Phù thai là tình trạng nguy hiểm đến tính mạng cho thai nhi nếu không được phát hiện. Tỷ lệ sống sót khi thai nhi bị phù cũng thường không cao. Vậy tình trạng phù thai là gì? MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Phù thai là gì?
Phù thai (hydrops fetalis) là một bệnh lý nặng của thai được xác định bởi sự tích tụ dịch bất thường từ hai khoang trở lên trong cơ thể thai nhi bao gồm: tràn dịch ổ bụng, tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng ngoài tim và phù da.
Thai nhi bị phù toàn thân có giữ được không? Tình trạng sưng tấy nghiêm trọng do phù thai có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống cơ quan trong cơ thể của thai nhi. Có khoảng một nửa số ca phù thai không thể sống sót. Còn đối với những em bé sinh ra bị phù thai thì khả năng sống sót thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị của bác sĩ.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về thai nhi đạp gần cửa mình bên cạnh việc tìm hiểu hiểu về phù thai là gì.
Các dạng của phù thai
Sau khi tìm hiểu tình trạng phù thai là gì; chúng ta cần tìm hiểu thêm về hai dạng phù thai gồm phù thai liên quan tới miễn dịch và phù thai không liên quan miễn dịch có thể gặp phải trong phần dưới đây:
- Tình trạng phù thai liên quan tới miễn dịch: Tình trạng này xảy ra khi nhóm máu của mẹ và thai nhi không tương thích với nhau, chủ yếu là sự không tương thích về yếu tố Rh. Trong trường hợp khi mẹ có nhóm máu Rh âm và con có nhóm máu Rh dương, sự bất đồng nhóm máu Rh này sẽ kích thích hệ thống miễn dịch của mẹ, tạo ra kháng thể tấn công các tế bào hồng cầu của thai, gây nên tình trạng tán huyết ở lần mang thai sau.
- Tình trạng phù thai không liên quan tới miễn dịch: Tình trạng này chiếm 90% các trường hợp phù thai. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này: dị tật tim thai, bất thường nhiễm sắc thể, nhiễm trùng bào thai, bệnh lý huyết học ( Hb’ Bart,..)
>> Bạn có thể xem thêm: Tại sao thai nhi chỉ đạp bên phải? Liệu có nguy hiểm nào đang chực chờ mẹ và bé không?
Các dấu hiệu nhận biết phù thai là gì?
Các dấu hiệu của bệnh phù thai có thể nhận biết ngay trong thời kỳ mang thai. Vậy các dấu hiệu nhận biết phù thai là gì bạn đã biết chưa? Một số dấu hiệu dưới đây có thể cho thấy nguy cơ phù thai ở thai nhi:
- Dư ối
- Nhau thai dày lên
- Xuất hiện chất lỏng tích tụ trong bụng, ngực, dưới da, màng ngoài tim thai nhi
- Gan, lá lách hoặc tim của thai nhi to lên bất thường
Ngoài vấn đề phù thai là gì; bạn có thể tìm hiểu thêm về “mẹ bầu giật mình có ảnh hưởng đến thai nhi không?” để thai kỳ được khỏe mạnh nữa nhé.
Nguyên nhân phù thai ở thai nhi
Sau khi nhận biết các dấu hiệu phù thai, bạn sẽ rất thắc mắc vì sao thai nhi bị phù da toàn thân hay nguyên nhân phù thai là gì? Một số biến chứng hoặc bệnh tật thai nhi mắc phải là nguyên nhân dẫn đến phù thai ở thai nhi như:
- Bệnh gan
- Dị tật tim hoặc phổi
- Thiếu máu trầm trọng
- Bệnh tan máu bẩm sinh
- Bất đồng nhóm máu Rh mẹ và con
- Gặp bất thường nhiễm sắc thể và dị tật bẩm sinh
>> Bạn có thể xem thêm: Các chỉ số thai nhi chi tiết theo từng tuần
Cách chẩn đoán và điều trị
1. Chẩn đoán
Khi bạn đã tìm hiểu rõ các nguyên nhân dẫn đến phù thai; bạn sẽ cần tìm hiểu thêm về các cách chẩn đoán phù thai là gì. Phù thai có thể được chẩn đoán trong khi mang thai thông qua một số xét nghiệm sau:
Sau khi được chẩn đoán phù thai trên siêu âm, chọc ối hay lấy mẫu máu thai nhi, mẹ có thể sẽ rất muốn biết phù thai có chữa được không. Mẹ cùng tìm hiểu câu trả lời trong phần dưới đây nhé.
2. Cách điều trị
Phù thai có chữa được không? Cách điều trị chứng phù thai phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Với các nguyên nhân phù thai có thể can thiệp được trong tử cung như thiếu máu thai nhi, hay hội chứng truyền máu cho nhận, rối loạn nhịp tim nhanh tim thai…thì việc điều trị trước sinh đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị giải quyết bệnh lý cho thai nhi để từ đó cải thiện kết cục của mẹ và thai nhi.
[inline_article id=291956]
Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu xong tình trạng phù thai là gì. Khám thai định kỳ theo lịch hẹn là cách để mẹ có thể theo dõi và phát hiện sớm tình trạng phù thai (nếu có) và đưa ra phương án điều trị phù hợp nhé.