Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Vết mổ sau sinh bị cứng và mưng mủ có nguy hiểm không?

Vết mổ sau sinh bị cứng và mưng mủ
Vết mổ sau sinh bị cứng và mưng mủ có sao không?

Hầu hết các vết thương sau sinh mổ đều lành và chỉ để lại một đường sẹo mờ, không lồi ở phía trên “vùng kín”. Tuy nhiên, cũng có trường hợp vết mổ sau sinh bị cứng; vết mổ sau sinh bị mưng mủ, chảy dịch, tấy đỏ khá nguy hiểm.

Vì sao vết mổ sau sinh bị cứng?

Khi sinh mổ, cơ thể bạn sẽ chịu 2 vết rạch. Một đường rạch trong tử cung và một đường rạch ở bụng dưới. Mẹ có thể cảm thấy vết thương sau sinh bị đỏ, hơi đau, thậm chí có dịch trong suốt chảy ra. Điều này là bình thường ở 1-2 tuần đầu tiên.

Tuy nhiên, nếu những triệu chứng này có phần nặng nề hơn về mức độ, vết mổ sau sinh bị mưng mủ, cứng sưng, thì đó là dấu hiệu viêm nhiễm.

Một cuộc khảo sát cho thấy có từ 2-15% các ca sinh mổ bị nhiễm trùng vết mổ sau sinh. Nguyên nhân do vết thương tiếp xúc với vi khuẩn và các vi trùng trong môi trường. Các nguyên nhân khác nhau sẽ dẫn đến nhiễm trùng vết mổ sau sinh khác nhau, chẳng hạn viêm mô tế bào hay nhiễm trùng đường tiết niệu.

[inline_article id=150808]

Vi khuẩn Staphylococcus aureus là “thủ phạm” phổ biến gây nhiễm trùng vết mổ sau sinh. Ngoài ra còn có vi khuẩn Enterococcus và Escherichia coli (E.coli). Nhiễm trùng có thể cục bộ, hoặc lan rộng sang các mô và tấn công một cơ quan nào đó, chẳng hạn bàng quang hay đường tiết niệu.

Tuổi tác, tình trạng thừa cân, tiểu đường, cao huyết áp, mang thai đôi cũng có thể gia tăng nguy cơ vết mổ sau sinh bị mưng mủ. Những chị em phải kiểm tra âm đạo quá nhiều lần, quá trình sinh nở và ca mổ diễn ra quá lâu, sử dụng gây mê ngoài màng cứng hoặc phụ nữ thường xuyên sảy thai thì cũng dễ bị nhiễm trùng vết mổ sau sinh, hoặc vết mổ sau sinh bị đỏ, sưng cứng, mưng mủ.

Việc sử dụng kháng sinh dự phòng (uống một đợt kháng sinh ngắn ngay trước khi phẫu thuật và kết thúc trong vòng 24 giờ) cũng có thể là nguyên nhân gây viêm nhiễm.

Vết mổ đẻ bị mưng mủ làm thế nào? Làm sao để tránh tình trạng này xảy ra? Bạn hãy tìm hiểu dấu hiệu và nguyên nhân khiến vết mổ bị nhiễm trùng.

nhiễm trùng vết mổ sau sinh
Tăng cân quá nhiều trong thai kỳ sẽ không tốt

Các dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ sau sinh

  • Vết mổ bị sưng cứng, sờ thấy u sưng bất thường, vùng da xung quanh tấy đỏ và đau. Bạn có thể ngửi thấy mùi hôi khó chịu từ chỗ vết thương, nhìn thấy dịch trong suốt chảy ra.
  • Vết mổ sau sinh bị chảy mủ
  • Một chỗ nào đó trên vết thương, khi bạn ấn vào thì thấy rất đau.
  • Âm đạo chảy máu bất thường.
  • Chân bị đau và sưng.
  • Bụng khó chịu.
  • Sốt trên 38°C, đổ mồ hôi.
  • Đau đầu, đau mình mẩy, ớn lạnh.
  • Lờ đờ, khó tập trung.
  • Vết thương bị bục.

[inline_article id=241004]

Những nguyên nhân khác khiến vết mổ sau sinh bị cứng bất thường

Tụ máu: Máu có thể bị tích tụ ở các mô xung quanh vết mổ, hình thành một cục u và dần dần vùng da xung quanh đó sẽ đổi màu giống như bị bầm. Khoảng 2 tuần sau sinh mổ thì tình trạng này sẽ biến mất, máu sẽ tan và rỉ ra giữa kẽ vết thương.

Mô sẹo: Việc phẫu thuật khiến các mô trong cơ thể bị vỡ, thôi thúc cơ thể sản xuất nhiều collagen hơn để làm lành vết thương. Trong hơn 3 tháng, collagen tích tụ là lượng máu về đây cũng tăng, khiến vết thương (vết sẹo) lồi đỏ lên. Sau đó, collagen ở vết thương sẽ phân giải, lượng máu giảm và vết sẹo sẽ trở nên phẳng mịn, nhạt màu. Sẹo sẽ mờ dần trong 2 năm, sau đó thì không mờ nữa.

vết mổ sau sinh bị cứng có sao không?
Rất hiếm khi mẹ bị sẹo lồi sau sinh

Thoát vị rạch: Sau khi mổ, các cơ thành bụng trở nên yếu hơn và một mô nào đó có thể phồng lên sau lớp cơ yếu ở vùng xương chậu. Nếu bị thoát vị rạch, bạn sẽ cảm thấy đặc biệt đau chỗ vết mổ và đau hơn khi di chuyển, ho hoặc nâng vật nặng.

Lạc nội mạc tử cung: Trường hợp này khá hiếm. Nội mạc tử cung sau khi rụng thì không thoát ra ngoài theo đường kinh nguyệt, mà lại trôi ngược vào khoang xương chậu, dính vào sẹo mổ và các cơ quan ở thành bụng. Mỗi tháng nội mạc tử cung đều rụng, tích tụ hình thành u ở vết mổ. U này đặc biệt đau vào kỳ kinh.

[inline_article id=182166]

Cách chăm sóc vết mổ sau sinh

  • Trước khi bước vào ca mổ, mẹ nên cố gắng duy trì cân nặng ổn định, không quá tăng cân. Đảm bảo đường huyết ổn định.
  • Vết mổ sau sinh có thể bị ngứa bởi vì dây thần kinh ở khu vực này đã bị đứt. Để xoa dịu vết ngứa, bạn có thể thoa kem chống nắng hoặc chườm đá từ 5-10 phút.
  • Không nên đụng chạm, gãi hay chà xát khu vực này. Kể cả sau này, bạn cũng không nhất thiết phải “kì ghét” vết mổ. Khi tắm, bạn để nước xà phòng chảy tự nhiên qua vết thương, sau đó tắm sạch với nước và thấm khô khu vực này.
  • Mặc áo quần rộng rãi, nên để vết thương được khô thoáng giúp tăng tuần hoàn máu, không nên băng gạc. Không mặc quần cọ xát vào vết thương.
  • Nếu chỉ khâu không tự tiêu sau 3 tuần thì bạn nên đi khám bác sĩ để rút chỉ, ngăn ngừa hình thành sẹo xấu.
  • Dùng miếng dán silicone, gel hoặc kem silicone cũng có thể giúp ngăn ngừa sẹo.
Miếng dán silicone có thể giúp ngăn ngừa sẹo
Miếng dán silicone có thể giúp ngăn ngừa sẹo, mẹ nên tham khảo bác sĩ trước khi dùng
  • Hạn chế vận động nặng, không tập thể dục cường độ nặng hoặc các động tác đòi hỏi bạn phải gập người, vặn người ở khu vực này. Không mang vác đồ nặng hơn cơ thể.
  • Tránh đi bơi, tắm ngâm mình lâu trong bồn nước, tránh tắm bồn.

Vết mổ sau sinh bị cứng, vết mổ sau sinh bị mưng mủ là một tình trạng nhiễm trùng vết mổ sau sinh cần chữa trị bằng thuốc kháng sinh. Thời gian hồi phục còn tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm. Do đó bạn nên phòng ngừa bằng cách không sinh hoạt trong môi trường ô nhiễm, nguồn nước và ăn uống phải đảm bảo vệ sinh, tránh để nhiễm trùng gây ra biến chứng đáng tiếc khiến việc cho con bú mẹ bị gián đoạn. Ngoài ra, bạn cũng cần đi khám để phát hiện các trường hợp thoát vị rạch hoặc lạc nội mạc tử cung để có phương hướng điều trị kịp thời.

Xuân Thảo

Categories
Sau khi sinh Vóc dáng

6 điều cần nhớ khi leo cầu thang sau sinh mổ

leo cầu thang sau sinh mổ

Sinh mổ là một trong số những ca phẫu thuật lớn, do vậy mẹ cần “nằm lòng” những điều cần kiêng cữ để đảm bảo sức khỏe cho bản thân. Theo đó, nhiều bà mẹ sau sinh thắc mắc bao lâu mới được leo cầu thang hoặc nếu buộc phải làm vậy liệu có cách nào để giữ an toàn hay không?

Trải qua ca phẫu thuật sinh mổ, bác sĩ chắc chắn sẽ khuyên bạn không nên leo cầu thang trong ít nhất một tuần hoặc lâu hơn. Bởi lẽ, điều này sẽ khiến bạn mệt mỏi, thậm chí còn tác động xấu đến vết mổ dẫn đến chảy máu.

Chính vì thế, bạn nên tạm dọn phòng nghỉ xuống tầng trệt để kiêng lên xuống cầu thang. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp nếu buộc phải thực hiện việc này, bạn có thể bỏ túi ngay những lưu ý sau đây.

Giải đáp: Bao lâu sau sinh mổ mới được leo cầu thang?

sinh mổ bao lâu mới được leo cầu thang

Kiêng cữ sau sinh là chủ đề luôn thu hút sự quan tâm của nhiều mẹ bỉm sữa. Đối với việc leo cầu thang, các bác sĩ khuyên tốt nhất các bà mẹ nên cữ khoảng vài tuần (ít nhất một tháng) sau ca phẫu thuật. Hết thời gian này, bạn đã có thể đi cầu thang nhưng vẫn phải giới hạn ở một mức độ nhất định để tránh gây ảnh hưởng xấu đến tử cung và cả tầng sinh môn.

Theo các chuyên gia, việc lên xuống cầu thang sẽ tạo áp lực ở phần bụng khiến vết thương bị chảy máu. Do đó, nếu buộc phải sử dụng cầu thang, bạn nên đi thật chậm rãi và nhẹ nhàng nhất có thể. Ngoài ra, không nên mang theo bất kỳ vật nặng nào trong quá trình di chuyển.

6 lời khuyên dành cho mẹ sau sinh khi leo cầu thang

Thời kỳ hậu sản là giai đoạn khá quan trọng, ngoài quan tâm đến việc ăn uống, bạn cần chú ý hơn nữa đến vấn đề đi đứng, sinh hoạt của mình nếu muốn mau chóng phục hồi. Dưới đây là một số khuyến cáo từ các bác sĩ dành riêng cho mẹ mới sinh đi cầu thang:

1. Tìm kiếm sự giúp đỡ

Bạn không nên ngại khi phải nhờ ai đó giúp đỡ mình trong việc lên xuống cầu thang nếu điều đó thực sự cần thiết và bạn vẫn đang trong giai đoạn nghỉ ngơi sau ca phẫu thuật.

2. Thuê người hỗ trợ

thuê người giúp việc

Sau khi sinh, việc tranh thủ sự giúp đỡ từ các thành viên trong gia đình hết sức cần thiết. Tuy nhiên nếu không may mắn có người thân bên cạnh, bạn có thể nghĩ đến việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài, chẳng hạn như thuê giúp việc theo giờ hoặc toàn thời gian.

3. Nhớ bám vào lan can

Trong khi lên xuống cầu thang, bạn cần bám chắc vào phần tay vịn, bởi lẽ một số mẹ sau sinh thường có biểu hiện chóng mặt rất nguy hiểm nếu chẳng may bị trượt ngã.

4. Tuyệt đối không di chuyển vội vã

di chuyển chậm rãi khi lên xuống cầu thang

Ông bà xưa có câu: “Đi đâu mà vội mà vàng, mà vấp phải đá mà quàng phải dây”. Điều này khá đúng với tình huống của mẹ sau sinh, nhất là các mẹ sinh mổ hay sinh thường bị rạch tầng sinh môn. Nếu leo cầu thang một cách vội vã, vết mổ ở bụng hay vết thương tầng sinh môn sẽ dễ bị chảy máu mà lâu lành hơn.

5. Tránh xa những chiếc cầu thang kém an toàn

Khi leo cầu thang, bạn nên đảm bảo khu vực này có đủ ánh sáng, không có vật cản và các bậc cầu thang phải đảm bảo vững chắc, không trơn trượt.

6. Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia có liên quan

những lưu ý khi leo cầu thang sau sinh

Nếu xảy ra bất kỳ sự cố nào như vấp ngã hoặc trượt cầu thang, bạn nên thông báo việc này cho bác sĩ để loại trừ những tổn thương hậu phẫu thuật.

Bên cạnh đó, có nhiều cách khác nhau để nhận viết vết mổ sau phẫu thuật có bị nhiễm trùng hay không. Nếu gặp phải một trong những dấu hiệu dưới đây, bạn nên đến bác sĩ ngay lập tức:

  • Vết mổ bị sưng, đỏ
  • Dịch âm đạo có mùi hôi bất thường
  • Sốt cao trên 40°C
  • Xuất huyết âm đạo với mức độ nặng
  • Vị trí vết mổ bị tổn thương hơn bình thường
  • Bị đau ngực, khó thở mà không rõ nguyên nhân

[inline_article id=253131]

Với những chia sẻ ở trên, hy vọng các mẹ sau sinh sẽ chú ý hơn nữa đến việc đi lại của mình, đặc biệt là leo cầu thang. Nếu có những dấu hiệu bất thường, bạn đừng chần chừ mà hãy đến bệnh viện để được kiểm tra ngay.

Marry Baby