Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm là gì?

Tuy nhiên, việc chọn lựa các loại thực phẩm tốt cho bé ăn dặm là rất quan trọng. Ngoài việc biết những món ăn tốt cho trẻ; mẹ cũng cần hiểu những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm là gì. Đồng thời, biết nguyên tắc khi chọn thực phẩm cho bé.

1. Nguyên tắc khi chọn thực phẩm cho bé ăn dặm

Khi vào độ tuổi tập ăn dặm; và có dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm; mẹ cần thực hiện quá trình tập ăn dặm cho bé một cách kiên nhẫn. Về cơ bản, nguyên tắc khi chọn thực phẩm cho bé ăn dặm đó là: không nên cho bé ăn dặm những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao.

Theo CDC Hoa Kỳ, thực phẩm có khả năng gây dị ứng bao gồm các sản phẩm từ sữa bò, trứng, cá, động vật có vỏ, hạt cây, đậu phộng, lúa mì, đậu nành và mè. Do đó, mẹ hãy đợi đến khi bé lớn hơn mới cho trẻ ăn những loại thực phẩm này.

những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm
Những thực phẩm có khả năng gây dị ứng thì mẹ không nên cho bé ăn dặm quá sớm

2. Những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm là gì?

2.1 Muối ăn

muối

Muối sẽ không tốt cho thận của bé. Do đó, khi nấu cháo cho bé ăn dặm, mẹ không nêm nếm muối, gia vị hoặc sử dụng các nước kho thịt.

Ngoài ra, mẹ cũng cần tránh một số thực phẩm có nhiều muối như:

  • Bánh quy mặn: Đây quả là món lý tưởng để cho bé tập cắn và nhai, nhưng nó gây ra sự thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết đến từ bữa ăn chính. Tương tự như việc cho ăn ngọt; bé ăn mặn nhiều không tốt cho răng.
  • Các món ăn chế biến sẵn: Mẹ nên nấu cho bé những món với nguồn nguyên liệu tươi sống, chưa qua tẩm ướp chế biến. Thực phẩm chế biến sẵn vốn dĩ có nhiều phụ gia, chất bảo quản. Hơn nữa, lượng đường, muối và chất béo không tốt cho sức khỏe của bé.
  • Thịt lợn muối xông khói.
  • Xúc xích.
  • Khoai tây chiên rắc thêm muối.
  • Đồ ăn vặt có vị mặn.

2.2 Đường

những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm: đường
Những thực phẩm có nhiều đường mẹ không nên cho bé ăn dặm

Bé trong độ tuổi ăn dặm không cần đường. Do đó, mẹ cần tránh đồ ăn nhẹ hoặc các món nước uống có nhiều đường (ví dụ nước ép trái cây; hoặc các chế phẩm từ hoa quả nói chung).

Một số món ăn quen thuộc nhưng rất nhiều đường có thể kể đến như:

Nước ngọt: Nước ngọt, nói không ngoa, chứa hàng tấn đường hóa học; có thể nhanh chóng “tàn phá” sự phát triển răng lợi của bé. Trẻ uống nhiều nước ngọt; sẽ có thể trở nên chán các loại nước bổ dưỡng khác.

Nước ép trái cây: Tại sao xuất phát từ trái cây nhưng lại không có lợi cho sức khỏe bé? Thực tế, hầu hết lượng chất xơ trong trái cây bị mất trong quá trình ép nước; thành phần còn lại chủ yếu là đường.

Với trẻ sơ sinh, cho uống nước ép quả là một sự lãng phí việc bổ sung năng lượng. Đường trong nước ép trái cây có thể khiến bé bị rối loạn tiêu hóa; dẫn đến tiêu chảy. Nếu mẹ muốn bổ sung vitamin C vào khẩu phần ăn của trẻ, nên cho trẻ ăn trái cây tươi cắt lát nhỏ.

Món tráng miệng từ gelatin: Gelatine là một chế phẩm tạo ra từ chất collagen chế biến từ da và xương động vật. Nhiều mẹ nghĩ rằng đây là lựa chọn tốt để bổ sung protein cho bé. Tuy nhiên, thực chất, sau món tráng miệng mềm mềm, dai dai, bé chỉ nạp đường, hương liệu nhân tạo, phẩm màu vào trong cơ thể.

2.3 Những thực phẩm nhiều chất béo bão hòa, mẹ không nên cho bé ăn dặm

chất béo bão hòa

Những thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa mẹ không nên cho bé ăn dặm. Điển hình như khoai tây chiên giòn, bánh quy và bánh ngọt. Khi mua sắm hay đi chợ; mẹ cần kiểm tra nhãn dinh dưỡng để giúp chọn thực phẩm ít chất béo bão hòa hơn.

>> Mẹ xem thêm: Vì sao cần bổ sung kali cho bé? Nguồn thực phẩm giàu kali

2.4 Mật ong

những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm: mật ong
Mật ong là một trong những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm

Đôi khi, mật ong có chứa vi khuẩn có thể tạo ra chất độc trong ruột của trẻ; dẫn đến ngộ độc botulism ở trẻ sơ sinh; đây là một căn bệnh rất nghiêm trọng.

[key-takeaways title=””]

Mẹ không cho trẻ ăn mật ong cho đến khi trẻ được hơn 1 tuổi. Mật ong là một loại đường, vì vậy tránh mật ong cũng sẽ giúp ngăn ngừa sâu răng.

[/key-takeaways]

2.5 Các loại hạt và đậu phộng nguyên hạt

các loại hạt và đậu phộng

Không nên cho trẻ dưới 5 tuổi ăn các loại hạt và đậu phộng nguyên hạt vì trẻ có thể bị nghẹn. Mẹ có thể cho bé ăn các loại hạt và đậu phộng từ khoảng 6 tháng tuổi; miễn là chúng được nghiền nhỏ, xay nhuyễn hoặc một loại hạt mịn hoặc bơ đậu phộng.

Nếu có tiền sử dị ứng thực phẩm hoặc các loại dị ứng trong gia đình; mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi cho bé ăn hạt, đậu phộng.

2.6 Một số loại pho mát – những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm

Những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm: Phô mai xanh
Những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm như phô mai xanh, phô mai mốc,…

Phô mai có thể là một phần của chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ; đồng thời cung cấp canxi, protein và vitamin.

  • Bé có thể ăn phô mai nguyên chất béo tiệt trùng từ 6 tháng tuổi. Điều này bao gồm phô mai cứng, chẳng hạn như phô mai cheddar nhẹ, phô mai tươi và phô mai kem.
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không nên ăn pho mát mềm bị mốc, chẳng hạn như brie hoặc camembert; hoặc pho mát sữa dê chín và pho mát mềm có đường vân xanh, chẳng hạn như roquefort.

Những thực phẩm như loại phô mai nêu trên không nên cho bé ăn dặm; vì chúng có thể chứa vi khuẩn tên listeria; không tốt cho bé sơ sinh. Tuy nhiên, những loại pho mát này có thể được sử dụng như một phần của công thức nấu chín vì vi khuẩn listeria bị giết khi nấu chín.

2.7 Trứng sống và chín lòng đào

trứng sống hoặc chín lòng đào

Trẻ sơ sinh có thể có trứng từ khoảng 6 tháng. Tuy nhiên, mẹ cần tránh cho bé ăn trứng sống, trứng vịt lộn, trứng ngỗng hoặc trứng cút.

Ngoài ra, một số những thực phẩm từ trứng cũng không nên cho bé ăn dặm như hỗn hợp bánh chưa nấu chín, kem từ làm, sốt mayonnaise tự làm hoặc các món tráng miệng từ trứng chưa nấu chín.

2.8 Nước gạo – Một trong những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm

Những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm: nước gạo
Nước gạo là một trong những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm

Trẻ em dưới 5 tuổi không nên uống nước gạo để thay thế cho sữa mẹ hoặc sữa công thức dành cho trẻ em (hoặc sữa bò sau 1 tuổi); vì chúng có thể chứa quá nhiều thạch tín.

Gạo có xu hướng hấp thụ nhiều thạch tín hơn các loại ngũ cốc khác; nhưng điều này không có nghĩa là bé không thể ăn gạo. Gạo khi sản xuất đã có quy định về mức arsen vô cơ được phép tối đa trong gạo và các sản phẩm từ gạo; thậm chí mức nghiêm ngặt hơn được đặt ra đối với thực phẩm dành cho trẻ nhỏ.

Đừng lo lắng nếu  bé đã uống nước gạo. Không có rủi ro nào ngay lập tức; nhưng tốt nhất mẹ nên chuyển sang một loại sữa khác.

2.9 Những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm khác

động vật có vỏ cứng

Ngoài những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm kể trên; mẹ cũng lưu ý về những loại thực phẩm sau để tránh cho bé ăn dặm nhé:

  • Viên thạch thô: Những viên thạch thô có thể gây nguy cơ nghẹt thở cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu mẹ đang làm thạch từ những viên thạch thô; hãy đảm bảo rằng mẹ luôn làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Động vật có vỏ sống: Các loại động vật có vỏ sống hoặc nấu chín nhẹ như trai, trai, sò có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Vì vậy tốt nhất mẹ không nên cho trẻ ăn.
  • Cá mập, cá kiếm và cá linh: Không cho bé ăn cá mập, cá kiếm hoặc cá linh. Lượng thủy ngân trong những loại cá này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thần kinh của trẻ nhỏ.

[inline_article id=1132]

3. Cách chế biến thực phẩm cho bé ăn dặm

Sau khi biết những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm; mẹ cũng “bỏ túi” những nguyên tắc khi chế biến thức ăn dặm cho bé:

  • Trộn ngũ cốc và ngũ cốc đã nấu chín nghiền với sữa mẹ, sữa công thức hoặc nước để tạo độ mịn và dễ nuốt cho bé.
  • Nghiền hoặc xay nhuyễn rau, trái cây và các loại thực phẩm khác cho đến khi chúng mịn.
  • Các loại trái cây và rau củ cứng, như táo và cà rốt; thường cần được nấu chín để có thể dễ dàng nghiền hoặc xay nhuyễn.
  • Nấu thức ăn cho đến khi đủ mềm để dễ dàng nghiền bằng nĩa.
  • Loại bỏ tất cả mỡ, da và xương khỏi thịt gia cầm, thịt và cá trước khi nấu.
  • Loại bỏ hạt và vết rỗ cứng trên quả, sau đó cắt quả thành từng miếng nhỏ cho bé ăn.
  • Cắt thức ăn mềm thành những miếng nhỏ hoặc lát mỏng.
  • Cắt thức ăn hình trụ như xúc xích, phô mai sợi thành các dải mỏng ngắn; thay vì để miếng tròn vì bé có thể mắc nghẹn.
  • Cắt các loại thực phẩm hình cầu nhỏ như nho, anh đào, quả mọng và cà chua thành những miếng nhỏ.
  • Nấu và xay mịn hoặc nghiền các loại hạt nguyên hạt của lúa mì, lúa mạch, gạo và các loại ngũ cốc khác.

>> Mẹ xem thêm: Nên cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày khi tròn 6 tháng?

[key-takeaways title=””]

Tóm lại, những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm bao gồm: thực phẩm hay các chế phẩm có nhiều muối, đường, chất béo bão hòa. Ngoài ra, mẹ cũng cần tránh cho bé ăn dặm mật ong; một số phô mai mềm, bị mốc; các loại hạt, đậu phộng; các loại động vật có vỏ; trứng sống, trứng lòng đào hoặc uống nước gạo.

[/key-takeaways]