Categories
Chuẩn bị mang thai

Nhanh đói có phải có thai không? 12 lý do khiến bạn nhanh đói

Đói bụng là “báo động” tự nhiên cho thấy cơ thể đang cần nhiều thức ăn hơn. Thường thì sau bữa ăn chính khoảng 2 – 3 giờ chúng ta mới cảm thấy đói trở lại. Tuy nhiên, nếu cơn đói vẫn xảy đến ngay sau bữa ăn thì có thể sức khỏe bạn đang gặp vấn đề. Bên cạnh đó, nghi vấn nhanh đói có phải có thai không cũng sẽ được giải đáp rõ trong bài viết dưới đây.

Tại sao bạn lại nhanh đói? Nhanh đói là do đâu?

Nhanh đói có phải có thai không? Đói bụng là kết quả của sự mất cân bằng hormone trong cơ thể gây ra tình trạng trên. Nếu bạn ăn uống đủ chất, cơn đói sẽ tạm thời biến mất. Tuy nhiên, khi bạn cảm thấy nhanh đói hơn bình thường, bạn không cảm thấy no sau khi ăn hoặc ham muốn ăn liên tục trong ngày thì đó là dấu hiệu bất thường với cơ thể.

Có nhiều lý do tại sao lại nhanh đói: chế độ ăn uống thiếu chất, thói quen sinh hoạt không lành mạnh và triệu chứng của một số bệnh lý. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và xem thử liệu nhanh đói bụng có phải có thai không nhé.

Vậy nhanh đói có phải có thai không?

Nhanh đói có phải có thai không? 12 lý do khiến bạn nhanh đói

1. Không cung cấp đủ protein

nhanh đói do không cung cấp đủ protein
Nhanh đói có phải có thai không?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng một chế độ ăn uống đủ protein là cách quan trọng để kiểm soát sự thèm ăn. Protein hoạt động bằng cách tăng sản xuất hormone báo hiệu no và giảm mức độ hormone kích thích cảm giác đói. Vậy nên bạn có thể cảm thấy đói nhanh hơn nếu không ăn đủ protein.

Thường xuyên ăn thực phẩm có chứa hàm lượng protein cao như thịt heo, thịt gà, cá, trứng, sữa, sữa chua, đậu, quả hạch, hạt, ngũ cốc nguyên hạt… sẽ cho bạn cảm giác no lâu hơn trong ngày và ít phải suy nghĩ về thức ăn hơn.

>>> Bạn có thể tham khảo: Góc giải đáp thắc mắc: Bị tiêu chảy có phải dấu hiệu mang thai sớm hay không?

2. Ngủ không đủ giấc

Nhanh đói có phải có thai không? Thiếu ngủ hoặc ngủ không đủ giấc là nguyên nhân gây ra sự dao động trong nồng độ hormone đói của bạn và có thể khiến bạn cảm thấy đói thường xuyên hơn.

Bạn có biết rằng ngủ đủ giấc sẽ điều chỉnh ghrelin – hormone kích thích sự thèm ăn? Thiếu ngủ sẽ làm gia tăng lượng ghrelin cao hơn, đó là lý do tại sao bạn có thể cảm thấy đói khi thiếu ngủ.

3. Nhanh đói có phải có thai không? Dấu hiệu có thai

Nhanh đói có phải có thai không
Nhanh đói có phải có thai không? – Đó có thể là một dấu hiệu có thai

Nhanh đói có phải dấu hiệu mang thai? Khi mang thai, cơ thể bạn cần một lượng lớn thức ăn để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cả mẹ và bé. Do đó, việc cảm thấy đói bụng thường xuyên cũng là một trong những dấu hiệu của mang thai.

4. Chế độ ăn ít chất béo

Chất béo đóng một vai trò quan trọng để giúp cơ thể cảm thấy no lâu hơn vì chúng làm chậm quá trình tiêu hóa và tăng sản xuất các hormone thúc đẩy cảm giác no. Nếu bạn luôn thắc mắc tại sao lại nhanh đói thì có thể xem lại chế độ ăn của mình đã đủ chất béo chưa nhé.

Có rất nhiều loại thực phẩm giàu chất béo mà bạn có thể đưa vào chế độ ăn uống của mình, trong đó axit béo omega-3 có trong cá hồi, cá ngừ, cá mòi được xem là có khả năng làm giảm cảm giác thèm ăn hiệu quả. Ngoài ra, dầu oliu, trứng, sữa chua béo, óc chó, hạt lanh cũng là những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo lành mạnh.

>>> Bạn có thể tham khảo: Tiểu buốt ra máu có phải dấu hiệu mang thai hay bệnh nguy hiểm?

5. Không uống đủ nước

Bên cạnh thắc mắc nhanh đói có phải có thai không thì bạn cũng có thể cảm thấy luôn đói nếu uống không đủ nước, bởi vì nước có đặc tính làm giảm sự thèm ăn, nhất là uống trước bữa ăn. Ăn nhiều thực phẩm giàu nước bao gồm trái cây và rau quả cũng sẽ đáp ứng nhu cầu hydrat hóa của bạn, tức là giảm cảm giác khát vốn thường bị nhầm lẫn với cảm giác đói.

[inline_article id=267104]

6. Nhanh đói có phải có thai không? Không ăn đủ chất xơ

Bạn nhanh đói là do đâu? Nguyên nhân có thể xuất phát từ chế độ ăn uống thiếu chất xơ bởi vì chất xơ kìm hãm tốc độ làm rỗng của dạ dày, khiến dạ dày mất nhiều thời gian để tiêu hóa thực phẩm hơn.

Ngoài ra, lượng chất xơ cao cũng ảnh hưởng đến việc giải phóng các hormone ngăn chặn cảm giác thèm ăn và sản xuất các axit béo chuỗi ngắn, được chứng minh là có tác dụng thúc đẩy cảm giác no rất hiệu quả.

Nhiều loại thực phẩm khác nhau, chẳng hạn như bột yến mạch, hạt lanh, khoai lang, cam và cải Brussels chính là những nguồn chất xơ hòa tan tuyệt vời.

7. Căng thẳng quá mức

Nhanh đói có phải có thai không? Mau đói có phải có thai không? Ngoài khả năng này thì lý do tại sao lại nhanh đói còn đến từ tâm trạng căng thẳng quá mức sẽ làm tăng nồng độ cortisol, được chứng minh có thể thúc đẩy cơn đói đến nhanh hơn bình thường. Một số cách hữu hiệu có thể làm giảm mức độ căng thẳng chính là tập thể dục và hít thở sâu đấy.

>>> Bạn có thể tham khảo: Gói tiêm phòng trước khi mang thai giá bao nhiêu?

8. Uống nhiều rượu

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng rượu có thể ức chế các hormone làm giảm sự thèm ăn, chẳng hạn như leptin. Vì vậy mà bạn có thể cảm thấy đói thường xuyên nếu uống quá nhiều rượu. Rượu còn làm suy yếu phần não, kiểm soát khả năng phán đoán và tự chủ của bạn, hậu quả khiến bạn ăn nhiều hơn bất chấp cơn đói đến nhanh hay chậm.

9. Ăn quá nhanh

Ăn quá nhanh không cho phép cơ thể có đủ thời gian để nhận ra cảm giác no, vậy nên bạn sẽ đói nhanh hơn. Những người ăn nhanh cũng có xu hướng ăn quá nhiều trong bữa ăn so với những người ăn chậm. Họ cũng có khả năng bị béo phì hoặc thừa cân.

10. Tập thể dục liên tục

Những người tập thể dục ở cường độ mạnh thường xuyên có xu hướng trao đổi chất nhanh hơn, có nghĩa là họ đốt cháy nhiều calo hơn so với những người tập thể dục vừa phải hoặc ít vận động. Do đó, họ có thể bị đói thường xuyên.

11. Nhanh đói có phải có thai không? Tác dụng phụ của thuốc

Nhanh đói bụng có phải có thai không? Nếu bạn đang dùng một số loại thuốc chống trầm cảm, chữa tiểu đường, thuốc an thần… thì tác dụng phụ của chúng được chỉ ra là có thể làm tăng cảm giác thèm ăn, vậy nên bạn sẽ cảm thấy đói thường xuyên. Hãy trao đổi với bác sĩ bằng cách thay thế bằng loại thuốc khác nếu có thể nhé.

>>> Bạn có thể tham khảo: Dấu hiệu mang thai khi kinh nguyệt không đều bạn cần biết

12. Triệu chứng của bệnh lý

Nếu loại trừ khả năng nhanh đói có phải dấu hiệu mang thai thì có thể bạn đã mắc một số bệnh lý gây ra cảm giác thèm ăn. Trong đó, đói thường xuyên là dấu hiệu kinh điển của bệnh tiểu đường. Bệnh xảy ra do lượng đường trong máu quá cao và thường đi kèm với các triệu chứng khác bao gồm: khát nước, giảm cân và mệt mỏi.

Bệnh cường giáp do tuyến giáp hoạt động quá mức cũng liên quan đến nguyên nhân nhanh đói là do đâu. Bệnh cường giáp sản xuất ra nhiều hormone tuyến giáp, từ đó thúc đẩy sự thèm ăn liên tục.

Hạ đường huyết hoặc lượng đường trong máu thấp cũng có thể làm tăng mức độ đói thường xuyên. Lượng đường trong máu thấp báo hiệu cơ thể bạn cần nhiều thức ăn hơn, đặc biệt nếu chế độ ăn của bạn bao gồm nhiều tinh bột và đường tinh chế.

Ngoài ra, cảm giác nhanh đói cũng thường là triệu chứng của một số bệnh lý khác, chẳng hạn như trầm cảm, lo lắng và hội chứng tiền kinh nguyệt.

Cần làm gì để giảm cơn thèm ăn?

Nhanh đói có phải có thai không
Nhanh đói có phải có thai không? Cần làm gì để giảm cơn thèm ăn?

– Bạn có thể cảm thấy đói thường xuyên nếu chế độ ăn uống của bạn thiếu protein, chất xơ hoặc chất béo lành mạnh. Vậy nên hãy bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng vào thực đơn ăn uống hằng ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng nên uống đủ 2 lít nước/ngày và hạn chế tối đa các đồ uống có cồn.

– Ngủ đủ giấc cũng đảm bảo đủ lượng leptin, một loại hormone thúc đẩy cảm giác no. Ngoài ra, ngủ đủ giấc còn liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính bao gồm bệnh tim và ung thư.

– Nếu nghi ngờ nhanh đói có phải dấu hiệu mang thai, bạn cần phải dùng đến những phương pháp chắc chắn hơn để xác định chính xác thai kỳ như que thử thai, siêu âm, xét nghiệm…

>>> Bạn có thể tham khảo: Xét nghiệm gen đông máu trước khi mang thai và những điều cần biết

– Bạn có thể ngăn chặn cơn đói quá mức do tập thể dục đơn giản bằng cách ăn nhiều hơn để cung cấp năng lượng cho quá trình tập luyện. Một giải pháp khác là cắt giảm thời gian tập thể dục hoặc giảm cường độ tập luyện.

– Ăn chậm và nhai kỹ giúp cơ thể và não bộ của bạn có nhiều thời gian hơn để tiết ra hormone chống đói và truyền tín hiệu no.

– Nếu bạn thường xuyên cảm thấy đói hoặc sụt cân không rõ nguyên nhân thì có thể cân nhắc đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị bệnh lý kịp thời.

[inline_article id=262410]

Bên cạnh thắc mắc nhanh đói có phải có thai không thì còn rất nhiều nguyên nhân khiến bạn cảm thấy đói thường xuyên. Hãy xem lại chế độ ăn uống và lối sống của mình để xem thử những thay đổi nào bạn có thể thực hiện để cải thiện tình trạng này hay không nhé. Chúc bạn luôn sống vui khỏe!