn ở các vùng bầu ngực bên ngoài gần nách.

>> Xem thêm: Uống thuốc tránh thai khẩn cấp sau bao lâu thì có kinh?

 2. Nếu có thai, cảm giác đau ngực như thế nào?

Bạn có thể cảm thấy đau ngực sau khi thụ thai được 1-2 tuần. Cơn đau có thể kéo dài đến 3 tháng đầu, giảm dần trong 3 giữa và tái lại trong 3 tháng cuối thai kỳ khi bạn gần tới ngày dự sinh. Đau ngực khi mang thai sẽ có cảm giác căng tức bầu ngực, dùng tay nhấn thấy đau nhói nhưng mức độ đau là khác nhau ở mỗi người.

Khi bạn bị đau ngực do mang thai sẽ có các biểu hiện như sau:

  • Ngứa đầu ngực, nóng ran
  • Căng tức ngực và đau vùng nhũ hoa.
  • Nốt sần quanh đầu ngực nổi rõ hơn.
  • Nhũ hoa lớn hơn, quầng và đầu nhũ hoa sẫm màu.
  • Đau ngực kèm đi tiểu nhiều, buồn nôn, thân nhiệt tăng…

Liên quan đến vấn đề đau ngực trước kỳ kinh và đau ngực khi có thai; bạn có thể xem thêm đau nhũ hoa có phải dấu hiệu mang thai và cách làm dịu cơn đau ngực  trên MarryBaby nhé.

Cảm giác đau ngực khi mang thai như thế nào

Nguyên nhân gây ra đau ngực trước kỳ kinh và có thai

Sau khi đã phân biệt được cơn đau ngực có thai và đau ngực trước kỳ kinh, bạn cũng có thể quan tâm đến nguyên nhân gây ra hai trường hợp đau ngực trên.

1. Đau ngực tiền kinh nguyệt

Sự thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt có thể dẫn đến đau ngực tiền kinh nguyệt. Cơ thể bạn sản xuất nhiều hormone estrogen vào đầu chu kỳ và đạt đỉnh điểm ngay trước giữa chu kỳ, khiến cho ống dẫn sữa tăng kích thước hơn.

Bên cạnh đó, lượng hormone progesterone đạt đỉnh vào gần ngày thứ 21 (trong chu kỳ 28 ngày). Điều này cũng gây ra sự phát triển của các tiểu thùy vú (tuyến sữa). Hai nguyên nhân trên đã dẫn đến đau ngực trước kỳ kinh. Ngoài ra, vấn đề đau ngực này còn do nguyên nhân sau (1):

  • Di truyền trong gia đình
  • Dùng quá nhiều caffeine
  • Do có chế độ ăn nhiều chất béo
  • Bệnh u xơ vú
  • Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)

Đau ngực tiền kinh nguyệt không giống nhau ở mỗi người. Các triệu chứng này có thể nghiêm trọng hơn với nhiều phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, nhưng có thể giảm đối với phụ nữ dùng thuốc tránh thai.

>> Bạn có thể xem thêm: Chưa hết hẳn kinh nguyệt quan hệ có thai không? “Yêu” khi “đèn đỏ” an toàn không?

2. Đau ngực do có thai

Nguyên nhân chính gây đau vú khi mang thai là do sự gia tăng nồng độ estrogen và progesterone. Ngoài ra còn do lớp mỡ bên trong ngực cũng ngày càng dày hơn, các ống dẫn trong tuyến sữa tăng số lượng và lưu lượng máu đến khu vực này cũng tăng lên (2).

Tuy nhiên, cảm giác khó chịu này có thể sẽ giảm sau vài tuần khi cơ thể bạn điều chỉnh theo sự thay đổi nội tiết tố và đã quen dần với cảm giác đau (khi bạn tăng mức độ chịu đau). Trường hợp bạn vẫn cảm thấy đau ngực nhiều thì cũng có thể là do các nguyên nhân khác như:

  • Hen suyễn
  • Nhiễm trùng
  • Khó tiêu và ợ nóng
  • Bệnh cơ tim chu sinh
  • Bóc tách động mạch chủ
  • Bệnh tim mạch vành (Coronary heart disease – CHD
  • Chứng huyết khối tĩnh mạch sâu (Deep vein thrombosis – DVT)

Bạn có thể xem thêm cách nhìn cổ tay biết có thai trên website MarryBaby bên cạnh cách phân biệt đau ngực trước kỳ kinh và đau ngực có thai.

Đau ngực khi có thai như thế nào là nguy hiểm?

Đau ngực khi có thai như thế nào là nguy hiểm?

Khi bạn thấy dấu hiệu bị tê ở cánh tay hoặc đau ngực dai dẳng gây khó thở thì phải đi khám bệnh ngay (3). Vì đó có thể là dấu hiệu bệnh lý gây ra những nguy hiểm cho bạn và thai nhi.

>> Bạn có thể xem thêm: Uống thuốc tránh thai xong quan hệ có sao không và câu trả lời từ bác sĩ

Các biểu hiện có thai khác ngoài đau ngực

Ngoài cách phân biệt đau ngực trước kỳ kinh và đau ngực có thai để nhận biết dấu hiệu mang thai sớm. Nếu bạn có thêm các dấu hiệu mang thai dưới đây thì hãy dùng que thử thai ngay để kiểm tra nhé.

[inline_article id=326113]

Như vậy bạn đã biết cách nhận biết dấu hiệu mang thai thông qua việc phân biệt đau ngực trước kỳ kinh và đau ngực có thai. Nếu bạn cảm thấy mình bị đau ngực có thai kèm theo các biểu hiện có thai thì hãy dùng que thử thai để kiểm tra lại cho chính xác nhé.

[key-takeaways title=””]

Phòng khám Phụ Sản 315 thuộc hệ sinh thái Phòng khám 315, chuyên về lĩnh vực Sản – Phụ khoa với các hạng mục dịch vụ như: khám và theo dõi Sản khoa, khám phụ khoa, siêu âm sản – phụ khoa, khám hiếm muộn, tầm soát ung thư, tầm soát HPV,…Hệ thống Phụ Sản 315 hiện đang có hơn 20 chi nhánh trải đều khắp các quận, huyện tại khu vực TP.HCM.

[/key-takeaways]

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Căng ngực có phải dấu hiệu mang thai không? Xem ngay kẻo lỡ!

Căng ngực có phải dấu hiệu mang thai không hay chỉ là vấn đề sinh lý bình thường của cơ thể? Các bà mẹ mong ngóng con đều rất quan tâm đến dấu hiệu mang thai sớm sau quan hệ. Khi thấy bất kỳ biểu hiện lạ nào xảy ra với cơ thể, điển hình như căng tức ngực thì chị em lại băn khoăn liệu đây có phải tin vui đến hay không? Mời bạn cùng MarryBaby tìm hiểu ngay sau đây!

Căng ngực có phải dấu hiệu mang thai

Ngực đau và to ra khi mang thai do đâu?

Trước khi tìm hiểu căng ngực có phải dấu hiệu mang thai không, bạn cần hiểu nguyên nhân ngực căng đau.

1. Sự thay đổi nội tiết tố

Ngực căng đau là hiện tượng gì? Nồng độ 2 trong số những hormone thai kỳ là estrogen và progesterone gia tăng khiến lưu lượng máu đến bầu ngực nhiều hơn gây cảm giác sưng tấy và đau nhức vùng ngực ở mẹ bầu.

2. Ngực căng đau tăng kích thước để làm chỗ chứa sữa

Hormone estrogen và progesterone còn thúc đẩy mô ngực tăng kích thước nhằm làm chỗ chứa sữa trong tương lai. Đây cũng là yếu tố góp phần trả lời cho câu hỏi căng ngực có phải dấu hiệu mang thai.

Ngực to hơn cũng trở nên nhạy cảm và khó chịu khi bị chạm vào. Điều này gây cản trở sinh hoạt thường nhật và còn có thể làm giảm hứng thú khi “yêu” nữa. Điều quan trọng là bạn nên chú ý đến việc lựa chọn áo ngực phù hợp, cũng như trao đổi với chồng để tránh chạm vào núi đôi nếu quan hệ trong giai đoạn này.

Căng ngực có phải dấu hiệu mang thai sớm không?

[key-takeaways title=””]

Căng ngực có phải dấu hiệu mang thai tuần đầu không thì câu trả lời là “Có” bạn nhé. Tình trạng này thường xuất hiện trong 1 – 2 tuần sau khi thụ thai và sẽ tái diễn trong giai đoạn bạn nuôi con bằng sữa mẹ (do cơ thể cần tiết sữa để nuôi bé cưng). Mẹ hãy yên tâm vì điều này không gây bất cứ nguy hại nào cả.

[/key-takeaways]

Bên cạnh căng ngực có phải dấu hiệu mang thai, bạn cũng nên lưu ý khả năng khác. Đôi khi căng ngực cũng dễ bị nhầm với nhiều vấn đề sức khỏe khác, điển hình như hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS, một loạt triệu chứng khó chịu xảy ra khoảng 1 – 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt) hay ảnh hưởng bởi một số thuốc hoặc đơn thuần chỉ là do việc mặc áo ngực không đúng kích cỡ gây căng tức ngực, thậm chí là khó thở.

căng ngực có phải dấu hiệu mang thai

Cơn đau do căng ngực thường diễn tiến khác nhau ở mỗi người. Căng ngực có phải dấu hiệu mang thai không còn tùy vào cơn đau như thế nào. Với hầu hết thai phụ, cơn đau sẽ xuất hiện ở một hoặc hai bên ngực sau đó lan sang nhiều vị trí khác trên cơ thể. Nhiều trường hợp còn có cảm giác ngứa ran ở núm vú hoặc quầng vú. Tình huống hiếm gặp hơn nữa là đau nhói ở ngực – bạn sẽ có cảm giác như bị vật nhọt đâm vào bầu ngực. Nếu bạn có thói quen ngủ sấp, bạn sẽ thấy trằn trọc, khó ngủ về đêm một khi bị đau ngực.

Căng ngực trong trường hợp nào mới đáng lo?

Ngoài căng ngực có phải dấu hiệu mang thai, bạn có thể tò mò hiện tượng đau vòng 1 có sao không. Với mẹ bầu, căng ngực khi mang thai không đáng lo ngại bởi hiện tượng này sẽ biến mất khi kết thúc tam cá nguyệt đầu tiên. Nhưng nếu gặp phải những biểu hiện sau, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra ngay:

  • Núm vú tụt
  • Thay đổi màu sắc trên da của vú
  • Đau ngực kéo dài mà không lành
  • Sưng quầng vú, chảy dịch ở núm vú
  • Đau kèm theo tình trạng nứt nẻ đầu ti
  • Sờ thấy có một khối u cứng ở ngực và không biến mất sau kỳ kinh nguyệt

Với những biểu hiện trên, câu hỏi căng ngực có phải dấu hiệu mang thai không, giải đáp cho bạn là không! Đôi khi, căng ngực như trên liên quan đến các bệnh thường gặp ở tuyến vú nữ giới, điển hình như xơ nang, u xơ tuyến vú, áp xe vú hoặc tệ hơn nữa là ung thư vú (tỷ lệ mắc bệnh ở người bị căng ngực tương đối thấp, trường hợp này bác sĩ cần phải làm thêm các xét nghiệm để đánh giá).

>>Xem thêm: Đau ngực khi mang thai như thế nào? Khi nào mẹ cần lo?

Mách bạn “chiêu” giúp giảm đau ngực thai kỳ trong tích tắc

cách chữa căng ngực

Vậy là bạn đã biết căng ngực có phải dấu hiệu mang thai không. Ngoại trừ khả năng căng ngực xuất phát từ bệnh lý, những trường hợp còn lại như đau tức ngực là dấu hiệu mang thai hay đến kỳ kinh nguyệt, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau để xua tan cơn đau.

1. Lựa chọn áo ngực thoải mái

Việc chọn áo lót không đúng cỡ chẳng những khiến chị em thêm khó chịu khi cương ngực mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài. Tốt nhất, bạn nên chọn áo lót thoải mái và có khả năng nâng đỡ ngực (có thể sử dụng áo lót thể thao được làm từ vải thoáng khí khi tập thể dục). Tránh sử dụng loại có gọng và mút nâng ngực.

2. Chườm lạnh khu vực đau nhức

Phương pháp này cho hiệu quả rất tốt bởi nhiệt lạnh làm co mạch máu, giảm tuần hoàn đến vùng bị đau, nhờ vậy mà hiện tượng đau hay viêm cũng sẽ dứt hẳn. Cách thực hiện: Bạn dùng khăn sạch bọc đá viên rồi chườm lên ngực tầm 15 phút, không lâu hơn để tránh làm tổn thương da.

3. Massage ngực để giảm đau

Hành động này giúp tăng lưu thông máu đến ngực làm giảm cảm giác căng tức nhanh chóng. Cách thực hiện: Bạn đưa hai tay lên ngực, sau đó massage theo chuyển động tròn đều khoảng 5 phút nhưng tránh tác động lên núm vú. Để tăng hiệu quả, bạn có thể kết hợp massage với các loại dầu thiên nhiên như dầu ô liu, dầu dừa…

4. Sử dụng liệu pháp nhiệt

Khác với nhiệt lạnh, nhiệt nóng sẽ làm giãn mạch máu, từ đó tăng tuần hoàn đến các vùng bị căng cứng. Bạn có thể sử dụng liệu pháp này bằng cách tắm hoặc ngâm mình trong bồn nước nóng hoặc đổ đầy nước ấm vào chai rồi chườm lên ngực. Hơi nóng tỏa ra sẽ giúp xua tan căng thẳng, mang lại cảm giác dễ chịu cho bạn.

5. Uống thuốc giảm đau

Căng ngực có phải dấu hiệu mang thai đã rõ, nhưng trường hợp căng tức ngực làm ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt thường nhật, bạn có thể hỏi bác sĩ về một số loại thuốc giảm đau không kê toa phù hợp.

>>Xem thêm: Tức ngực khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Vừa rồi là những chia sẻ về vấn đề căng ngực có phải dấu hiệu mang thai hay không. Các bà mẹ tương lai, nhất là những người lên chức mẹ lần đầu nên thường xuyên cập nhật những kiến thức thai kỳ bổ ích để hiểu về hiện tượng đau vòng 1, bảo vệ sức khỏe và có thêm hành trang cho việc sinh con sắp tới thêm thuận lợi nhé!

M.P