Nhiều mẹ bầu cảm thấy lo lắng khi siêu âm phát hiện tình trạng dây rốn quấn cổ 2 vòng. Làm sao để chữa dây rốn quấn cổ hiệu quả và an toàn? Các mẹ hãy cùng bài viết tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Dây rốn quấn cổ 2 vòng là gì và cách nhận biết?
Hiện tượng này còn được gọi là tràng hoa quấn cổ xảy ra khi em bé trong bụng bị dây rốn quấn quanh cổ. Hiện tượng này có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ, nhưng phổ biến là thời kỳ cuối. Bởi lúc này em bé đã phát triển cơ xương hoàn thiện, trở nên hiếu động hơn và thường xuyên thay đổi vị trí trong bụng mẹ.
Bên cạnh đó, hiện tượng dây rốn quấn cổ còn xảy ra khi mẹ vận động mạnh, nhiều nước ối khiến dây rốn di chuyển trong bào thai và quấn quanh cổ của bé. Hiện tượng dây rốn quấn cổ 2 vòng có thể được phát hiện nhờ siêu âm hoặc dựa vào cảm nhận của mẹ với các cách sau:
1. Biểu hiện thai máy
Khi em bé bị tình trạng này sẽ xuất hiện thai máy nhiều. Tần suất đạp của bé sẽ tăng hoặc giảm đột biến trong suốt 2-3 ngày. Vì lúc này bị dây rốn quấn cổ sẽ khiến bé khó chịu và vùng vẫy nhiều hơn. Vì vậy, ngay khi xuất hiện tình trạng này, mẹ bầu cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để khám và giúp con “thoát nạn”.
2. Khám thai định kỳ
Mẹ bầu nên duy trì thói quen khám thai định kỳ tại các bệnh viện hay cơ sở y tế uy tín. Việc này sẽ giúp mẹ phát hiện tình trạng dây rốn quấn cổ 2 vòng không mong muốn để kịp thời xử lý.
>>> Bạn có thể tham khảo: Đau bụng dưới bên trái khi mang thai: Coi chừng bị biến chứng thai kỳ
Nguyên nhân gây ra rau quấn cổ 2 vòng
Trong những tháng đầu thai kỳ, thai nhi như một cục nước đá nằm trong một bể nước lớn nên rất dễ dàng di chuyển lung tung trong buồng tử cung. Trong quá trình di chuyển đó, khi dây rốn còn dài, thai nhi đã làm rối dây rốn như cuộn chỉ bị rối và dây rốn quấn vào thân hay cổ thai nhi. Cũng có trường hợp khi còn bé, thai di chuyển lung tung trong buồng tử cung đã làm cho dây rốn bị thắt nút lại. Nếu dây rốn bị thắt nút lại kèm theo quấn cổ sẽ rất nguy hiểm.
Hoặc ở 3 tháng cuối, khi thai nhi quay đầu xuống dưới (gọi là thai thuận), dây rốn mềm trơn cũng dễ bị quấn vào thai nhi. Nếu dây rốn quấn vào thân thai nhi thì có thể tự tháo được, còn khi bị quấn vào cổ là một khe hẹp giữa đầu và vai nên dây rau không thể tự tháo được.
Mẹ vận động, lao động quá sức là nguyên nhân chính của hiện tượng dây rốn quấn cổ 2 vòng. Điều này đã được khoa học chứng minh, khi mẹ làm việc quá sức, thai nhi sẽ có xu hướng quay đầu xuống nhiều hơn khiến dây rốn rất dễ cuộn quanh người và quấn vào cổ bé. Bởi vậy, mẹ bầu hãy chú ý trong thai kỳ chỉ nên vận động nhẹ nhàng, tránh quá sức. Khi mệt mỏi hãy dành thời gian nghỉ ngơi và nhờ mọi người trong gia đình giúp đỡ những việc lặt vặt.
Theo các bác sĩ, mẹ bầu bị dư ối hoặc đa ối sẽ tăng khả năng thai nhi bị dây rốn quấn cổ, nhất là trong những tháng cuối thai kỳ. Một nguyên nhân gây ra hiện tượng dây rốn quấn cổ khác đó là độ dài dây rốn. Mặc dù dây rốn dài trung bình 56cm nhưng vẫn có những bé có dây rốn dài hơn. Khi dây rốn càng dài , thai nhi càng có nguy cơ bị quấn cổ.
>>> Bạn có thể tham khảo: Dây rốn quấn cổ bé thông minh là đúng hay sai?
Thai nhi bị dây rốn quấn cổ 2 vòng có sao không?
Mức độ nguy hiểm của tình trạng này phụ thuộc rất lớn vào việc dây rốn quấn chặt cỡ nào. Nếu thai nhi bị dây rốn quấn cổ 2 vòng quá chặt sẽ khiến bé bị thiếu oxy và gây ra những biến chứng nguy hiểm về não bộ.
Thông thường, các bác sĩ chuyên khoa sẽ xác định mức độ nguy hiểm qua lượng máu lưu thông qua dây rốn, tốc độ truyền, tim thai cũng như biểu hiện của bé. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp ứng phó phù hợp, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Dây rốn quấn cổ có ảnh hưởng đến quá trình sinh nở không?
Ở những tuần thai cuối cùng, thai nhi cùng nhau thai và dây rốn đều di chuyển xuống đáy tử cung, chuẩn bị cho đầu bé di chuyển vào vị trí âm đạo của mẹ khi hành trình sinh được diễn ra. Tuy nhiên có những trường hợp bé bị dây rốn quấn cổ, hoặc dây rốn đã ngắn lại còn quấn quanh người bé làm cho bé không thể lọt vào khung xương chậu của mẹ, cứ treo lơ lửng giữa chừng.
Cũng có trường hợp mẹ bị sa dây rốn do cuống rốn bị chèn ép giữa ngôi và thành chậu hoặc do bị sa ra ngoài âm đạo, làm cho các mạch máu bị co thắt, dây rốn không thể cung cấp máu cho thai, nếu không được cấp cứu kịp thời thì nguy hiểm cho cả mẹ và con. Tình huống này làm mẹ không thể sinh thường và nếu không được chuyển qua sinh mổ thì bé sẽ bị suy thai.
Dây rốn quấn cổ 2 vòng sinh thường được không?
Dây rốn quấn cổ 2 vòng sinh thường được không?
Nếu dây rốn quấn lỏng, độ dài dây rốn bị quấn không quá ngắn, sức khỏe thai nhi và mẹ đều ổn định thì mẹ có thể sinh thường được. Tuy nhiên, trường hợp em bé bị dây rốn quấn cổ nhiều vòng mà đầu bé có xu hướng ngửa ra, không cử động được; bên cạnh đó, thai nhi ở tư thế ngôi mông, tim thai không ổn định và mẹ bầu chưa có dấu hiệu sinh thì thông thường các bác sĩ sẽ quyết định cho sinh mổ.
Mẹo chữa dây rốn quấn cổ 2 vòng theo dân gian
Y học hiện nay chưa có cách chữa dây rốn quấn cổ 2 vòng theo phương pháp khoa học mà chỉ tác động nhẹ kích thích bé tự “gỡ rối”. Thế nhưng, trong dân gian có không ít mẹo chữa dây rốn quấn cổ 2 vòng hiệu quả. Dưới đây là một số mẹo:
1. Bò quanh giường ngược chiều kim đồng hồ
Khi mẹ bầu gặp hiện tượng dây rốn quấn cổ 2 vòng phải làm sao? Thay vì quá lo lắng, mẹ bầu hãy giữ tinh thần thoải mái và chữa mẹo dân gian như bò quanh giường theo ngược chiều kim đồng hồ. Nguyên nhân có thể là do mẹ vận động khiến em bé trong bụng xoay người theo và tự gỡ dây rốn.
Tuy khoa học chưa thể chứng minh hiệu quả của cách này nhưng nhiều mẹ đã áp dụng thành công. Lưu ý là các mẹ không nên bò sau khi ăn và bò quá nhiều vì có thể gây chóng mặt và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
2. Massage thư giãn, tập yoga nhẹ nhàng
Đây cũng là cách chữa dây rốn quấn quanh cổ khá phổ biển. Thế nhưng cách massage đúng và đòi hỏi kỹ thuật cao để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Nếu có thời gian, các mẹ có thể tập yoga bầu nhẹ nhàng để cơ thể và tinh thần được thư giãn, giúp an thai và em bé bớt nghịch ngợm hơn.
>>> Bạn có thể tham khảo: Chỉ số thai nhi chi tiết theo từng tuần
Dây rốn quấn cổ 2 vòng tuần 38 phải làm sao?
Mẹ bầu từ 38 tuần trở đi sẽ có dấu hiệu chuyển dạ bất cứ lúc nào. Nếu trong giai đoạn này, bà bầu gặp tình trạng dây rốn quấn cổ 2 vòng thì cũng không nên quá lo lắng. Vì đa số các bé sinh ra đều khỏe mạnh và trên thực tế những sự cố do tình trạng này có tỷ lệ rất thấp.
Các bác sĩ sẽ giúp bé nới lỏng, gỡ dây rốn quanh cổ bé khi mẹ sinh thường. Còn trong quá trình thăm khám hay chuyển dạ, nếu thai nhi có triệu chứng bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định mổ để đảm bảo an toàn.
[inline_article id=312436]
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp mẹ bầu hiểu hơn và cảm thấy an tâm hơn trong suốt thai kỳ. Việc quan trọng các mẹ cần lưu ý là duy trì khám thai định kỳ cũng như dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, chăm sóc sức khỏe thật tốt để mẹ và bé đều khỏe mạnh.