Vi khuẩn HP nguy hiểm hơn bạn nghĩ. Có ai ngờ được chỉ vì một nụ hôn đơn giản từ bố mà con gái lại phải đối mặt với tình trạng suýt tử vong nếu không được bác sĩ phát hiện kịp thời. Đây là một kinh nghiệm đáng giá để bạn lưu ý khi giao tiếp với con trẻ.
Chị Sophie Lebner (Úc) cho biết vào chủ Nhật, cô con gái 8 tuần tuổi tên Lottie thức dậy với đôi mắt đỏ rực, bị chảy nước mắt. Chị cho rằng con bị viêm kết mạc nên đã nhỏ nước muối. Đến thứ Ba, mắt và hai tay của Lottie nổi lên những mụn nước màu đỏ. Lúc này, chị nghĩ con gái bị bệnh tay chân miệng và lập tức đưa bé đến bệnh viện để được kiểm tra.
Sau khi chụp ảnh mắt của Lottie, bác sĩ hỏi rằng có ai bị mụn rộp khi tiếp xúc với Lottie như bế và ôm hôn bé không. Chị nhớ ra bố của Lottie đã bị mụn rộp vào tuần trước. Sau đó, vị bác sĩ ngay lập tức nói về virus Herpes Simplex (virus HP) và sự nguy hiểm của nó.
Lập tức, con gái 8 tuần tuổi trải qua một cuộc chọc dò thắt lưng, xét nghiệm máu. Kết quả cho thấy bé thực sự đã bị nhiễm virus HP. Nếu mẹ chậm đưa đến bệnh viện, Lottie khó có thể giữ được tính mạng.
Hiện tại, sức khỏe Lottie đã ổn định. Con tiếp tục được điều trị 14 ngày kháng sinh IV. Sau đó, con sẽ dùng kháng sinh theo đường uống suốt 6 tháng. Phụ huynh sẽ đưa bé đến bệnh viện để xét nghiệm máu đều đặn, kiểm tra sức khỏe cho bé hàng tuần.
Vi khuẩn HP rất nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh
Vi khuẩn HP có thể tấn công não và các cơ quan khác của trẻ sơ sinh chỉ trong vài ngày. Hậu quả là các bộ phận này có thể bị tổn thương vĩnh viễn. Nguy hiểm hơn, trẻ còn bị tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Trẻ càng nhỏ, khả năng miễn dịch càng thấp thì mức độ nguy hiểm càng cao.
Khi bị nhiễm vi khuẩn HP, trẻ bị phát ban, nổi mụn nước ở mắt, miệng hoặc ở trên da. Tuy vậy, vẫn có những trẻ dù bị nhiễm virus nhưng vẫn không có biểu hiện nào cụ thể.
Vì vậy, nếu thấy con cáu kỉnh, bỏ bữa, phát ban hoặc có các dấu hiệu như trên thì bạn hãy lập tức đưa con đến bệnh viện để được thăm khám.
Tại Việt Nam, trẻ nhiễm HP là tình trạng khá phổ biến. Trẻ có thể bị các biến chứng khó tiêu, viêm dạ dày cấp và mạn, loét dạ dày tá tràng, lâu dài dẫn đến ung thư. Trẻ mang khuẩn sẽ chán ăn, buồn nôn, trẻ chậm lớn, nặng nôn ra máu hoặc đi tiêu phân đen hôi.
Đây chính là những thông tin Tiến sĩ Đào Văn Long, nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ. Theo ông 70% dân số Việt Nam bị nhiễm khuẩn HP, trong đó trẻ em dưới 10 tuổi dễ nhiễm nhất. Trẻ nhỏ do hệ miễn dịch chưa thực sự hoàn chỉnh nên nguy cơ lây nhiễm cao.
Đường lây bệnh ở trẻ nhỏ chủ yếu là miệng – miệng và phân – miệng. Trẻ được người lớn hôn, thơm vào miệng để thể hiện cử chỉ yêu thương mà không biết đã vô tình lây nhiễm virus HP nếu người lớn có khuẩn trong cơ thể. Trẻ nhỏ cũng được người lớn mớm, đút thức ăn, dùng chung đũa, uống chung ly nên khả năng lây lan bệnh rất cao.
Bên cạnh đó, trẻ còn nhỏ nên chưa có ý thức tự bảo vệ chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Trẻ thường quên rửa tay sau khi đi vệ sinh hay tiếp xúc với những khu vực không sạch sẽ, chơi đùa với con vật nuôi bẩn, là nguy cơ lây bệnh.
Bác sĩ Long cho biết mỗi nước có khuyến cáo khác nhau về việc điều trị vi khuẩn HP. Ở Việt Nam nếu chưa có triệu chứng thì trước mắt chưa cần phải điều trị. Độ tuổi phù hợp để điều trị HP là 30-40. Trẻ nhỏ nếu như không có biểu hiện nặng vẫn có thể sống hoàn toàn bình thường. Ngoài tác hại, HP vẫn có lợi như giảm nhiễm trùng đường tiêu hóa, giảm dị ứng ở trẻ.
[inline_article id=183821]
Cách phòng lây nhiễm HP cho trẻ
- Không nhai mớm thức ăn cho trẻ.
- Không hôn và không cho người khác hôn con.
- Mỗi người nên có bộ dụng cụ ăn uống riêng, không dùng chung.
- Hướng dẫn trẻ rửa tay với xà phòng sau khi đi vệ sinh.
- Diệt ruồi, gián… là những trung gian truyền bệnh.
- Thường xuyên khám sức khỏe tổng quát cả gia đình để phòng ngừa bệnh.