Vậy nổi mụn nhọt ở vùng kín nữ có nguy hiểm không? Cách chữa trị làm sao và phòng tránh thế nào? Nếu chưa biết, thì bạn nên đọc ngay bài viết sau đây.
Bài viết này sẽ đề cập đến loại mụn nhọt xuất phát từ viêm nang lông tuyến bã do tắc nghẽn hay vi khuẩn; không đánh đồng một loại nhiễm trùng tuyến nhờn ở vùng môi lớn khác là viêm hoặc áp xe tuyến Bartholin; đối với viêm hay áp xe tuyến Bartholin sẽ phân tích ở bài viết khác.
1. Nổi mụn nhọt ở vùng kín nữ là gì?
[key-takeaways title=”Nổi mụn nhọt ở vùng kín nữ là gì?”]
Nổi mụn nhọt ở vùng kín hay ở âm đạo (Vaginal Boil) là một nốt mụn sưng chứa đầy mủ, phát triển bên dưới da ở vùng kín. Hiện tượng nổi mụn nhọt ở âm đạo thường là do vi khuẩn Staphylococcus aureus, đây là một loại tụ cầu khuẩn, chúng xâm nhập vào các tuyến dầu ở nang lông, nang tóc.
[/key-takeaways]
Những nốt mụn nhọt ở vùng kín phụ nữ (âm đạo) càng ngày sẽ càng đau hơn khi chúng bị vỡ ra, và chảy dịch. Mụn nhọt có thể mọc phía trên môi âm hộ, vùng mu; hoặc xung quanh vùng kín phụ nữ.
Tình trạng có thể nặng hơn khi chúng bắt đầu tụ lại với nhau thành chùm; và gây nhiễm trùng tại một vùng da nhất định. Tuy nhiên, mụn nhọt thì thường không quá nguy hiểm; và có khả năng tự hết sau vài tuần. Hoặc nếu tình trạng ngoài tầm kiểm soát và khiến bạn lo lắng thì bạn nên ưu tiên đi khám bác sĩ sớm.
2. Nguyên nhân gây nổi mụn nhọt ở vùng kín phụ nữ
Nguyên nhân gây nổi mụn nhọt ở vùng kín phụ nữ thường là do nhiễm trùng tụ cầu. Một loại vi khuẩn thường có trên da. Loại vi khuẩn này sẽ chờ thời cơ và xâm nhập vào các vùng da bị tổn thương; để hình thành một khối nhọt chứa dịch mủ. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác bao gồm:
2.1 Vệ sinh kém
Nếu thấy mình bị mụn nhọt ở vùng kín, bạn có thể nghĩ đến nguyên nhân đầu tiên là do vệ sinh vùng kín chưa sạch sẽ. Đặc biệt là chị em khi đến kỳ kinh nguyệt, vi khuẩn sinh sôi nhiều hơn nhưng lại không vệ sinh kỹ vùng kín thì “cô bé” cũng dễ bị nổi mụn nhọt đấy.
2.2 Mặc quần lót quá chật
Hiện tượng nổi mụn nhọt ở vùng kín nữ cũng có thể là do bạn mặc quần lót quá chật, bí hơi khiến chân nang lông tích nhờn nhiều hơn và gây ra hiện tượng trên.
2.3 Thừa cân béo phì
Ở một số trường hợp, chị em phụ nữ bị thừa cân béo phì, làm cho các nếp gấp ở da rõ hơn, và đây chính là nguyên nhân gây ra mụn nhọt tại các nếp gấp da.
2.4 Do các bệnh lý hoặc tiếp xúc gần
Các loại bệnh lây qua đường sinh dục như mụn rộp sinh dục cũng có thể là nguyên nhân gây mọc mụn nhọt ở vùng kín. Hoặc do bạn tiếp xúc, quan hệ với người bị mụn nhọt ở vùng kín.
>> Bạn nên đọc thêm: Các bệnh lý lây qua đường tình dục là gì?
3. Dấu hiệu nhận biết các loại mụn nhọt ở vùng kín nữ
Vùng kín bị mụn nhọt quả thật là vấn đề khó chia sẻ. Hiểu được tâm lý đó, MarryBaby sẽ tạm liệt kê ra một vài dấu hiệu liên quan đến vấn đề nổi mụn nhọt ở vùng kín nữ là bao gồm những gì nhé.
3.1 Mụn bọc, mụn đầu trắng, mụn đinh, mụn cứng ở vùng kín
Dấu hiệu nổi mụn nhọt loại này đó là mụn nhọt sưng to, nổi cục cứng ở xung quanh, gần mép vùng kín hoặc da vùng mu. Bạn sẽ cảm thấy vùng da nổi mụn đau, tấy đỏ vài hôm.
3.2 Nổi mụn mủ, mụn nước ở môi lớn
Đây là các đốm mụn nhọt, xuất hiện dày trên môi lớn, thường gây đau, rát. Mụn này được hình thành vài hôm sẽ tự vỡ ra, có thể kèm theo mủ trắng hoặc không. Nếu bạn có biểu hiện nổi mụn nhọt ở vùng kín như loại mụn này thì cần đi khám kịp thời vì có thể đã bị mụn rộp sinh dục.
[inline_article id=265489]
3.3 Một số biểu hiện mụn khác
Thực tế thì khi bạn bị viêm âm đạo cũng làm nổi mụn ngứa. Mụn có thể không đau nhưng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, khiến bạn mất tự tin trong cuộc sống.
>> Bạn nên xem thêm: Dấu hiệu viêm âm đạo là gì? Cách chữa viêm âm đạo
4. Cách chữa mụn nhọt ở vùng kín nữ
Hầu hết phụ nữ bị nổi mụn nhọt ở vùng kín sẽ có thể tự hết sau khoảng 2 tuần. Tuy nhiên để đẩy nhanh quá trị điều trị; cũng như giảm cảm giác đau khi chạm vào các mụn nhọt; chị em tham khảo những cách chữa sau đây:
4.1 Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Chị em phải đảm bảo giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ và luôn khô thoáng. Nếu mụn nhọt xuất hiện ở vùng kín và gây khó chịu, chị em có thể đắp một miếng gạc nhỏ; hoặc các loại băng dán mụn để giữ không bị nhiễm trùng.
4.2 Chườm ấm
Tiếp theo, khi rảnh bạn hãy dùng khăn ướt nhúng với nước ấm, vắt khô và đắp lên mụn nhọt để giảm sưng; và giảm đau. Lặp lại nhiều lần và liên tục trong khoảng 10 – 15 phút. Bạn nên làm thường xuyên 3-4 lần mỗi ngày để thấy sự thuyên giảm; ử dụng khăn mới cho mỗi lần hoặc giặt sạch bằng xà phòng hay dung dịch tẩy rửa, phơi khô.
4.3 Mặc quần rộng hoặc thả rông vùng kín khi ở nhà
Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân làm nổi mụn nhọt ở vùng kín nữ chính là do mặc quần lót chật và bó sát. Trong quá trình điều trị, bạn nên ưu tiên chọn quần lót 100% Cotton và mặc các loại quần rộng. Bạn nên nhớ là phải thay đồ lót ngay khi có mồ hôi.
4.4 Không cố gắng chích mụn hay làm vỡ mụn
Khi bị nổi mụn nhọt, nhiều người sẽ vô thức liên tục chạm vào mụn nhọt thường xuyên. Hành động này làm cho mụn nhọt dễ bị vỡ và chảy dịch. Và khiến cho tình trạng trở nặng thêm.
4.5 Sử dụng thuốc bôi ngoài da
Thuốc bôi ngoài da có thể giúp bảo vệ mụn nhọt khỏi ma sát với quần áo và đồ lót. Tương tự, nếu mụn nhọt bùng phát, hãy sử dụng thuốc bôi kháng sinh ngoài da. Việc sử dụng thuốc này nên được sự kê toa của bác sĩ.
>> Bạn nên đọc thêm: Top 6 gel phụ khoa giúp giữ cho “cô bé” luôn sạch sẽ
4.6 Sử dụng thuốc dạng uống không kê đơn
Thuốc giảm đau không kê đơn có thể cần thiết để làm dịu cơn đau và tình trạng viêm do nhọt gây ra. Uống ibuprofen (Advil) hoặc paracetamol (Tylenol) theo hướng dẫn trên bao bì.
5. Mẹo chữa mụn nhọt ở vùng kín nữ bằng cách dân gian
Bạn có thể tham khảo một số cách chữa nổi mụn nhọt ở vùng kín nữ ngay tại nhà đơn giản và dễ làm dưới đây. Và chỉ áp dụng cho các trường hợp mụn không phải là bệnh lý.
- Điều trị mụn nhọt ở vùng kín bằng lá kinh giới: Trước tiên, bạn hãy tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục, sau đó giã nát lá kinh giới và thấm nước cốt lên vùng da bị nổi mụn.
- Dùng lá tía tô xóa bỏ mụn nhọt vùng kín: Lá tía tô có khả năng sát khuẩn cao, tiêu viêm và làm thoáng lỗ chân lông để loại bỏ mụn nhọt. Sau khi giã nhuyễn lá tía tô, bạn đắp lên vùng da bị mụn nhọt để 10 phút thì rửa lại.
Đây là cách dân gian và chưa có kiểm chứng y khoa, nên chị em hãy lưu ý khi áp dụng. Đặc biệt cần cân nhắc nếu vì một số loại lá trồng ở những nơi nhiều bụi bẩn, vi khuẩn, kí sinh trùng có thể làm tính trạng nặng lên. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước nhé
6. Cách phòng tránh nổi mụn nhọt ở vùng kín nữ
Mặc dù mọc mụn nhọt ở vùng kín nữ là nỗi niềm khó nói nhưng nếu bạn biết cách phòng tránh thì chúng không hề đáng lo ngại. Cách phòng tránh nổi mụn nhọt ở bộ phận sinh dục đó là:
- Nên hạn chế tẩy lông, cạo lông vùng kín.
- Chọn đồ lót bằng vải Cotton, mặc đồ thoáng mát.
- Vệ sinh vùng kín thường xuyên, sử dụng kèm các loại dung dịch phù hợp.
- Không tự ý nặn mụn nhọt khi thấy mình đang gặp tình trạng nổi mụn ở vùng kín.
>> Bạn nên xem thêm: Lông vùng kín quá rậm rạp và dày là bị gì và có sao không?
7. Khi nào đến gặp bác sĩ?
Trong một số trường hợp nguy hiểm, liên quan sâu đến bệnh lý về Da liễu; hoặc Sản – Phụ khoa, bạn nên đi khám với các bác sĩ chuyên khoa tương ứng để được điều trị kịp thời. Cụ thể hơn, nếu bạn nhận thấy mình có một dấu hiệu nguy hiểm sau đây thì nên đi khám:
[key-takeaways title=”Bạn nên đi khám bác sĩ khi”]
- Sốt.
- Mụn nhọt to.
- Mụn nhọt tái phát.
- Ớn lạnh hoặc đổ mồ hôi lạnh.
- Nhọt xuất hiện nhiều trên mặt.
- Nhọt vẫn chưa khỏi sau hai tuần.
- Nốt mụn khiến bạn cực kỳ đau đớn.
- Mụn nhọt phát triển nhanh thành cụm.
- Bạn bị sưng hạch bạch huyết vùng bẹn.
[/key-takeaways]
Tóm lại, tình trạng nổi mụn nhọt ở vùng kín phụ nữ có thể là không quá hiếm gặp; và có thể tự khỏi. Nhưng hơn lúc nào hết, bạn phải ưu tiên giữ vệ sinh vùng kín; cũng như thường xuyên kiểm tra để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường.