Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Tìm hiểu nguyên nhân nấm da đầu và cách điều trị hiệu quả nhất hiện nay

Tất tần tật những thắc mắc của các bạn về bệnh nấm da đầu cũng như nguyên nhân nấm da đầu sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây bởi các chuyên gia da liễu hàng đầu hiện nay. 

Nấm da đầu là bệnh gì?

Nấm da đầu là bệnh da liễu thường gặp, gây ngứa ngáy khó chịu và kéo theo tình trạng rụng tóc. Sau một thời gian ngắn mắc bệnh sẽ có những vảy nhỏ bong tróc, nhất là ở khu vực nấm da đầu hình thành mảng lớn màu trắng gây khó chịu và rất mất thẩm mỹ. 

Thực tế, trên da đầu sẽ xuất hiện nhiều loại nấm vô hại. Với một số trường hợp, nấm sống trong môi trường thuận lợi sẽ phát triển và sinh sôi. Chính điều này sẽ gây nên tình trạng da đầu nhiễm nấm. Nấm có thể phát triển ở mọi vị trí trên cơ thể. Nhưng chúng phổ biến ở trên da đầu, móng tay, móng chân.

 nguyên nhân nấm da đầu
Bệnh nấm da đầu là bệnh da liễu gây ngứa ngáy khó chịu và làm rụng tóc

Hậu quả khôn lường khi bị bệnh nấm da đầu

Nấm da đầu cần có thời gian để chữa khỏi. Nhưng nếu không có biện pháp điều trị phù hợp có thể dẫn tới tình trạng tích tụ vẩy da, tế bào chết. Theo đó, người bệnh nấm da đầu thường xuyên ngứa ngáy rồi gãi cào xước gây nhiễm trùng (tên khoa học là Kerion).

Một số biểu hiện của Kerion là da đầu bị sưng phồng, chảy mủ màu xanh nhạt hay màu vàng. Bên cạnh đó, còn hình thành vết nứt tạo điều kiện cho nấm chui vào da đầu, máu và gây nên một số bệnh nguy hiểm khác, kể cả ghẻ trên da đầu.

Nếu bạn để bệnh nấm da đầu kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng hỏng hoặc suy yếu các nang tóc và gây rụng tóc. Điều này càng dễ xảy ra với những bệnh nhân suy tuyến giáp.

Nấm da đầu còn có thể dẫn đến tình trạng hói đầu, nhiễm trùng da đầu, nhiễm trùng máu… khi để bệnh kéo dài. Vì vậy, ngay khi bạn phát hiện các biểu hiện của bệnh nấm da đầu thì cần đến gặp bác sĩ để được điều trị, tránh các biến chứng khôn lường. 

Nguyên nhân nấm da đầu nhiều người không ngờ tới 

Da đầu bị nấm chủ yếu là do nấm sợi thuộc loài nấm Trichophyton và Microsporum. Chúng thường cư trú ở những vùng da đầu ẩm ướt. Một số yếu tố chính dưới đây chính là nguyên nhân nấm da đầu phổ biến mà ít người ngờ tới.

1. Vệ sinh da đầu không sạch sẽ

Nguyên nhân nấm da đầu là do vệ sinh da đầu không sạch sẽ. Theo đó gây nên tình trạng mồ hôi kết hợp với bụi bẩn và các tế bào chết tạo thành môi trường ẩm ướt cho nấm dễ phát triển.

Ngoài ra, các bạn gội đầu không đúng cách như gãi và chà xát quá mạnh sẽ gây nên tình trạng trầy xước. Vậy là da đầu bị tổn thương thì nấm càng có điều kiện xâm nhập và tấn công vào sâu bên trong. 

Nguyên nhân nấm da đầu phổ biến là do vệ sinh da đầu không sạch sẽ

2. Thói quen sinh hoạt hàng ngày

Một số người quá bận rộn nên không có thời gian gội đầu thường xuyên, để đầu quá bẩn mới gội. Hay những bạn lại có thói quen gội đầu vào buổi tối và chưa sấy tóc khô hẳn đã đi ngủ.

Chính những thói quen này chính là nguyên nhân gây nấm da đầu. Bên cạnh đó, nhiều người sử dụng chung các vật dụng cá nhân của người bệnh như lược, mũ, chăn gối cũng dễ bị nhiễm nấm.

3. Nguyên nhân nhiễm nấm da đầu là lây nhiễm từ động vật

Một số vật nuôi trong gia đình dễ bị các loại nấm nếu không được vệ sinh tắm rửa sạch sẽ. Và khi bạn tiếp xúc trực tiếp với chúng sẽ dễ bị nhiễm nấm. Vì những loại nấm này có thể lây sang người. Ngoài ra, môi trường ô nhiễm hay nguồn nước bị nhiễm nấm cũng có thể là nguyên nhân gây nấm da đầu. 

Cách phân biệt nấm da đầu, gàu và vảy nến

Gàu, nấm da đầu và vảy nến thường có các triệu chứng tương tự nhau. Chính điều này gây nên nhiều nhầm lẫn và khó khăn trong việc điều trị. Theo đó, mọi người nên nắm cách phân biệt các loại bệnh này để có phương pháp điều trị phù hợp càng sớm càng tốt. 

  • Nấm da đầu: Có nhiều mụn nước, đỏ và gây đau đớn trên da đầu. Đặc biệt, nấm da đầu luôn gây nên sự ẩm ướt, nhờn rít và khó chịu.
  • Gàu: Hiện tượng rối loạn da đầu nên khiến da đóng vảy thành từng mảng và bám trên tóc, áo… Gàu chính là tình trạng tế bào da đầu thay mới quá nhanh nên không lây sang người khác, không đau hay nổi mụn. 
  • Vảy nến da đầu: Chính là hiện tượng mãn tính được gây nên bởi một số vấn đề liên quan đến hệ thống miễn dịch. Chúng gây bong tróc da đầu màu đỏ hay màu bạc, làm da đầu khô, ngứa ngáy, nóng rát và có thể gây rụng tóc. 

Tổng kết, nấm da đầu khiến da đầu ẩm ướt và nhờn rít. Vảy nến làm da đầu khô làm bong tróc với màu bạc và đỏ. Còn gàu chỉ làm bong vảy màu trắng, không gây đau và cũng không lây nhiễm.

Vảy nến dễ nhầm lẫn với nấm da đầu hơn và nếu không có biện pháp điều trị phù hợp thì khó trị tận gốc. Đặc biệt, bệnh vảy nến có nguy cơ cao lây lan từ da đầu xuống mặt cổ và toàn thân làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, thẩm mỹ, sức khỏe người bệnh.

Dấu hiệu nhận biết bệnh nấm da đầu sớm nhất

Dấu hiệu nhận biết bệnh nấm da đầu sẽ phát triển theo 3 giai đoạn. Vậy các bạn cùng theo dõi biểu hiện của 3 giai đoạn để sớm phát hiện bệnh nấm da đầu và có cách điều trị hiệu quả. 

1. Giai đoạn 1: Da đầu nổi nhiều gàu

Nấm bắt đầu thúc đẩy da đầu tiết ra bã nhờn kết hợp với các tế bào chết tạo thành gàu. Vì vậy, da đầu xuất hiện nhiều gàu và đây chính là biểu hiện đầu tiên của bệnh. Nhưng nhiều người lại không để ý vì nghĩ đây là hiện tượng bình thường. 

Da đầu xuất hiện nhiều gàu là biển hiện đầu tiên của bệnh nấm da đầu

2. Giai đoạn 2: Ngứa ngáy, xuất hiện mụn da đầu

Da đầu tiếp tục xuất hiện nhiều gàu và bã nhờn và bắt đầu có cảm giác ngứa ngáy. Sau đó, bạn sẽ cảm thấy bứt rứt và khó chịu nên người bệnh gãi ngứa liên tục.

Chính những sự chà xát mạnh có thể khiến da đầu bị trầy xước, thậm chí chảy máu, đóng vảy. Nhiều trường hợp người bệnh còn xuất hiện các nốt đỏ li ti hay nổi mụn.

3. Giai đoạn 3: Rụng tóc nhiều

Sau 20 ngày xuất hiện triệu chứng đầu tiên thì rụng tóc có thể diễn ra mạnh mẽ. Khi có biểu hiện rụng tóc chứng tỏ là tình trạng bệnh đang chuyển biến nặng. Lúc này, tóc có thể rụng tự nhiên hay khi chải tóc và gội đầu.

Khi tóc rụng quá nhiều sẽ tạo nên mảng hói hình tròn hay hình bầu dục với nhiều kích thước. Người bệnh sẽ luôn cảm thấy tự ti về vẻ bề ngoài của mình. Tình trạng này khiến người bệnh luôn cảm thấy tự ti về bề ngoài của mình.

Bật mí cách chữa trị bệnh nấm da đầu hiệu quả tận gốc

Ngay khi phát hiện các biểu hiện của bệnh nấm da đầu, các bạn cần có ngay các biện pháp điều trị phù hợp. Vì càng để lâu bệnh nấm da đầu tiến triển càng nghiêm trọng và khó điều trị dứt điểm. Vậy hãy tham khảo ngay cách điều trị dưới đây để hết bệnh tận gốc. 

1. Trị nấm da đầu bằng bồ kết

Từ xa xưa, bồ kết được biết đến là loại thảo dược rất tốt giúp chăm sóc da đầu và tóc hiệu quả. Vì trong bồ kết có chứa Saponin, có tác dụng giúp làm sạch da đầu tức thì.

Vì vậy, những người mà bị nhiễm nấm da đầu ở mức độ nhẹ có thể dùng loại quả bồ kết để gội đầu. Chú ý, trước khi gội đầu với bồ kết nên nướng chúng trên than đỏ rồi bỏ vào đun sôi với nước. Chờ khi nước nguội thì gội đầu với nước bồ kết sẽ thấy các triệu chứng của bệnh nấm da đầu thuyên giảm rõ rệt. 

2. Dùng thuốc trị nấm da đầu

Bệnh nấm da đầu đã chuyển biến sang tình trạng nặng thì cần phải sử dụng thuốc uống chống nấm để điều trị nhiễm trùng da đầu. Một số loại kem bôi bên ngoài không thể có tác dụng trong lúc này vì không ngấm vào vùng bị nấm được. Thời gian điều trị thuốc chống nấm thường liên tục từ 6–8 tuần. Các bạn nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ và sử dụng theo đúng hướng dẫn sử dụng. 

Nguyên nhân nấm da đầu đôi khi chỉ là những thói quen hàng ngày của bạn. Do đó, các bạn có thể ngăn ngừa được bệnh nấm da đầu bằng cách xây dựng lối sống sinh hoạt lành mạnh, khoa học. Còn nếu không may bị nấm da đầu thì cần điều trị ngay để tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. 

Xem thêm: