Mặc dù khỏi bệnh nhưng Covid-19 vẫn để lại nhiều di chứng. Mất mùi sau khi khỏi Covid-19 là vấn đề khá nhiều người đang gặp phải. Nó không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn tâm sinh ý người bệnh. Vậy có những cách khôi phục khứu giác sau Covid-19 nào? Có nên sử dụng thuốc hay không? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu chi tiết trong bài viết hôm nay nhé!
Hoạt động ngửi mùi của con người như thế nào?
Trước khi biết cách khôi phục khứu giác sau Covid-19 bạn cần tìm hiểu vấn đề này. Mỗi lần con người thực hiện hoạt động ngửi, các phân tử mùi (aroma molecule) rất nhỏ lơ lửng trong không khí sẽ chạm vào tế bào tế bào thần kinh khứu giác ở trong mũi. Điều này tạo nên các tín hiệu thần kinh.
Tiếp đó, các tế bào khứu giác sẽ gửi tín hiệu nhận được đến tế bào thần kinh ở vùng tổng hợp mùi trên não. Lúc này, chúng ta có thể nhận ra tất cả mùi hương xuất hiện xung quanh.
Theo nghiên cứu, não có thể nhận ra được khoảng 1.000 tỷ loại mùi khác nhau. Các tế bào thần kinh ở vùng tổng hợp mùi trong não còn tạo ra trí nhớ mùi mỗi khi chúng ta có cảm xúc. Đặc biệt, tế bào khứu giác ở mũi cũng rất nhạy cảm. Nó có thể dễ dàng cảm nhận sự khác biệt nhỏ về mật độ của cùng một mùi.
Thông qua mũi và hoạt hoạt động ngửi, con người có thể định vị được mùi trong không gian. Nồng độ mùi khác nhau giúp chúng ta cảm nhận từ nguồn hương từ đâu bay tới. Trong trường hợp mũi bị nghẹt một bên, khả năng cảm nhận vị trí sẽ bị ảnh hưởng.
Thực tế, các tế bào thần kinh khứu giác và vị giác ở vùng não thường gắn kết với nhau. Điều này giúp chúng ta tăng cảm xúc, ăn uống ngon hơn. Mùi hương cũng được gửi tín hiệu đến bao tử và hệ tiêu hóa và gợi nên cảm giác đói bụng.
Vì sao người nhiễm Covid-19 bị mất mùi?
Virus SARS-CoV-2 (gây bệnh Covid-19) xâm nhập tế bào cơ thể người thông qua thụ thể ACE2 (cổng ACE2). Các protein cầu gai nhận ra thụ thể ACE2 nên bám vào nhanh, giúp virus sáp nhập vào vỏ tế bào. Tiếp đến, virus chuyển gene vào trong gây nhiễm bệnh tế bào.
Thụ thể ACE2 có nhiều trên nhiều loại tế bào trong cơ thể, đặc biệt là các tế bào ở hệ hô hấp. Điều này giải thích lí do vì sao Covid-19 thâm nhập cơ thể qua hệ hô hấp.
Tuy nhiên, riêng tế bào thần kinh khứu giác bên trong mũi không tồn tại thụ thể ACE2. Chính vì vậy, virus không thể tấn công, gây nhiễm để gây tổn thương tế bào khứu giác.
Nhưng tới tế bào khứu giác nằm giữa các tế bào hỗ trợ thần kinh (support cell) lại có thụ thể ACE2. Theo đó, khi SARS-CoV-2 xâm nhập cơ thể sẽ tấn công các tế nào này do nằm ở vùng mũi và đường hô hấp.
Nhiệm vụ của các tế bào hỗ trợ thần kinh là chuyển tín hiệu mùi vị lên não. Lúc bị virus gây tổn thương sẽ khiến vùng khứu giác không hoạt động. Tín hiệu không được gửi lên não gây ra triệu chứng mất mùi. Tùy theo từng biến chủng SARS-Cov-2 khác nhau có thể có hoặc không gây mất mùi ở người bệnh. Tuy nhiên, đa phần ca nhiễm tại Việt Nam đều xuất hiện triệu chứng này.
Cách khôi phục khứu giác sau Covid-19
Thông thường, các tế bào hỗ trợ thần kinh có thể thay thế sau khi cơ thể khỏi bệnh. Cụ thể, có khoảng 63% bệnh nhân phục hồi khứu giác sau 5 tuần và 95% sau 6 tháng.
Tuy nhiên, việc áp dụng các cách khôi phục khứu giác sau Covid-19 sẽ có tác dụng rút ngắn thời gian. Dưới đây là một số phương pháp mà người mắc bệnh có thể tham khảo và áp dụng.
1. Luyện tập ngửi mùi để khôi phục khứu giác
Có thể nói, đây là một trong những cách khôi phục khứu giác sau Covid-19 dễ thực hiện nhất. Theo đó, việc dùng trí nhớ não bộ kết hợp với các mùi hương quen thuộc sẽ giúp cơ thể học lại cách ngửi mùi.
Cụ thể, bạn nên học ngửi từ 4 đến 6 mùi mỗi ngày. Mỗi lần đưa lên mũi ngửi từ khoảng 20 đến 30 giây. Tiếp đó, bạn nhắm mắt, hình dung và nhớ lại mùi này trước đây thơm hay khó chịu.
Bạn chỉ nên bắt đầu với các mùi hương đơn giản, quen thuộc (hương nước hoa, mùi người xung quanh, thức ăn,…), sau đó mới là các dạng mùi hương đặc trưng hơn.
Việc lặp đi lặp lại bài tập này nhiều lần trong ngày sẽ giúp chúng ta phục hồi khứu giác nhanh hơn. Đối với người mất vị giác, phương pháp này cũng được áp dụng phổ biến.
2. Thực hiện các động tác phục hồi khứu giác
Những động tác như xoa bóp bấm huyệt, tác động lực nhẹ lên vùng mũi xoang,… đúng cách cũng là cách khôi phục khứu giác sau Covid-19. Sau đâu là bài tập 5 động tác giúp làm ấm mũi, tăng cường lưu thông khí huyết.
Nó không chỉ có tác dụng cải thiện, khôi phục khứu giác mà còn hỗ trợ chữa nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng,… Bạn nên ngồi tư thế hoa sen hoặc ngồi bình thường để tập luyện.
- Động tác 1: Xoa thân mũi. Bạn sử dụng 2 ngón trỏ và ngón giữa xoa bóp nhẹ nhàng vùng mũi từ dưới lên và từ trên xuống. Kết hợp hít vào thở ra mạnh. Thực hiện từ 10-20 lần.
- Động tác 2: Day sụn xương mũi. Bạn đặt ngón tay tại vị trí tiếp giáp giữa xương mũi và xương sụn mũi, sau đó day ấn từ 10-20 lần.
- Động tác 3: Day nguyệt nghinh hương. Dùng 2 ngón trỏ ấn mạnh vào huyệt nghinh hương nằm ngay bên cạnh 2 cánh mũi và trên rãnh mũi má. Thực hiện day bấm 10-20 lần, mỗi lần khoảng 1-3 phút.
- Động tác 4: Xoa chân cánh mũi. Bạn đặt cạnh ngón trỏ của tay bên này áp vào cánh mũi bên kia. Sau đó xoa mạnh lên xuống từ 10-20 lần.
- Động tác 5: Vuốt và bẻ mũi. Thực hiện dùng tay vuốt đều mũi và bẻ đầu mũi qua lại 10-20 lần.
Có nên sử dụng cách khôi phục khứu giác sau Covid-19 bằng thuốc chữa mất mùi?
Hiện nay, trong một số loại thuốc sử dụng điều trị Covid-19 mức độ trung bình hoặc nặng có tác dụng ngăn ngừa mất mùi hoặc giảm hiệu ứng viêm sưng lên tế bào thần kinh khứu giác.
Tuy nhiên, người bệnh cần đặc biệt cân nhắc cũng như tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng cách khôi phục khứu giác sau Covid-19 này.
Nghiên cứu chỉ ra đa số người nhiễm Covid-19 tự động lấy lại khứu giác sau khoảng 6 tháng. Vì vậy, bạn không nhất thiết phải sử dụng thuốc. Thay vào đó, hãy áp dụng một số cách khôi phục khứu giác sau Covid-19 đơn giản trên đây nhằm hỗ trợ rút ngắn thời gian.
Xem thêm:
- Các nhóm đối tượng dễ bị nhiễm Covid-19, bạn có nằm trong số đó?
- Ngừng ngay 10 lầm tưởng về Covid-19 sau nếu không muốn nguy hiểm đến sức khỏe!
- Phục hồi sức khỏe sau Covid-19: Điều ai cũng cần sau khi khỏi bệnh
- Sau khi mắc COVID-19 sức khỏe sinh sản, tình dục bị ảnh hưởng như thế nào?
- Bà bầu bị COVID có xông được không? Cần làm gì khi nhiễm COVID-19?