Categories
Sự phát triển của trẻ Tiêm phòng Sức khỏe trẻ em

Người ta thường tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào?

Người ta thường tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào? Tất tần tật những câu trả lời dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho mẹ.

1. Vắc xin là gì? Khi nào trẻ nên và không nên tiêm phòng

Vắc xin bao gồm các kháng nguyên được làm yếu đi, là chế phẩm sinh học giúp nâng cao khả năng kháng bệnh của cơ thể. Vắc xin hoạt động bằng cách hỗ trợ cho hệ thống miễn dịch của cơ thể làm quen với các loại bệnh có kháng nguyên tương tự.

Như vậy, khi trẻ được tiêm vắc xin, cơ thể sẽ được tăng cường sức đề kháng; chống lại bệnh tật. Đây được coi là một trong những cách hiệu quả nhất để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm.

Một số trường trẻ không nên hoặc cần tạm hoãn tiêm phòng bao gồm:

  • Sốt cao.
  • Dị ứng trứng.
  • Dương tính với HIV.
  • Có người ở nhà bị ốm.
  • Đang sử dụng steroid liều cao.
  • Bệnh hen suyễn hoặc bệnh phổi.
  • Suy giảm miễn dịch hoặc hóa trị.
  • Phản ứng nghiêm trọng với một loại vắc xin trước đó.

>> Chi tiết hơn: Khi nào trẻ không được tiêm phòng? Các trường hợp tạm hoãn vắc-xin

Tiêm vắc xin vẫn là yêu cầu cần thiết, quan trọng đối với hệ miễn dịch non yếu của trẻ nhỏ. Vậy người ta thường tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào? Dưới đây là 12 loại vắc xin cha mẹ cần biết.

2. Người ta thường tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào?

Những loại bệnh người ta thường tiêm phòng cho trẻ em từ sơ sinh đến 10 tuổi bao gồm: Viêm gan virus B; lao; bạch hầu, ho gà, uốn ván; bại liệt; bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae tuýp B; sởi; viêm não Nhật bản B; và Rubella.

người ta thường tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào
Người ta thường tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào? Danh sách các loại vắc-xin cho trẻ từ 0-10 tuổi

2.1 Vắc xin ngừa viêm gan B

Người ta thường tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào? Đầu tiên là vắc-xin viêm gan B được tiêm để phòng ngừa bệnh viêm gan B cho trẻ.

Mẹ đừng quên mũi tiêm quan trọng đầu đời này của con để phòng ngừa việc nhiễm virus viêm gan B từ mẹ nhé.

Lịch tiêm vắc xin viêm gan B như sau:

  • Trong vòng 24 giờ sau sinh: Bé sơ sinh cần được tiêm vacxin phòng ngừa viêm gan B.
  • Khi trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi: Trẻ tiêm các mũi tiếp theo và có thể tiêm với vắc xin phối hợp.
  • Khi bé được 6 – 18 tháng tuổi: Bé tiếp tục được tiêm 1/3 so liều lượng đầu sau khi sinh.

Sau khi tiêm, trẻ có thể sốt nhẹ, sưng tấy và đau ở chỗ tiêm. Mẹ xem thêm: 10 cách giảm đau, hạ sốt cho bé sau khi tiêm phòng hiệu quả

2.2 Vắc xin DtaP

Vắc xin DTaP bảo vệ trẻ tránh các bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván. Bạch hầu là một loại vi khuẩn khiến cổ họng của trẻ có lớp giả mạc màu xám; uốn ván là bệnh gây co thắt cơ bắp, làm tổn thương đến cấu trúc xương; và ho gà là căn bệnh phổ biến, dễ lây lan, nhưng khó kiểm soát.

Lịch tiêm vắc xin DTaP như sau:

  • Trẻ được tiêm vacxin DtaP khi bé 2, 3, 4, 6 tháng tuổi và lúc 18 tháng tuổi.

Để giảm số lần tiêm, có thể tiêm kết hợp DTaP trong những lần tiêm chủng cùng với các loại vacxin khác (chẳng hạn vacxin ngừa viêm gan B, vacxin phòng bại liệt…). Mẹ xem thêm: Tiêm phòng mũi 6 trong 1 giá bao nhiêu mẹ biết chưa?

2.3 Vắc xin ngăn ngừa thủy đậu

Người ta thường tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào
Người ta thường tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào? Loại thứ 3 là tiêm ngừa thủy đậu

Bệnh thủy đậu ở trẻ em do virus thủy đậu gây ra, có thể gây nhiễm trùng cũng như rất nhiều biến chứng khác. Vì vậy, người ta thường tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào thì câu trả lời chắc chắn phải là vắc xin phòng ngừa thủy đậu.

Lịch tiêm vắc xin Varicella như sau:

  • Khi trẻ được 12 – 15 tháng tuổi: Tiêm liều thứ nhất.
  • Khi bé được 4 – 6 tuổi: Tiêm liều thứ hai và là liều cuối cùng.

Triệu chứng thường thấy khi tiêm vắc xin này là sốt hoặc phát ban nhẹ.

2.4 Vắc-xin MMR

Vắc xin MMR giúp phòng ngừa bệnh sởi, quai bị, rubella. Sởi là bệnh truyền nhiễm gây phát ban, sốt cao, có khả năng lây lan nhanh; quai bị gây sốt, nhức đầu, sưng tuyến nước bọt; thậm chí gây nhiễm trùng tinh hoàn bé trai và ảnh hưởng tới khả năng sinh sản (vô sinh); rubella có thể gây đục thủy tinh thể, dị tật bẩm sinh.

Lịch tiêm vắc xin MMR như sau:

  • Khi trẻ 12 – 15 tháng tuổi: Bé được tiêm liều đầu tiên.
  • Khi trẻ 4 – 6 tuổi: Trẻ sẽ tiêm liều nhắc lại.

Vắc xin MMR đôi khi cũng có thể được tiêm kết hợp cùng vắc xin ngừa bệnh thủy đậu.

2.5 Vắc xin phòng tránh bại liệt (IPV)

Vắc-xin IPV
Người ta thường tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào? Loai thứ 5 là vắc xin ngừa bệnh bại liệt IPV

Bại liệt là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus bại liệt xâm nhập vào cơ thể, tấn công hệ thần kinh trung vương. Bệnh rất nguy hiểm, có khả năng gây tử vong nếu mắc virus gây bại liệt. Chính vì vậy, cha mẹ nên tiêm vắc xin phòng ngừa bại liệt cho trẻ đủ liều.

Lịch tiêm vắc xin bại liệt như sau:

  • Khi trẻ được 2 tháng tuổi.
  • Trẻ 4 tháng tuổi.
  • Trẻ được 6 – 18 tháng tuổi.
  • Khi trẻ được 4 – 6 tuổi trẻ được khám và tiêm mũi tiếp theo.

[inline_article id=171967]

2.6. Vắc xin Haemophilus cúm B (Hib)

Người ta thường tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào? Mẹ nhớ cho trẻ tiêm vắc xin Hip, vì đây là loại bệnh đặc biệt nguy hiểm với trẻ em dưới 5 tuổi.

Hib là loại vi khuẩn gây bệnh viêm màng não, viêm mô tế bào (nhiễm trùng da), viêm phổi, viêm nắp thanh quản.

Lịch tiêm vắc xin Haemophilus cúm B như sau:

  • Trẻ được 2 tháng tuổi.
  • Trẻ 4 tháng tuổi.
  • Trẻ 6 tháng tuổi.
  • Trẻ được 12 – 15 tháng tuổi.

Trẻ khi tiêm vắc xin Hib có thể gặp tác dụng phụ là sốt, sưng tấy hoặc đỏ ở vết tiêm.

[inline_article id=304221]

2.7 Phế cầu khuẩn liên hợp (PCV)

Có 2 loại vắc xin PCV: PCV13 và PPSV23. Trong đó PCV13 (tên thường gọi là Prevnar 13) là loại vắc xin được tiêm cho tất cả trẻ em.

Vắc xin PCV13 bảo vệ cơ thể trẻ chống lại các loại phế cầu khuẩn liên hợp gây ra các loại bệnh như: viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng tai, nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu)… những loại bệnh có thể dẫn đến tử vong cho trẻ.

Do đó, nếu mẹ thắc mắc “người ta thường tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào”. Câu trả lời chính là tiêm vắc xin PCV cho bé là không thể thiếu.

Lịch tiêm vắc xin PCV13 như sau:

  • Khi trẻ 2 tháng tuổi.
  • Trẻ 4 tháng tuổi.
  • Trẻ được 6 tháng tuổi.
  • Trẻ 12 – 15 tháng tuổi.

Sau khi tiêm vắc xin này, trẻ có thể buồn ngủ, sốt nhẹ, sưng tấy ở chỗ tiêm hoặc trẻ cáu gắt, khó chịu.

2.8 Vắc xin phòng Bệnh cúm

Cúm là bệnh rất dễ lây lan và ai cũng có thể mắc phải, kể cả người lớn. Khi trẻ bị cúm, cơ thể bị đau nhức khó chịu, con có thể bị sốt nhẹ, không chịu ăn uống.

Nếu một ai đó hỏi rằng người ta thường tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào thì cúm là bệnh cần phải tiêm. Vì nếu bé bị cúm sẽ mang virus về nhà và lây cho các thành viên trong gia đình.

Lịch tiêm vắc xin bệnh cúm như sau:

  • Trẻ 6 tháng tuổi trở lên được tiêm phòng cúm, mỗi năm 2 lần (mỗi lần cách nhau ít nhất 4 tuần) và nên tiêm bắt đầu vào mùa thu.
  • Với trẻ lớn hơn (trên 7 tuổi), vacxin phòng bệnh cúm được tiêm nhắc lại mỗi năm một lần.

Khi tiêm vắc xin phòng ngừa cúm, trẻ có thể bị sưng tấy ở chỗ tiêm, đau nhức hoặc sốt nhẹ. Nếu trẻ bị dị ứng với trứng, con có thể bị dị ứng với loại vắc xin này, vì vậy không nên tiêm.

2.9 Vắc xin phòng ngừa viêm gan A

người ta thường tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào
Người ta thường tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào? Chắc chắn không thể bỏ qua bệnh viêm gan A.

Trẻ có thể bị bệnh viêm gan A nếu con ăn, uống không đảm bảo vệ sinh. May mắn thay bệnh viêm gan A không gây ra bệnh gan mãn tính và hiếm khi gây tử vong như bệnh viêm gan B hoặc C.

Trẻ bị viêm gan A có thể bị sốt (từ nhẹ đến nặng), vàng da, vàng mắt, mệt mỏi, chán ăn…

Lịch tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan A như sau:

  • Khi bé 12 tháng tuổi: Bé tiêm mũi đầu.
  • Khi trẻ được 23 tháng tuổi: Trẻ tiêm mũi thứ 2.

Sau khi tiêm vacxin viêm gan A, trẻ có thể gặp tình trạng đau vết tiêm, chán ăn, đau đầu…

2.10 Vắc xin phòng ngừa virus Rota (RV)

Virus Rota là nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cấp, nôn mửa ở trẻ em và cả người lớn. Một người có thể bị nhiễm virus Rota nhiều lần trong đời. Triệu chứng thường thấy khi bị nhiễm virus này là đau bụng, đi ngoài liên tục (tiêu chảy nặng), sốt, mất nước, chán ăn.

Vacxin ngừa virus Rota có hai loại: Rotarix và RotaTeq.

Lịch tiêm vắc xin ngừa virus Rota như sau:

  • Khi bé 2-4 tháng tuổi: Uống 2 liều Rotarix: gồm 2 liều uống ở tháng thứ 2 hoặc tháng thứ 4.
  • Khi bé 2, 4 hoặc 6 tháng tuổi: Uống 3 liều RotaTeq: gồm 3 liều uống lúc 2, 4 và 6 tháng.

Sau khi uống vắc xin ngừa virus Rota, trẻ có thể cảm thấy khó chịu, nôn mửa hoặc tiêu chảy nhẹ. Cha mẹ cần lưu ý rằng ngay cả khi con đã uống đủ liều vắc xin thì trẻ vẫn có nguy cơ bị nhiễm Rotavirus nếu không ăn uống đảm bảo vệ sinh.

2.11 Vắc xin viêm màng não (MCV4)

Vi khuẩn viêm màng não là bệnh phổ biến có thể lây nhiễm ở các màng quanh não và tủy sống. Đây là bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ. Vì vậy, tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào thì mẹ nhớ đừng quên tiêm vắc xin phòng ngừa viêm màng não MCV4 nhé.

Lịch tiêm vắc xin ngừa viêm não Nhật Bản như sau:

  • MCV4 được tiêm khi trẻ 11 tuổi và 12 tuổi (và cũng có tác dụng tốt nhất ở độ tuổi này).

Khi tiêm vắc xin này, trẻ có thể bị đau nhức ở chỗ tiêm.

2.12 Human papillomavirus (HPV) – Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung

vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung
Người ta thường tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào? HPV là một trong số loại vắc xin nên tiêm

Một trong những loại vắc xin bố mẹ không chú ý tiêm cho trẻ là vắc xin HPV – ngừa ung thư cổ tử cung. Loại vắc xin này bảo vệ trẻ khỏi hai loại virus lây truyền qua đường tình dục và gây ung thư cổ tử cung.

Bác sĩ khuyến cáo trẻ em gái từ 9 tuổi trở lên nên tiêm vắc xin HPV để đảm bảo được bảo vệ để không bị nhiễm loại virus này.

Mẹ lưu ý vắc xin chỉ có tác dụng cho các em gái ở độ tuổi từ 9 – 26 tuổi, bất luận đã quan hệ tình dục hay chưa. Tuy nhiên, hiệu quả cao nhất vẫn là với bé gái chưa quan hệ tình dục.

Trên đây, MarryBaby đã liệt kê 12 mũi tiêm phòng quan trọng của trẻ. Vậy, với câu hỏi người ta thường tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào, mẹ nhớ đọc và ghi nhớ để đừng bỏ sót mũi tiêm nào của con nhé.