Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Rối loạn đông máu khi mang thai có nguy hiểm không?

Hội chứng rối loạn đông máu thường rơi vào giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Nhưng hội chứng này có gây nguy hiểm cho mẹ bầu khi mang thai không? Bài viết này, MarryBaby sẽ chia sẻ đến cho các mẹ bầu các vấn đề về rối loạn đông máu khi mang thai. Hãy tham khảo nhé!

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn đông máu khi mang thai

Theo Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ, những thay đổi trong cơ thể khi mang thai khiến mẹ bầu có nhiều khả năng bị rối loạn đông máu. Tình trạng này chính là một biện pháp bảo vệ chống lại việc mất quá nhiều máu trong quá trình chuyển dạsinh nở.

Tuy nhiên, cục máu đông có thể xuất hiện trong các tĩnh mạch sâu của chân; đùi; xương chậu; cánh tay hoặc ở vùng xương chậu; được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Ngoài ra, DVT có thể hạn chế lưu lượng máu qua tĩnh mạch nên gây ra tình trạng sưng và đau ở các vị trí tĩnh mạch.

>> Mẹ bầu có thể tham khảo thêm: Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà đơn giản mẹ bầu có thể áp dụng ngay!

Dấu hiệu của rối loạn đông máu khi mang thai

Theo chia sẻ của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC); các dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn đông máu khi mang thai bao gồm:

  • Sưng các tĩnh mạch.
  • Đau hoặc nhức ở vị trí tĩnh mạch không phải do chấn thương.
  • Da ấm khi chạm vào, hoặc da đổi sang màu đỏ.

Trong một số trường hợp, các cục máu đông có thể vỡ ra và di chuyển đến phổi; được gọi là trường hợp thuyên tắc phổi (PE). Các dấu hiệu và triệu chứng của PE bao gồm:

  • Khó thở.
  • Đau ngực trầm trọng hơn khi thở sâu hoặc ho.
  • Ho ra máu.
  • Nhịp tim nhanh hơn bình thường hoặc không đều.

Nếu mẹ bầu gặp phải các dấu hiệu này thì phải đi khám bệnh ngay. Các bác sĩ sẽ kiểm tra và có cách điều trị kịp thời.

rối loạn đông máu

Mẹ bầu nào có nguy cơ bị rối loạn đông máu?

Bất kì thai phụ nào cũng có nguy cơ bị máu khó đông. Bởi vì, phụ nữ mang thai cũng có thể thấy ít máu đến chân hơn. Bởi vì các mạch máu xung quanh khung chậu bị đè lên do thai nhi phát triển mỗi ngày.

Ngoài ra, chúng ta còn một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ rối loạn đông máu khi mang thai gồm:

  • Tiền sử gia đình hoặc cá nhân bị rối loạn đông máu.
  • Sinh mổ.
  • Do ít vận động kéo dài.
  • Tiểu đường thai kỳ
  • Béo phì
  • Mẹ bầu có bị bệnh tim mạch, phổi, hoặc bệnh tiểu đường.

Rối loạn đông máu khi mang thai có nguy hiểm không?

Phụ nữ mang thai bị rối loạn đông máu nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Bởi vì, các cục máu đông có thể bị vỡ ra và di chuyển đến phổi. Tình trạng này có thể dẫn đến tử vong nếu thai phụ không được cứu chữa kịp thời.

Bên cạnh đó, tổ chức March of Dimes về sức khỏe của mẹ và thai nhi tại Hoa Kỳ cho biết thêm; chứng rối loạn đông máu khi mang thai có nhiều khả năng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đên mẹ bầu và thai nhi, bao gồm:

  • Cục máu đông di chuyển đến nhau thai ngăn máu đi đến nuôi em bé.
  • Đau tim có thể dẫn đến tổn thương tim mạch hoặc tử vong.
  • Thai nhi có thể phát triển kém trong bụng mẹ.
  • Sảy thai trước 20 tuần của thai kỳ.
  • Thiểu năng nhau thai do em bé nhận được ít thức ăn và oxy hơn.
  • Tiền sản giật xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ hoặc ngay sau khi mang thai.
  • Sinh non trước 37 tuần của thai kỳ.
  • Đột quỵ gây ra những tổn thương lâu dài cho cơ thể hoặc tử vong.
  • Huyết khối khi một cục máu đông hình thành trong mạch máu và ngăn chặn dòng chảy của máu.
  • Huyết khối tĩnh mạch não (CVT) khi một cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch trong não; có thể dẫn đến đột quỵ.
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) khi một cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch sâu trong cơ thể; thường là ở cẳng chân hoặc đùi.
  • Huyết khối tĩnh mạch (VTE) khi cục máu đông vỡ ra và di chuyển theo máu đến các cơ quan quan trọng như não, phổi hoặc tim; có thể dẫn đến đột quỵ hoặc đau tim.

Tiêm thuốc chống rối loạn đông máu khi mang thai

máu khó đông

Khi mẹ bầu bị rối loạn đông máu sẽ không được chỉ định sử dụng một số loại thuốc chống đông máu ở dạng viên nén. Vì các loại thuốc này có tác dụng với axit ở dạ dày và đi qua nhau thai gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi trong bụng mẹ bầu.

Vì thế đối với phụ nữ mang thai và phụ nữ đã sinh con; bác sĩ sẽ chỉ định tiêm thuốc chống rối loạn đông máu khi mang thai. Đó là 2 loại gồm Heparin bình thường và Heparin trọng lượng phân tử thấp. Do thuốc này được tiêm vào lớp mô mỡ bên dưới da. Vì thế, nó không đi qua nhau thai nên rất an toàn cho thai nhi.

Xét nghiệm gen máu khó đông trước khi mag thai

Thai phụ thông thường không cần phải thực hiện các xét nghiệm gen đông máu trước khi mang thai. Tuy nhiên nếu chị em thuộc trong các nhóm nguy cơ bị rối loạn đông máu; thì nên cân nhắc việc xét nghiệm đông máu trước khi mang thai.

Ngoài ra, các chị em từng từng bị sảy thai từ ba lần trở lên cũng nên đi xét nghiệm gen đông máu. Bởi vì, các chị em có thể bị mắc hội chứng kháng phospholipid. Hội chứng này làm tăng nguy cơ sảy thai; thai nhi phát triển kém; và tiền sản giật.

Chứng rối loạn đông máu khi mang thai nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm cho mẹ bầu. Khi nhận biết các dấu hiệu bị rối loạn đông máu, thai phụ nên đi khám bệnh ngay.

[inline_article id=209414]

Hy vọng bài viết về rối loạn đông máu khi mang thai có thể giúp ích cho các thai phụ và các chị  em chuẩn bị mang thai. Nếu còn thắc mắc về vấn đề này có thể để lại bình luận. Đội ngũ bác sĩ của MarryBaby sẽ giúp giải đáp ngay nhé.