Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Nguy hại khôn lường từ việc mẹ bầu dùng tăm bông ngoáy tai

tác hại khi sử dụng bông ngoáy tai

Rất nhiều mẹ bầu có thói quen lấy ráy tai bằng tăm bông sau khi tắm gội. Bạn cần dừng ngay việc này lại, bởi lẽ việc sử dụng bông ngoáy tai là vô cùng có hại cho sức khỏe thính giác.

Việc vệ sinh tai bằng tăm bông có thể làm cho các sợi bông gòn dính lại bên trong tai, lâu dần dẫn đến những vấn đề tai hại. Có báo cáo cho thấy, việc dùng bông ngoáy tai thường xuyên có thể gây thủng màng nhĩ, viêm tai, nấm tai hoặc trường hợp xấu nhất là điếc vĩnh viễn.

Giải đáp: Vì sao không nên sử dụng tăm bông ngoáy tai?

tác hại khi dùng bông ngoáy tai

Không riêng gì các mẹ bầu, nhiều người vẫn có thói quen dùng bông ngoáy tai thậm chí ngay cả khi không bị ngứa. Điều này hết sức nguy hại vì vô tình đã loại bỏ đi “hàng rào phòng vệ tự nhiên” của đôi tai.

Chúng ta cũng làm điều này khi cảm thấy ráy tai quá nhiều dẫn đến khó chịu, bức bối nên muốn “tống cổ” chúng ra ngay. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng ráy tai không hề vô dụng. Về mặt lý thuyết, ráy tai được sinh ra để bảo vệ tai khỏi tác hại của bụi bẩn và dị vật. Hơn nữa, ráy còn có tác dụng làm trơn bề mặt tai và ngăn ngừa sự xuất hiện của nấm mốc. Chính vì đặc tính này mà bạn sẽ cảm thấy tai mình bị khô sau khi làm sạch ráy tai.

Mặt khác, nhờ vào cơ chế làm sạch tự nhiên mà ráy tai sẽ dần tự di chuyển và rơi ra khỏi tai. Khi đó, quá trình hình thành ráy tai mới sẽ bắt đầu và quy trình cứ lặp đi lặp lại như vậy.

Những tổn thương do sử dụng bông ngoáy tai mẹ bầu cần biết

1. Ảnh hưởng đến cấu trúc tai giữa

Theo đó, tăm bông hoặc các dụng cụ bằng kim loại khác khi được đẩy quá sâu vào tai trong lúc lấy ráy tai sẽ gây tổn thương phần tai giữa. Phổ biến nhất có lẽ là tình trạng rách màng nhĩ.

2. Nhiễm trùng

Việc lấy ráy tai, sử dụng bông ngoáy tai vô tình đẩy vi khuẩn vào sâu bên trong ống tai. Điều này có thể gây ra tình trạng viêm tai giữa.

Khi bị đẩy vào bên trong, một phần ráy tai cũng bám vào màng nhĩ làm tăng gánh nặng, giảm độ rung của bộ phận này. Nặng hơn nữa, bạn sẽ đối mặt với nguy cơ hỏng màng nhĩ, mất thính giác hoặc nhiễm trùng.

3. Làm xuất hiện dị vật trong tai

Nhiều trường hợp, phần đầu của bông ngoáy tai bị rơi ra ngoài và mắc kẹt lại bên trong lòng tai. Vấn đề này xảy ra sẽ khiến các bà mẹ tương lai vô cùng khó chịu, bức bối.

Một nghiên cứu trên các dị vật trong cơ thể báo cáo rằng, tăm bông chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều ca cấp cứu nhất. Vì vậy, khi sử dụng để vệ sinh tai, mẹ bầu nên hết sức cẩn thận.

4. Tác động do tích tụ quá nhiều ráy tai

Như đã đề cập ở trên, việc sử dụng tăm bông sẽ khiến ráy tai bị đẩy vào sâu hơn trong ống tai. Bên cạnh việc gây tổn thương cấu trúc tai giữa, việc tích tụ quá nhiều ráy tai sẽ dẫn đến một số triệu chứng khó chịu như: Đau, cảm giác nặng nề trong tai hoặc ù tai, không nghe rõ.

Mẹ bầu nên làm gì khi cảm thấy tai bị đau?

hỏi ý kiến bác sĩ về cách dùng thuốc

Sau khi kết thúc quá trình vệ sinh tai bằng tăm bông và bạn cảm thấy đau ở vị trí này, những việc tiếp theo cần phải làm bao gồm:

  • Sử dụng thuốc giảm đau có sẵn tại nhà. Loại thuốc không kê đơn phù hợp cho bạn như Paracetamol hay Acetaminophen. Nếu dị ứng với thuốc này, bạn có thể chuyển qua sử dụng Ibuprofen. Khi dùng thuốc, nếu cơn đau không thuyên giảm mà còn nặng hơn, hãy đến bệnh viện để kiểm tra. Lưu ý, mẹ bầu không nên tự ý dùng thuốc mà cần phải có sự tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Ngoài ra, khi chạm vào tai mà cảm thấy đau kèm biểu hiện không nghe rõ, bạn cũng nên đến bác sĩ ngay. Vì có thể lúc này, tai bạn đã bị tổn thương.

Mách mẹ bầu những biện pháp vệ sinh tai an toàn mà không cần dùng đến tăm bông

Lấy ráy tai bằng tăm bông sẽ gây hại, nếu như bạn thường xuyên lạm dụng việc này. Bên cạnh việc hạn chế dùng bông ngoáy tai, bạn cũng có thể thử những mẹo phổ biến sau đây:

1. Hỗn hợp tỏi và dầu dừa

tỏi và dầu dừa thay thế cho bông ngoáy tai

Sự kết hợp giữa tỏi và dầu dừa được cho là combo thay thế tuyệt vời cho bông ngoáy tai. Điều thú vị là biện pháp này đã có từ rất lâu rồi đấy! Trong trường hợp bạn vẫn chưa biết thực hiện ra sao cho đúng, hãy để Marry Baby hướng dẫn cặn kẽ cho bạn.

Bạn cũng biết rằng tỏi là loại củ gia vị mang lại đặc tính kháng khuẩn và chống virus hữu hiệu. Do đó, hỗn hợp dầu tỏi cũng sẽ giúp loại bỏ sạch sẽ ráy tai cho bạn. Hơn nữa, nó còn mang lại lợi ích khử mùi và giữ cho bạn thoát khỏi tình trạng nhiễm trùng tai.

Để làm ra hỗn hợp này, bạn cần chuẩn bị khoảng 4 – 5 tép tỏi tươi, bóc sạch vỏ và nấu cùng một ít dầu dừa trong 10 – 12 phút. Sau khi xong, đem lọc lấy phần dầu và nhỏ vào tai một vài giọt. Lời khuyên là sẽ tốt hơn nếu sử dụng khi dầu còn đang ấm. Tuy nhiên, không nên để dầu quá nóng vì sẽ ảnh hưởng đến lớp da nhạy cảm bên trong tai.

2. Baking soda

Ngoài mang lại lợi ích cho làn da và mái tóc, baking soda còn có thể sử dụng để khử mùi hôi tai. Cách thực hiện cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần trộn một nhúm nhỏ baking soda cùng với 2 thìa cà phê nước tinh khiết. Sau đó dùng hỗn hợp vừa pha nhỏ vào tai, để yên khoảng 2 phút rồi lau sạch. Phương pháp này không những loại bỏ mùi hôi, mà còn giúp làm sạch ráy tai nữa đấy!

3. Giấm táo

giấm táo giúp làm sạch ráy tai

Các bà mẹ tương lai cũng có thể dùng giấm táo thay cho bông ngoáy tai khi muốn vệ sinh tai. Do có tính axit nhẹ nên giấm táo có thể “quét” sạch phần ráy tai thừa cho bạn. Hãy thử biện pháp này bằng cách trộn nửa thìa cà phê giấm táo với 2 thìa cà phê nước cất. Nhỏ hỗn hợp vào tai và để yên khoảng 2 phút. Sau đó làm sạch lại với sự trợ giúp của một dụng cụ là nút tai.

4. Hydrogen peroxide (oxy già)

Hydrogen peroxide được sử dụng phổ biến nhất để loại bỏ bụi bẩn và ráy tai. Cơ chế là khi nhỏ chất này vào, nó sẽ phản ứng với các vi khuẩn và bụi bẩn bên trong, từ đó hình thành nên bọt bong bóng. Bọt này nổi lên và mang theo những chất bẩn cần loại bỏ.

Lưu ý bạn không được dùng oxy già nhỏ trực tiếp vào tai. Cách tốt nhất là phải pha loãng bằng nước cất. Nên sử dụng loại oxy già có nồng độ khoảng 3% bạn nhé!

Trên đây là những gợi ý về cách vệ sinh tai an toàn cho mẹ bầu. Nếu có bất kỳ vấn đề nào lo ngại, hãy liên hệ trực tiếp với bác sĩ để được hướng dẫn thêm. Ngoài việc dùng bông ngoáy tai, bạn cũng nên tránh các biện pháp không an toàn khác, chẳng hạn như dùng nến hoặc các loại thiết bị hút ráy tai không rõ nguồn gốc. Cùng chia sẻ bài viết để bảo vệ thai kỳ an toàn cho bạn và người thân xung quanh nhé.

Marry Baby

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Phải làm gì nếu gặp tình trạng nước vào tai bạn?

động tác nhai là cách chữa nước vào tai hiệu quả

Chuyện nước lọt vào lỗ tai khi tắm hay đi bơi chẳng mấy xa lạ với mọi người. Bình thường, nước sẽ tự động thoát ra ngoài nhưng nếu điều này không xảy ra hoặc nước đọng lại ở tai quá lâu nó lại có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe. Vì vậy, bạn cần bỏ túi ngay cho mình những “bí kíp” chữa nước vào tai cực hiệu quả mà không phải ai cũng biết.

Tình trạng nước mắt kẹt trong tai sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu. Cảm giác khó chịu này đôi khi kéo dài từ tai đến hàm rồi tới cổ họng. Song song với đó là những vấn đề thính giác và âm thanh nghe như bị nghẹt.

Thông thường, tình trạng nước làm ù tai sẽ không gây nguy hại đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu nước đọng trong tai trong một thời gian dài sẽ dễ dẫn đến tình trạng tích tụ bụi bẩn gây nhiễm trùng tai và nhiều vấn đề nguy hại khác.

Bài viết sau đây, Marry Baby mách bạn những mẹo đơn giản để loại bỏ nước vào tai hiệu quả nhất cùng cảnh báo về những gì bạn không nên làm khi xảy ra tình trạng này. Cùng theo dõi nhé!

Lý giải vì sao nước vào tai là chuyện không thể xem nhẹ!

nguy hiểm khi nước vào tai

Bẩm sinh, tai của chúng ta đã có một cơ chế tự nhiên để bảo vệ chống lại nhiễm việc nhiễm khuẩn. Tuy vậy, vẫn có một số điều kiện làm ảnh hưởng đến sự phòng vệ này của cơ thể, từ đó dẫn đến việc tai của bạn sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn. Những điều kiện có thể kể đến bao gồm:

  • Xuất hiện độ ẩm quá mức trong ống tai
  • Có các vết trầy, xước hoặc vết bầm trong ống tai
  • Dị ứng với một số vật phẩm cụ thể như đồ trang sức hoặc các loại thuốc xịt

Lưu ý rằng, khi nước vào tai và bị giữ lại trong ống tai quá lâu có thể dẫn đến bệnh viêm tai ngoài (hay swimmer’s ear). Đặc biệt là tình trạng này sẽ phổ biến hơn ở những người đã có vấn đề về da như chàm hoặc bệnh vẩy nến.

Trường hợp bị nhiễm trùng tai, bạn sẽ có cảm giác bị ngứa và đau ở ống tai. Đôi khi, bạn cũng sẽ nhận thấy có xuất hiện dịch tiết ra như mủ hoặc các triệu chứng khác kèm theo như sốt, đau ở cổ, mặt; đau khi nghe và nổi hạch bạch huyết ở cổ.

Mách bạn 9 biện pháp tại nhà hữu hiệu để lấy nước ra khỏi lỗ tai

Để loại bỏ nước ở trong tai, bạn tuyệt đối không nên làm theo cách thọc tay vào hay dùng tăm bông chọc ngoáy đôi khi có thể gây ảnh hưởng đến màng nhĩ. Thay vào đó, bạn nên thử những mẹo mà chúng tôi đã gợi ý trong bài viết dưới đây:

1. Tạo áp lực chân không trong tai

Để lấy nước ra khỏi tai, bạn sẽ cần tạo ra một lực hút chân không nhẹ trong ống tai của mình. Muốn làm được như vậy, bạn cần:

  • Nghiêng đầu sang một bên và giữ cho lòng bàn tay khum chặt trên tai
  • Tiếp đến, bằng cách ép thẳng lòng bàn tay rồi lại nhanh chóng khum tại để tạo ra lực chân không kéo nước ra ngoài
  • Sau cùng, nghiêng đầu xuống để nước thoát ra dễ dàng

2. Thử bằng cách chườm ấm

Kỹ thuật này có thể được sử dụng khi nước bị mắc kẹt trong các ống eustachian (hay còn gọi là ống thính giác hoặc ống hầu họng) được xem là ống liên kết giữa khoang nhĩ và vòm họng.

Những gì bạn cần chuẩn bị

  • Một cốc nước nóng vừa phải
  • Khăn lau mặt

Cách thực hiện

  • Đổ một ít nước nóng trong một cái chậu nhỏ rồi nhúng khăn mặt đã chuẩn bị vào đó
  • Tiếp đến lấy khăn ra và rắt nước cho ráo, cần đảm bảo rằng khăn vẫn còn ẩm và ấm
  • Nghiêng đầu sang một bên sao cho phần tai bị nước vào hướng xuống và đặt khăn mặt ở phía ngoài tai. Để yên trên tai của bạn trong khoảng 30 giây, sau đó bỏ ra khoảng một phút.
  • Tiến hành lặp đi lặp lại liên tục 5 lần như vậy. Sau đó nằm xuống hoặc nghiêng đầu về bên bị ảnh hưởng cũng giúp nước trong tai mau thoát ra hơn.

3. Sử dụng máy sấy tóc

dùng máy sấy tóc lấy nước khỏi tai

Biện pháp này cũng tỏ ra hiệu quả khi nước vào tai. Nó dựa trên nguyên lý là đưa không khí vào tai nhưng chỉ dùng ở nhiệt độ thấp để không bị bỏng tai cũng như làm cho hiện tượng ù tai bị nặng thêm.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị máy sấy tóc và chỉnh nhiệt độ ở mức thấp nhất
  • Khoảng cách an toàn của máy sấy đến tai nên đặt ít nhất là 30 cm
  • Hãy đảm bảo máy luôn hướng về phía tai trong khi bạn di chuyển phần đầu qua lại đều đặn
  • Nên thử cho không khí thổi vào tai từ các góc độ khác nhau. Quá trình này chỉ nên thực hiện trong khoảng từ 2 – 3 phút.

4. Thử giải pháp dùng rượu và giấm

Công thức “tuyệt đỉnh” này cũng là cách mà nhiều người sử dụng để bảo vệ tai khi đi bơi, đồng thời cũng phòng ngừa chứng viêm tai ngoài nguy hiểm. Có thể giải thích rằng chất cồn sẽ giúp làm bay hơi nước ra ngoài, trong khi giấm phục hồi độ pH của da, ngăn ngừa vi khuẩn và nấm phát triển bên trong ống tai.

Những gì bạn cần chuẩn bị

  • Giấm
  • Rubbing alcohol hay còn gọi là cồn isopropyl (lưu ý chọn nồng độ 70% để không gây hại cho da)
  • Một ống nhỏ giọt
  • Một chén nhỏ để đựng hỗn hợp

Cách thực hiện

  • Trộn đều giấm và cồn đã chuẩn bị trong chén nhỏ
  • Sau đó sử dụng ống nhỏ giọt sạch, khô, nhỏ từ 2 đến 3 giọt dung dịch hỗn hợp này vào tai của bạn và thoa nhẹ bên ngoài tai
  • Đợi trong 20 giây và nghiêng đầu sang một bên để phần dung dịch còn thừa thoát ra ngoài.

5. Nằm nghiêng một bên

Đôi khi với vấn đề nước vào tai, đơn giản là bạn để cho trọng lực làm công việc của mình. Tất cả bạn cần làm là nằm nghiêng một bên trên gối.

Những gì bạn cần chuẩn bị

  • Một chiếc gối nằm mềm và thoải mái
  • Một chiếc khăn tắm

Cách thực hiện

Nằm nghiêng trên gối sang bên phía tai có nước. Đồng thời, đặt khăn lên gối và tựa đầu lên nó. Giữ yên tư thế đó một lúc bạn sẽ cảm thấy dễ chịu tức thì.

6. Thực hiện động tác nhai

nhai kẹo cao su

Trường hợp nếu nước bị mắc kẹt trong ống eustachian, hãy thực hiện động tác nhai. Việc này sẽ có ích trong việc đẩy nước đọng ở phần ống tai ra.

Bạn có thể vờ như mình đang nhai một thứ gì đó hoặc đơn giản hơn là chuẩn bị một ít trái cây để nhâm nhi. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhai kẹo cao su nếu muốn. Động tác này mặc dù khá đơn giản nhưng cũng giúp ích rất nhiều trong việc loại bỏ nước khỏi tai sau khi tắm đấy!

7. Di chuyển hàm bằng cách ngáp

Cũng tương tự như nhai, việc di chuyển hàm bằng cách ngáp sẽ giúp “đánh bật” tình trạng nước vào tai khó chịu. Mặt khác, phương pháp này còn tận dụng thêm lợi ích từ áp suất không khí. Hành động ngáp còn đem lại tác dụng làm giảm sự căng tức trong ống eustachian.

Những gì bạn cần thực hiện là cố gắng mở và đóng hàm như khi đang ngáp, đồng thời nghiêng đầu sang một bên cho đến khi cảm thấy như có một bong bóng xuất hiện trong tai và không còn hiện tượng ù tai nữa.

Biện pháp này có thể kết hợp cùng với cách tạo lực hút chân không để rút nước ra ngoài.

8. Thực hiện kỹ thuật giữ hơi Valsalva Maneuver

Đây là một kiểu hít thở buộc không khí đi vào trong các ống eustachian sau đó qua khoang mũi để làm sạch ống tai. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần:

  • Đứng thẳng người trong tư thế thoải mái nhất và hít vào
  • Dùng tay bịt mũi và đồng thời ngậm miệng lại
  • Tạo ra áp lực trong khoang mũi bằng cách thở ra thật mạnh, cố gắng đẩy không khí ra khỏi mũi bạn
  • Gây đủ áp lực để cảm nhận nó trong tai của bạn và cứ giữ như vậy cho đến khi bạn nghe thấy một tiếng nổ nhỏ xuất hiện trong tai.

Phương pháp này cũng khá nguy hiểm vì có thể gây khó thở, do vậy bạn không nên cố thực hiện nếu không chịu đựng được lâu.

9. Sử dụng dầu ô liu

dầu ô liu trị nước vào tai

Dầu ô liu là một trong những biện pháp tự nhiên, an toàn để loại bỏ tình trạng nước vào tai. Nó giúp dẫn lưu ống tai đồng thời tiêu diệt bất kỳ loại vi khuẩn nguy hại nào có thể gây nhiễm trùng.

Những gì bạn cần chuẩn bị

  • Dầu ô liu đã được làm ấm
  • Một ống nhỏ giọt sạch và khô

Cách thực hiện

  • Nghiêng tai bị ảnh hưởng lên phía trên
  • Sử dụng ống nhỏ giọt để cho một vài giọt dầu ô liu vào tai bị nước vào
  • Nằm xuống nghiêng đầu sang phía bên kia và cố gắng giữ cho dầu ở lại một lúc
  • Sau cùng bạn nghiêng đầu xuống để cho dầu và nước thoát ra ngoài

Lưu ý những điều không nên làm khi bị nước vào tai

dùng bông ngoáy tai

Không nên dùng tăm bông để ngoáy tai lúc này. Mặc dù nhiều người nghĩ rằng tăm bông là thứ thấm hút tốt có thể hút nước và lấy đi bụi bẩn từ tai, tuy nhiên, nó lại gây tác dụng ngược, cụ thể bông gòn sẽ đẩy nước vào sâu trong ống tai hơn. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, tăm bông có thể khiến bề mặt tai bị trầy xước, tạo điều kiện cho việc hình thành nên các vấn đề nhiễm trùng.

Việc này cũng tương tự như khi dùng bông gòn hoặc nút tai vì chúng có thể ngăn nước thoát ra ngoài.

Ngoài ra, bạn cũng không nên dùng tai nghe hoặc lấy ngón tay chọc ngoáy vào tai để tránh thương tổn xảy ra.

Tình trạng nước vào tai rất dễ gặp và bạn có thể thử những mẹo mà chúng tôi đã gợi ý ở trên để loại bỏ nó. Tuy nhiên, nếu cảm thấy khó chịu hoặc không cải thiện, bạn cần ngay lập tức đến bệnh viện hoặc cơ quan y tế gần nhất để kiểm tra nhé!

Marry Baby