Chất sắt rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Vì vậy, mẹ bầu không thể bỏ qua những thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu trong chế độ ăn của mình. Bên cạnh đó, MarryBaby cũng sẽ gợi ý cho mẹ bầu nhiều bí quyết ăn để tối ưu khả năng hấp thụ vi chất thiết yếu này.
Vì sao bà bầu cần bổ sung sắt đầy đủ?
Sắt là chất dinh dưỡng quan trọng giúp cung cấp lượng máu cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng của trẻ sơ sinh. Và tiêu thụ những thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu là một cách bổ sung sắt tuyệt vời! Ngoài ra, mẹ bầu cần chú ý bổ sung sắt vì những lý do như sau:
1. Sắt giúp chống lại các biến chứng khi mẹ đang mang thai
Thiếu sắt rất dễ dẫn đến một số biến chứng như sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân, thiếu máu do thiếu sắt, kém thông minh, thậm chí có thể gây tử vong ở trẻ sơ sinh. Với thai phụ, việc thiếu sắt có thể dẫn tới thiếu máu, gây ra các triệu chứng: mặt mũi trắng bệch, phần dưới móng tay chuyển sang màu trắng hay cơ thể mệt mỏi.
2. Sắt sản xuất ra hemoglobin hỗ trợ quá trình hô hấp
Ăn các loại thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu luôn cần được chú trọng vì nhiều lý do. Trước hết, bởi sắt là nguyên tố thiết yếu để tạo ra hemoglobin, loại protein trong tế bào máu giúp mang oxy đến cho toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Sắt cũng quan trọng đối với việc hình thành myoglobin (loại protein mang oxy đến các cơ bắp); collagen và rất nhiều loại enzyme. Hơn nữa, sắt cũng giúp mẹ bầu củng cố hệ miễn dịch.
Đặc biệt, khi mang thai, lượng máu trong cơ thể sẽ tăng lên thêm 50% so với bình thường. Do đó, mẹ bầu cần thêm hemoglobin. Mẹ bầu cũng cần thêm vi chất sắt cho nhau thai và thai nhi đang lớn lên; đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai và tam cá nguyệt thứ ba.
Tác hại nghiêm trọng khi bà bầu bị thiếu sắt
Biến chứng thai kỳ: Thiếu máu trầm trọng khi mang thai làm tăng nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân và trầm cảm sau sinh. Một số nghiên cứu cũng cho thấy nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh ngay lập tức trước hoặc sau khi sinh. Thiếu sắt trong tam cá nguyệt đầu tiên, có tác động tiêu cực hơn đến sự phát triển của thai nhi so giai đoạn sau trong thai kỳ.
Sức khỏe thể chất của mẹ bầu: Các mẹ bầu bị thiếu sắt thường xuyên cảm thấy khó thở, choáng váng, mệt mỏi, tim đập mạnh và khó ngủ. Họ cũng có nguy cơ cao bị nhiễm trùng chu sinh, tiền sản giật và chảy máu. Suy giảm chức năng, hoạt động não bộ sau sinh và các khó khăn về hành vi khác.
Ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ: Sắt cần thiết cho quá trình chuyển hóa và hoạt động thần kinh. Thiếu máu do thiếu sắt dẫn đến những thay đổi trong chuyển hóa năng lượng trong não với các khiếm khuyết trong chức năng dẫn truyền thần kinh và sự tạo màng tủy. Do đó, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị thiếu máu do thiếu sắt có nguy cơ gặp khó khăn về phát triển các chức năng nhận thức, cảm xúc xã hội và thích ứng.
Ảnh hưởng khả năng ngôn ngữ và vận động: Các nghiên cứu khác đã ghi nhận sự chậm phát triển cả về ngôn ngữ và vận động. Việc cho con bú thường là bảo vệ trẻ em, nhưng bú sữa không tốt khi mẹ bị thiếu sắt. Do đó, cần theo dõi cẩn thận; và bổ sung đầy đủ cho những trẻ có nguy cơ mắc bệnh.
Bổ sung sắt cho bà bầu từ tháng thứ mấy?
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, muốn duy trì một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu nên tiêu thụ sắt mỗi ngày trong suốt 9 tháng thai kỳ thông qua những thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu. Tuy nhiên, mỗi mẹ bầu sẽ có một thể trạng riêng biệt, do đó, mẹ bầu luôn cần tham khảo với bác sĩ để biết cách bổ sung sắt phù hợp.
Trong suốt thời gian mang thai, người mẹ được các chuyên gia khuyên bổ sung 24mg chất sắt mỗi ngày (nhưng không quá 45mg); để có thể cung cấp đủ dưỡng chất và oxy cho bé cũng như người mẹ.
Tỷ lệ sắt được hấp thu từ thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại thức ăn cung cấp sắt, tình trạng dự trữ sắt của cơ thể, sự thiếu đủ chất đạm của cơ thể. Hơn nữa, khi mang thai, người mẹ có thể sẽ kén ăn; ốm nghén; cảm thấy buồn nôn gây cản trở việc ăn uống hoặc tiêu thụ thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu.
Thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu
Để đảm bảo nạp đủ sắt, mẹ bầu nên tận dụng nhiều nguồn cung cấp khác nhau. Một trong những loại thực phẩm giàu sắt nhất là các loại thịt đỏ. Nếu bạn ít ăn thịt, các loại đậu, rau và ngũ cốc chính là nguồn sắt thay thế.
Có hai loại sắt trong thực phẩm.
- Sắt heme là loại mà cơ thể hấp thụ tốt nhất. Mẹ bầu sẽ nhận được sắt heme trong thịt bò, thịt gà, gà tây và thịt lợn.
- Sắt non-heme là loại khác, mẹ bầu có thể tìm thấy trong đậu, rau bina, đậu phụ và ngũ cốc ăn liền có bổ sung sắt.
1. Thực phẩm bổ sung sắt heme lý tưởng cho bà bầu
- 100g thịt bò nấu chín cung cấp 2-3mg
- 100g thăn heo nấu chín cung cấp 0,6-1mg
- 100g thăn bê nấu chín cung cấp 1,1-1,9mg
- 100g thịt gà không da, nấu chín cung cấp 0,4-0,9mg
- 100g cá ngừ đóng hộp cung cấp 1,0-1,3mg
- 100g cá hồi nướng cung cấp 1,1-1,3mg
- 100g cá mòi đóng hộp cung cấp 2,3mg
- 6 con hào tươi cung cấp 3,5mg
- 1 quả trứng lớn cung cấp 1mg
2. Thực phẩm bổ sung sắt non-heme cho bà bầu có thực đơn đa dạng hơn
- 130g đậu nấu đóng hộp cung cấp 1,66mg
- 64g đậu cung cấp 2,5mg
- 128g ngũ cốc ăn sáng cung cấp 3,0mg
- 2 lát bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt cung cấp 1,3-3,9mg
- 2 thìa bơ đậu phộng cung cấp 0,6mg
- 128g rau dền cung cấp 1,2mg
- 64g rau lá xanh đậm cung cấp 2,5mg
- 1 thìa hạt bí đỏ cung cấp 1,75mg
- 20g bột thức uống dinh dưỡng (MILO, Ovaltine) cung cấp 5mg
>>>> Mẹ bầu cũng có thể quan tâm và muốn biết khi mang thai, ăn củ sắn có sao không? Hay uống nước đậu đen có được hay không?
3. Làm thế nào để tiêu thụ sắt tốt hơn khi dùng thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu?
Song song với việc ăn thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu, phụ nữ mang thai có thể ăn kèm với thực phẩm chứa vitamin C, chẳng hạn như cà chua và cam. Vitamin C giúp cơ thể mẹ bầu hấp thụ sắt non-heme tốt hơn khi ăn cả hai dưỡng chất trong cùng một bữa ăn.
>>>> Mẹ bầu có thể cân nhắc thêm về Các loại thuốc bổ sung sắt cho bà bầu
Cần lưu ý gì khi tiêu thụ thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu?
1. Không bổ sung canxi và sắt cho bà bầu cùng lúc
Tuy sắt và canxi là hai nhân tố quan trọng trong thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu, nhưng sắt và canxi thường khá kỵ nhau. Vì vậy, bà bầu không nên uống thuốc sắt với sữa hoặc ăn thực phẩm giàu sắt khi đang bổ sung canxi.
>>>> Mẹ bầu tham khảo thêm Làm thế nào để bổ sung sắt và canxi cho bà bầu đúng cách?
2. Không uống sắt cùng trà và cà phê
Giống như canxi, caffein trong trà và cà phê cũng sẽ khiến việc tiêu thụ sắt trở nên kém hiệu quả. Thay vì uống cà phê hoặc trà với ngũ cốc ăn sáng, hãy uống một ly nước cam.
3. Uống nhiều nước để tránh tình trạng táo bón
Sắt gây khó khăn cho đường tiêu hóa. Táo bón là tác dụng phụ thường gặp nhất; các thực phẩm chức năng bổ sung sắt cho bà bầu cũng có thể gây buồn nôn, khó tiêu, đầy hơi và chướng bụng. Nguyên nhân gây ra táo bón là do sắt chứ không phải bất kỳ thành phần nào được bổ sung.
Nếu mẹ bầu bị táo bón do sắt, một giải pháp tuyệt vời là hỏi bác sĩ để cung cấp chất bổ sung sắt dạng lỏng. Ngoài ra, mẹ bầu uống nhiều nước; và ăn thực phẩm giàu chất xơ cũng có thể giúp giảm táo bón.
4. Hạn chế hấp thu sắt từ gan động vật
So với thực vật, sắt từ động vật dễ hấp thu hơn hẳn. Tuy nhiên, bà bầu nên hạn chế ăn gan động vật. Vì ngoài sắt, hàm lượng vitamin A dạng hoạt động trong gan động vật khá cao, có thể gây dị tật thai nhi.
>>>> Chắc hẳn, nhiều mẹ bầu cũng muốn biết cách Ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh và đều, mẹ bầu đọc ngay nhé!
5. Chọn dụng cụ nấu nướng đúng cách
Nấu nướng bằng nồi hoặc chảo làm bằng gang sẽ hạn chế tình trạng thất thoát sắt từ thực phẩm.
Sắt không chỉ tham gia vào quá trình hình thành hồng cầu; mà còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình cấu tạo nên enzyme hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Với những người bình thường, thiếu sắt có thể gây thiếu máu, mệt mỏi. Nhưng với phụ nữ mang thai, thiếu sắt có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, làm tăng nguy cơ sinh non, thai chậm phát triển, vì vậy mẹ hãy chú ý đến ăn thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu đúng cách để bé yêu và bản thân khỏe mạnh nhé.