Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Mẩn ngứa mùa hè: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả dứt điểm ngay tại nhà

Vậy làm thế nào để điều trị dứt điểm căn bệnh mẩn ngứa mùa hè? Hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây để hiểu rõ nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả và một số biện pháp ngăn ngừa tình trạng trời nắng nóng bị ngứa.

Vì sao trời nóng nổi mẩn ngứa?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mẩn ngứa mùa hè. Trong đó, một số nguyên nhân phổ biến như côn trùng đốt; kích thích về cơ học, vật lý, ánh sáng hay do dị ứng thức ăn, hóa chất gây giải phóng histamin…

Nguyên nhân nóng trong người nổi mẩn đỏ ngứa mùa hè cũng có thể là biểu hiện của viêm da cơ địa, một số bệnh lý mãn tính như bệnh nội tiết đái tháo đường, bệnh tuyến giáp, tuyến cận giáp, viêm gan, xơ gan, tắc mật, suy thận mãn tính, thiếu máu, thiếu sắt…

Bên cạnh đó, nhiều người mẩn ngứa mùa hè do môi trường bên ngoài, thời tiết khô hanh, nắng nóng, hóa chất hay cơ thể kết hợp với đồ cay nóng. Một số nguyên nhân khác cũng có thể gây nên tình trạng mẩn ngứa như ăn hải sản, đồ ăn cay nóng…

Mẩn ngứa mùa hè ở thể cấp tính có thể gây nên hiện tượng viêm nhiễm
Nguyên nhân gây nên hiện tượng nổi mẩn ngứa mùa hè có thể do côn trùng đốt

Dấu hiệu nóng trong người nổi mẩn ngứa dễ nhận biết nhất 

Một số biểu hiện mà các bạn có thể nhận biết tình trạng nổi mẩn ngứa mùa hè là các nốt sẩn phù dạng mày đay, sẩn huyết thanh. Các nốt mụn thường sẩn phù, sẩn hoặc mảng đỏ, nốt mụn có thể vỡ ra, gây tiết dịch và đóng vảy. 

Mẩn ngứa có thể nổi cục như những tổn thương màu đỏ, nâu và xám với kích thước từ 1 đến 2 cm. Phần lớn các vết xước đều là do chúng ta cào, gãi trên da hay các vùng da hở. 

Một số nguy hại khi bị mẩn ngứa mùa hè đối với sức khỏe mà ít người biết

Các bạn không may bị mẩn ngứa mùa hè thì không được chủ quan. Bởi với 3 dạng mẩn ngứa có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. Cùng tìm hiểu xem chúng tác động xấu như thế nào tới sức khỏe của người bệnh nào!

1. Mẩn ngứa ở thể cấp tính

Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể do viêm da cơ địa hay làn da mẫn cảm với các phản ứng đốt của côn trùng hoặc các loại thức ăn.

Mẩn ngứa ở thể cấp tính, tổn thương chủ yếu là sẩn phù và mày đay và đi kèm là các mụn nước, vỡ ra tiết dịch. Nếu các bạn không có phương án xử lý đúng cách sẽ gây nên tình trạng viêm nhiễm.  

Mẩn ngứa mùa hè ở thể cấp tính có thể gây nên hiện tượng viêm nhiễm
Mẩn ngứa mùa hè ở thể cấp tính có thể gây nên hiện tượng viêm nhiễm

2. Mẩn ngứa ở thể bán cấp

Tình trạng mẩn ngứa bán tính là do các bệnh lý như viêm da cơ địa, đái đường, rối loạn chức năng gan, bệnh bạch cầu, suy thận, u lympho, các khối u nội tạng, gút…

Thông thường, mẩn ngứa thể bán cấp sẽ xuất hiện các tổn thương với kích cỡ lớn, các nốt sần nổi cao, trên có mụn nước hoặc vết trượt hay vảy do chà xát với triệu chứng ngứa rất nhiều. Vị trí dễ xuất hiện các vết mẩn ngứa là các chi, thân mình.

3. Mẩn ngứa ở thể mãn tính

Mẩn ngứa mãn tính là dạng hay tái phát và rất khó điều trị dứt điểm. Người bệnh sẽ cảm thấy ngứa nhiều, gãi và làm tổn thương trên bề mặt da. Các vị trí thường ngứa nhiều là thân mình, chân.

Một số phụ nữ có thai vào tháng thứ 3 hay thứ 4 thường gặp phải tình trạng ngứa ở các chi hay thân mình. Tình trạng bệnh sẽ giảm đi sau khi sinh em bé. 

Điều trị mẩn ngứa có khó không?

Phương pháp điều trị mẩn ngứa mùa hè còn tùy thuộc vào từng giai đoạn để giúp người bệnh giảm gãi, chà xát gây các tổn thương trên da. Với các trường hợp nhẹ có thể dùng cách điều trị từ dân gian với nguyên liệu tự nhiên an toàn. 

Còn với trường hợp mẩn ngứa nặng thì có thể sử dụng thêm một số loại thuốc bôi như thuốc corticosteroid. Tùy theo các mức độ tổn thương mà bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra hướng điều trị cụ thể. Một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định uống thuốc kháng histamin.

Bật mí cách trị mẩn ngứa mùa hè chỉ với các mẹo dân gian hiệu quả mà an toàn 

Một trong những phương pháp điều trị mẩn ngứa mùa hè đang được mọi người áp dụng phổ biến là bằng các mẹo dân gian. Chúng không chỉ mang lại hiệu quả chữa mẩn ngứa mà còn đảm bảo lành tính, an toàn cho sức khỏe.

1. Chữa mẩn ngứa bằng quả mướp đắng

Mướp đắng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể rất tốt. Vì vậy, nếu bạn có biểu hiện ngứa ngáy vào mùa hè thì có thể sử dụng mướp đắng để khắc phục.

  • Chỉ cần lấy 2 quả mướp đắng to, rửa sạch rồi thái mỏng.
  • Bước tiếp theo là giã nguyễn và lọc lấy nước cốt.
  • Cho nước cốt mướp đắng vào chậu và tắm thường xuyên, các triệu chứng ngứa sẽ thuyên giảm dần.
  • Cách chữa trị mẩn ngứa bằng mướp đắng này dễ thực hiện và an toàn nên phù hợp với cả trẻ nhỏ. 
mẩn ngứa mùa hè
Trị mẩn ngứa bằng mướp đắng vô cùng hiệu quả mà an toàn tuyệt đối, kể cả với trẻ nhỏ

2. Cách trị mẩn ngứa mùa hè bằng cây rau ngổ

Rau ngổ còn gọi tên là ngổ hương, cây rau om với thân mềm, có vị chua. Chúng thường được dùng để làm rau ăn sống hoặc nấu canh chua. Bên cạnh đó, rau ngổ còn được biết đến với công dụng trị mẩn ngứa khá tốt.

Theo Đông y, rau ngổ hơi chát với vị cay, tính mát nên thường được dùng để thanh nhiệt giải độc. Do đó, sử dụng rau ngổ cũng là cách khắc phục được chứng ngứa ngáy hiệu quả.

Cách thực hiện đơn giản, bạn lấy thân, lá của loại cây rau ngổ rửa sạch, giã nát và đắp lên vùng bị ngứa. Nếu bạn thực hiện cách này thường xuyên sẽ giảm tình trạng ngứa ngáy đáng kể. 

3. Bài thuốc từ lá tía tô chữa trị mẩn ngứa mùa hè

Tía tô là một loại rau gia vị không còn xa lạ với người Việt Nam. Ngoài ra, nó còn là vị thảo dược được dùng để chữa nhiều bệnh lý khác nhau. Nhất là sử dụng lá tía tô điều trị bệnh da liễu, trong đó có tình trạng nổi mẩn ngứa. 

Người bệnh chỉ cần lấy một nắm lá tía tô mang đi rửa sạch. Tiếp tục, giã nát rồi vắt lấy nước cốt uống và bã thì đắp lên vùng da bị ngứa. Kiên trì thực hiện một thời gian sẽ làm giảm các triệu chứng mẩn ngứa đáng kể.

4. Trị mẩn ngứa bằng rau sam

Nếu người nổi mẩn ngứa, các bạn có thể sử dụng rau sam cũng vô cùng hiệu quả. Bởi rau sam chứa nhiều chất kháng sinh giúp giải độc và giải nhiệt vô cùng tốt. Vì vậy, thường xuyên ăn loại rau sam không những làm giảm đáng kể các triệu chứng ngứa ngáy mà còn mang lại vô số lợi ích đối với sức khỏe. 

Các bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng 40g rau sam tươi rửa sạch. Sau đó, giã nát rau sam rồi vắt lấy nước cốt và uống. Người bệnh cũng có thể dùng nước rau sam để tắm. 

Gợi ý cách phòng bệnh sẩn ngứa mùa hè hiệu quả

Mùa hè sắp đến rồi, các bạn hãy áp dụng ngay một số cách dưới đây để ngăn ngừa tình trạng mẩn ngứa trên da và gây nên những tổn thương nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. 

1. Bù đắp nước cho cơ thể

Nắng nóng và cơ thể dễ bị mất một lượng nước lớn. Do đó, để duy trì nước cho các hoạt động cần thiết của cơ thể cần cung cấp độ ẩm cho da và hạn chế nổi mẩn ngứa. 

Các bạn nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Đặc biệt, với các vận động viên hay những người tham gia hoạt động ngoài trời nhiều thì cần dung nạp vào cơ thể nhiều nước hơn. 

2. Sử dụng thực phẩm, sản phẩm giải nhiệt

Một số thực phẩm có tính giải nhiệt cao giúp thanh lọc độc tố và tăng sức đề kháng cho cơ thể và đặc biệt rất tốt cho những ai bị nổi mẩn đỏ và sẩn mề đay. Thực phẩm tiêu biểu mà các bạn có thể bổ sung cho cơ thể như  dừa, cà chua, chanh, bí đao, củ cải…

Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể dùng cây kinh giới, lá khế, kim ngân hoa… nấu nước uống hoặc tắm để cải thiện và phòng ngừa tình trạng da mẩn đỏ. 

3. Chống nắng đúng cách

Mùa hè, nắng nóng kéo dài làm ảnh hưởng rất lớn đến làn da, nhất là tình trạng dị ứng gây nổi mẩn ngứa, sẩn mề đay. Một trong những cách để phòng ngừa mẩn ngứa cho làn da là chống nắng cho da

Song song với biện pháp chống nắng khi đi ra ngoài như đeo khẩu trang, đeo kính râm hoặc mặc quần áo chống nắng, người bệnh cần lựa chọn loại kem chống nắng phù hợp.

Người bệnh cũng cần hạn chế tiếp xúc với nắng mạnh từ khung giờ từ 10 đến 14 giờ. Vì đây là thời điểm mà tia UV trong ánh nắng hoạt động với cường độ mạnh và tần suất cao.

4. Cân bằng nhiệt độ môi trường xung quanh với cơ thể

Mất cân bằng nhiệt độ là nguyên nhân gây nên phản ứng dị ứng làm nổi mề đay. Theo đó, người bệnh cần ổn định nhiệt độ bằng cách dùng máy điều hòa hay thiết bị chống nhiệt, quạt hơi nước…

Tắm nước lạnh cũng là cách ổn định thân nhiệt cơ thể nhanh chóng mà các bạn có thể áp dụng. Chú ý, người bệnh hạn chế ngâm mình trong nước lạnh quá lâu vì có thể gây cảm lạnh hay cảm cúm. 

5. Nghỉ ngơi nhiều và giữ tâm lý thoải mái

Phòng ngừa và khắc phục tình trạng mẩn ngứa tái phát, người bệnh nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, người bệnh cần thực hiện các biện pháp thiền định hay yoga để giúp tâm lý thoải mái, giảm stress.

Bệnh nhân cũng nên mặc bộ quần áo thoáng mát, cói… hay chất liệu thấm hút tốt để ngăn chặn mẩn ngứa xuất hiện. Người bệnh cũng cần có chế độ ăn uống hợp lý, nhất là với những ai có cơ địa bị dị ứng. 

Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên, các bạn đã hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nếu gặp phải tình trạng mẩn ngứa mùa hè. Nhớ là theo dõi tình trạng mẩn ngứa để có biện pháp điều trị phù hợp, tránh để lâu gây biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. 

Xem thêm: