Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

11 kỹ năng thoát hiểm khi có cháy mỗi gia đình cần phải biết

Để phòng tránh những đau thương này, chúng ta cần trang bị cho bản thân cũng như gia đình những kỹ năng thoát hiểm khi có đám cháy xảy ra. Hãy cùng MarryBaby trang bị những kỹ năng phòng cháy chữa cháy cần thiết này nhé.

Thuộc lòng 11 kỹ năng thoát hiểm khi có cháy   

Khi hoả hoạn xảy ra, bạn hãy nhớ thực hiện theo các kỹ năng thoát hiểm khi có cháy dưới đây để bảo vệ tính mạng. (1):

1. Luôn giữ bình tĩnh

Khi thấy đám cháy, nếu bạn mất bình tĩnh có thể tìm sai nguồn cháy dẫn đến dập lửa sai cách; thậm chí có thể giẫm đạp lên nhau. Điều này sẽ khiến cho vụ hoả hoạn lớn hơn và dễ dẫn đến “trường hợp xấu” hơn.

Vì thế, hãy giữ bình tĩnh truy tìm nguồn cháy ở khu vực nào, tìm cách dập tắt lửa, dò lỗi thoát an toàn để di chuyển và gọi đội phòng cháy chữa cháy 114 để hỗ trợ.

2. Tìm cách dập tắt và khống chế đám cháy

Bạn biết cách dập tắt và khống chế không để đám cháy lan rộng sẽ giúp cho việc cứu hộ dễ hơn và giảm thiệt hại cho tài sản. Kỹ năng thoát hiểm khi có cháy này được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Ngắt cầu dao điện aptomat.
  • Bước 2: Gọi ngay đến đội Phòng cháy chữa cháy 114.
  • Bước 3: Sơ tán mọi người xung quanh rời khỏi đám cháy.
  • Bước 4: Dập lửa bằng các thiệt bị phòng cháy chữa cháy gồm bình dập lửa, chăn lớn có thấm nước…
  • Bước 5: Nhanh chóng di chuyển các thiết bị hoặc vật dụng dễ bắt lửa có thể làm cho đám cháy lớn hơn.

>> Bạn có thể xem thêm: Một số lưu ý khi sử dụng bình chữa cháy

[key-takeaways title=””]

Sau khi bạn đã thực hiện các kỹ năng thoát hiểm khi có cháy ở trên mà không thể khống chế được đám cháy. Bạn hãy nhanh chóng tìm cách thoát thân để bảo toàn cho tính mạng nhé.

[/key-takeaways]

3. Hãy xác định một lối thoát hiểm an toàn nhất

Kỹ năng thoát hiểm khi có cháy: Tìm một chỗ thoát an toàn

Xác định lối thoát hiểm an toàn cũng là một kỹ năng thoát hiểm khi có cháy không thể bỏ qua. Trong trường hợp có hoả hoạn xảy ra, bạn không nên cố lấy tài sản để bỏ chảy. Bạn hãy nhớ tính mạng bản thân là quý giá nhất. Trong lúc này, bạn nên làm những việc sau:

  • Bước 1: Xác định vị trí đám cháy.
  • Bước 2: Nếu đám cháy xảy ra ở tầng trên, bạn hãy chạy ra cầu thang thoát hiểm và di chuyển xuống tầng dưới.
  • Bước 3: Nếu đám chảy xảy ra ở tầng dưới, bạn hãy chạy lên các tầng trên.

[key-takeaways title=”Những lưu ý không được bỏ qua!”]

  • Tuyết đối không chui vào phòng và đóng cửa lại vì có thể khiến bạn hôn mê; thậm chí tử vong khi nhiễm khói độc.
  • Tuyệt đối không thoát hiểm bằng cầu thang máy trong tất cả các trường hợp hoả hoạn.

[/key-takeaways]

4. Biết cách mở cửa an toàn

Khi có hoả hoạn xảy ra, bạn cần cẩn thận khi mở cửa để thoát thân. Trước khi mở cửa, bạn cần dùng mu bàn tay để kiểm tra cánh cửa. Nếu thấy cảnh cửa ấm nóng tức là đã có đám cháy ở phía ngoài cửa. Tuyệt đối, bạn không nên dùng lòng bàn tay để kiểm tra cửa vì có thể gây thương tích dẫn đến khó khăn khi bò thoát hiểm.

Nếu khi bạn mở cửa, nhận thấy có lửa bùng lên và khói độc bay vào phòng. Lúc này, bạn cần nhanh chóng đóng chặt cửa lại, không được để hở cửa. Sau đó, bạn tìm cách thoát thân từ cửa sổ hoặc ban công. Tuyệt đối, bạn không được trốn vào nhà vệ sinh vì không gian nhỏ hẹp này có thể gây ngạt thở.

5. Không để bị nhiễm ngạt khói độc

Phần lớn các trường hợp tử vong do hoả hoạn là bị ngạt khói. Do đó, bạn cần dùng băng keo để dán kín các khe cửa và khăn thấm ướt nước để bịt mũi trong khi tìm cách thoát thân. Đây là một trong những kỹ năng thoát hiểm khi có cháy quan trọng mà bạn cần nhớ.

Trong khi hoả hoạn xảy ra, bạn hãy tận dụng những nguồn nước xung quanh để nhúng ướt khăn. Chiếc khăn ướt sẽ trở thành chiếc mặt nạ phòng độc giúp bạn lọc không khí và dễ thở hơn khi có đám khói lớn xuất hiện.

Liên quan đến thông tin về các kỹ năng thoát hiểm khi có cháy, bạn có thể tìm hiểu thêm về những thông tin cơ bản về tình trạng hít khói độc.

Kỹ năng thoát hiểm khi có cháy: Chống bị nhiễm ngạt khói độc

6. Giữ cơ thể ở vị trí thấp nhất khi di chuyển khỏi đám cháy

Một kỹ năng thoát hiểm khi có cháy quan trọng tiếp theo chính là giữ cơ thể ở vị trí thấp nhất khi di chuyển. Bởi vì, làn khói độc từ đám cháy thường nhẹ hơn không khí. Do đó, khói sẽ bay lên cao. Nếu bạn di chuyển như cách đi thông thường thì sẽ hít phải khói độc.

Lớp oxy sẽ thấp hơn làn khói và thường ở gần sàn nhà. Để cơ thể có thể hít được oxy, bạn cần bò sát sàn nhà để thở. Bạn có thể di chuyển bằng cách cúi sát xuống sàn nhà, bò bằng bàn tay và đầu gối dưới đám khói.

7. Luôn quan sát khi chạy khỏi đám cháy

Luôn tập trung quan sát không gian xung quanh khi di chuyển cũng là một kỹ năng thoát hiểm khi có cháy. Sự quan sát sẽ giúp bạn tìm được phương án thoát hiểm theo các trường hợp sau:

  • Men theo bờ tường để di chuyển đến nơi an toàn: Khi di chuyển, bạn hãy men theo bờ tường để giữ phương hướng trong khi không gian xung quanh chỉ toàn khói và lửa. Đồng thời, điều này cũng sẽ giúp bạn không bị xô ngã khi dòng người đang chạy náo loạn.
  • Nếu bạn ở tầng trệt: Nếu bạn ở tầng trệt có thể ra ngoài bằng cửa sổ thì hãy ném chăn, gối, đệm xuống đất ở bên ngoài để đỡ cơ thể không bị va chạm mạnh. Nếu bạn không thể mở cửa sổ, hãy dùng một vật để đập vỡ cửa ở góc cuối, khi chạm vào các mép sắc cần dùng vải, khăn mặt hay chăn để tránh làm hại cơ thể.
  • Chạy ra chỗ thoáng như ban công và sân thượng để tìm cách thoát thân: Khi đám lửa bao vây căn hộ khiến bạn không thể thoát thân. Tốt nhất, bạn hãy tìm đến nơi thoáng hơn và sử dụng các thiết bị thoát hiểm để thoát thân. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ tuyệt đối không nhảy từ cửa sổ hoặc ban công xuống. Bạn chỉ nên nhảy từ cửa sổ hoặc ban công xuống khi có người trợ giúp hoặc cảm thấy an toàn.

>> Bạn có thể xem thêm: Vết bỏng bị phồng nước phải làm sao nhanh lành?

8. Kêu cứu cũng là kỹ năng thoát hiểm khi có cháy

Trong trường hợp, bạn không còn cách nào thoát khỏi đám cháy bằng đường thoát hiếm thông thường hãy thực hiện những điều sau:

  • Dùng khăn, áo, mũ màu sắc nổi bật để ra tín hiệu trong khi kêu cứu từ bên ngoài.
  • Gọi cho công an phòng cháy chữa cháy theo hotline 114 để cầu cứu.

9. Biết cách xử lý khi quần áo bị bén lửa

Trong lúc thoát hiểm khi có cháy, quần áo của bạn có thể bén lửa. Lúc này, bạn không nên chạy vòng vòng vì gió sẽ làm lửa bùng lớn hơn. Thay vào đó, bạn hãy nằm xuống lăn qua lăn lại để giảm bề mặt tiếp xúc với lửa.

Khi quần áo bén lửa, bạn tuyệt đối không được nhảy xuống hồ bơi hoặc hồ nước. Vì lửa của đám cháy có thể làm cho nước trong hồ bơi tăng nhiệt độ. Nếu bạn nhảy xuống hồ bơi hay hồ nước có thể làm cho cơ thể bị bỏng nặng hơn.

10. Nếu không thể thoát ra ngoài hãy biết cách bảo vệ bản thân

Bảo vệ bản thân khi có cháy

Trong trường hợp xấu nhất khi bạn không thể thoát ra khỏi đám cháy hãy biết cách bảo vệ bản thân. Kỹ năng thoát hiểm khi có cháy này được áo dụng như sau:

  • Dùng khăn mặt hoặc mảnh vải nhúng ướt nước rồi bịt lên mũi.
  • Tuyệt đối không núp dưới gầm giường vì đội cứu hộ sẽ khó tìm thấy bạn.
  • Tìm một phòng có cửa sổ để trú ẩn, từ đó đội cứu hộ có thể dễ dàng cứu giúp.
  • Dùng áo, khăn mền nhúng nước chèn kín khe hở của cửa không để khói độc tràn vào.

11. Hãy hợp tác với đội cứu hộ phòng cháy chữa cháy

Khi bạn bị mắc kẹt trong đám cháy tại trung tâm thương mại, siêu thị hay nơi đông người, bạn hãy chú ý tìm đến các bảng exit chỉ dẫn lối thoát hiểm để tìm cách thoát thân. Nhất là, bạn hãy làm theo hướng dẫn của đội phòng cháy chữa cháy cũng là một kỹ năng thoát hiểm khi có cháy quan trọng không được làm trái.

Những thiết bị phòng cháy chữa cháy cần trang bị

Để những kỹ năng thoát hiểm khi có cháy thực hiện một cách dễ dàng, bạn cần trang bị những thiết bị phòng cháy chữa cháy trong nhà sau (2):

  • Mặt nạ phòng chống khói độc và khí độc.
  • Các thiệt bị phá dỡ tạo lối thoát như búa, rìu, kiềm…
  • Bình chữa cháy xách tay (bình khí CO2, bình bột MFZ).
  • Mỗi gia đình nên thiết lập một kế hoạch với sơ đồ thoát hiểm từ căn hộ ra nơi an toàn.
  • Lắp đặt các thiết bị báo cháy tự động không dây (đầu báo cháy cảm biến nhiệt hoặc cảm biến khói) ở các tầng nhà.

Ngoài những thiết bị phòng cháy chữa cháy và kỹ năng thoát hiểm khi có cháy; bạn cũng cần trang bị những kiến thức phòng tránh cháy nổ để giảm thiểu những thiệt hại khi có sự cố.

>> Bạn có thể xem thêm: 5 bí quyết “vàng” bảo vệ gia đình toàn diện mà bạn cần bỏ túi ngay!

Những lưu ý để phòng tránh cháy nổ tại nơi sinh sống

Mặc dù kỹ năng thoát hiểm khi có cháy là cần thiết. Nhưng chúng ta cần phải chủ động trong việc phòng tránh cháy nổ tại nơi sinh sống. Dưới đây là một số lưu ý bạn cần nhớ (3):

  • Hãy giáo dục về phòng cháy chữa cháy cho trẻ em: Dạy trẻ biết chuông báo khói kêu như thế nào và phải làm gì khi nghe thấy.
  • Lắp đặt đúng thiết bị báo động cháy nổ: Bạn cần kiểm tra thiết bị báo cháy mỗi tháng một lần và thay pin ít nhất mỗi năm một lần.
  • Lập kế hoạch liên lạc: Thiết lập kế hoạch liên lạc khẩn cấp trong gia đình và đảm bảo rằng tất cả các thành viên trong gia đình biết phải liên hệ với ai nếu họ không thể tìm thấy nhau.
  • Ghi chú cho mỗi thành viên gia đình khi có cháy: Bạn có thể ra những ghi chú cho những người trong gia đình khi có cháy thì cần làm gì. Khi có cháy, cần nhấn nút kiểm tra chuông báo khói hoặc hét lên “Cháy!“ để cảnh báo mọi người rằng họ phải thoát ra ngoài.
  • Các thành viên hãy nhớ phương án thoát hiểm của gia đình: Đảm bảo rằng tất cả các thành viên trong gia đình biết cách để thoát khỏi mọi phòng trong nhà bạn và biết địa điểm họp mặt gia đình bên ngoài nhà bạn.
  • Lập kế hoạch thoát hiểm từ trước: Mỗi gia đình nên cho một kế hoạch thoát hiểm phù hợp với không gian sống. Bởi vì, khi hoả hoạn xảy ra khói có thể gây cản trở tầm nhìn trong ngôi nhà. Do đó, gia đình bạn cần học các kỹ năng thoát hiểm khi có cháy qua các khoá đào tạo phòng cháy chữa cháy và nhớ các phương án thoát hiểm tại nơi đang sống. Nhất là, với những gia đình hiện đang sống ở khu chung cư hoặc toà nhà cao tầng.

Như vậy, bạn đã trang bị đầy đủ những kỹ năng thoát hiểm khi có cháy cũng như biết phải chuẩn bị những thiết bị phòng cháy chữa cháy như thế nào. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp ích cho gia đình bạn. Hãy nhớ giữ an toàn cho bản thân và gia đình nhé!