Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Sâm cau có tác dụng gì mà nam giới rủ nhau uống mỗi ngày

Sâm cau có tác dụng gì? Sâm cau ngâm rượu có tác dụng gì? Sâm cau thường được chế biến thành các bài thuốc chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe. Cách chế biến thường gặp nhất ở sâm cau là ngâm rượu và nấu nước uống. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!

Giới thiệu cây sâm cau

Sâm cau là loại thảo dược sống lâu năm, thường mọc hoang trên các đồi cỏ ven rừng núi của một số tỉnh ở miền Bắc Việt Nam hoặc ở vùng núi trên Lâm Đồng.

Sâm cau thuộc họ thủy tiên Amaryllidaceae, có tên khoa học là Curculigo orchioides Gaertn. Một số tên gọi khác của sâm cau như ngải cau, cồ nốc lan, nam sáng ton, soọng ca, thài léng, tiên mao.

Cây có thân cỏ, cao khoảng 40cm, dạng hình trụ dài. Sở dĩ gọi là sâm cau là bởi vì củ có tác dụng bồi bổ như sâm và lá sâm dài từ 15 – 40cm, rộng từ 12 – 35cm, có hình dạng giống lá cau. Hoa của cây có màu vàng, mọc thành cụm và nằm trong bẹ lá. Thông thường, mỗi cây thường có 3-5 bông hoa.

Phần rễ sâm cau có dạng củ, cắm sâu xuống đất. Sâm cau là loài cây thích những nơi ẩm ướt, ánh sáng ít, nhất là những vùng đất màu mỡ trong thung lũng, chân núi hoặc ven nương rẫy. Sâm cau mọc phổ biến ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta như Lai Châu, Cao Bằng, Tuyên Quang và Tây Nguyên.

sâm cau có tác dụng gì

Sâm cau có thân cỏ, hình trụ dài khoảng 40cm

Các loại sâm cau

Hiện nay trong tự nhiên và nuôi trồng người ta phát hiện có 3 loại sâm cau, trong đó mỗi loại có thành phần, hình dáng, màu sắc và đặc tính khác nhau.

  • Sâm cau đỏ: Sâm cau đỏ còn được gọi là cây bồng bồng hoặc cây phất dũ. Cây mọc theo chùm, vỏ cây màu đỏ đậm. Sâm cau đỏ có tác dụng gì? Sâm cau đỏ có tác dụng chính là lợi tiểu, giải độc, giải nhiệt được sử dụng  trong việc điều trị phong thấp, suy nhược thần kinh, chữa yếu sinh lý.
  • Sâm cau đen: Loại cây này còn có tên gọi khác là cây tiên mao. Sâm cau đen không mọc thành chùm mà mọc riêng lẻ. Sâm cau đen thường được chế biến thành những bài thuốc bổ dương, tăng cường sinh lý cho nam giới. Để cho công dụng tốt nhất, cây sẽ được thu hoạch ít nhất khi được 4 năm tuổi.
  • Sâm cau trắng: Đây là loại dược liệu quý hiếm. Theo đông y, sâm cau trắng có tính ấm, vị cay ngọt, có tác dụng bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý, làm mạnh gân cốt, điều hòa tiêu hóa, tán ứ, ôn trung.

Sâm cau có tác dụng gì?

Các thành phần hóa học trong sâm cau như chất nhầy, glycoside phenolic, saponin và các hợp chất béo được chứng minh là có nhiều công dụng.

1. Sâm cau có tác dụng gì trong y học hiện đại

Trong thân rễ sâm cau có chứa tinh bột, chất nhầy, tanin, acid béo, beta-sitosterol, stigmasterol và các hợp chất flavonoid, các chất thuộc nhóm cycloartan, triterpenic, cycloartan glycosid là curculigosaponin (A, B, C, D). Sâm cau là dược thảo có chứa steroid thiên nhiên, có tác dụng dạng testosterone (một nội tiết tố sinh dục nam). Chất Curculiginis A trong sâm cau hỗ trợ kích thích tình dục, tăng tần suất, thời gian quan hệ. Chất saponin giúp tăng sản xuất nội tiết tố nam testosterone, chống co thắt, làm thư giãn cơ, tăng cường hoạt động sản xuất testosterone của tinh hoàn. Đồng thời, sâm cau còn giúp ngăn ngừa các vấn đề ở tinh trùng như tinh trùng yếu, kém di chuyển.

Với những đặc tính trên, sâm cau được sử dụng phổ biến trong việc cải thiện khả năng sinh lý của nam giới.

 Bên cạnh đó, dược lý học hiện đại ghi nhận tiên mao có tác dụng chống oxy hóa, có khả năng làm nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường khả năng thích nghi của cơ thể trong điều kiện thiếu dưỡng khí hoặc môi trường có nhiệt độ cao, tăng cường hoạt động của tim, làm giãn mạch vành, bảo vệ gan, kháng viêm, chống huyết khối, chống nấm, chống co giật, giúp trấn tĩnh, giảm đau, cải thiện làn da, tăng cường hoạt động cơ bắp, chống lão hóa, giúp phòng chống đái tháo đường, ung thư.

Ngoài ra, hàm lượng flavonoid và polyphenol có trong sâm cau được chứng minh là có tác dụng bảo vệ thần kinh. Tại Ấn Độ, người ta còn sử dụng sâm cau để tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ gan, chống oxy hóa, chống ung thư và giảm đường huyết ở người bệnh đái tháo đường.

2. Sâm cau có tác dụng gì theo Y học cổ truyền

Theo Đông y, sâm cau có vị cay, tính ấm, hơi có độc, vào kinh thận, tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương, ôn trung, táo thấp, tán ứ, trừ hàn thấp, mạnh gân cốt, điều hòa tiêu hóa.

Thường dùng chữa nam giới thận dương hư suy, tinh lạnh, số lượng tinh ít, liệt dương, khí lực giảm, tay chân yếu mỏi, bệnh suyễn, viêm gan vàng da; phụ nữ tử cung lạnh, khí hư bạch đới, tiểu đục, loãng xương sau mãn kinh; người cao tuổi thường bị tiểu đêm, tiểu són, lạnh bụng, lưng gối lạnh đau, phong thấp, viêm khớp mãn tính, vận động khó khăn, suy nhược thần kinh.

Từ lâu, sâm cau được người dân ở miền núi phía Bắc dùng để chữa đau đau lưng, thần kinh suy nhược, liệt dương. Ngoài ra, thảo dược này còn có nhiều công dụng trong việc điều trị ho, trĩ, vàng da, đi cầu lỏng, đau bụng, lậu, ghẻ lở. 

Liều lượng dùng của sâm cau là 6 – 12g/ngày, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu để uống.

Sâm cau nấu nước uống có tác dụng gì?

sâm cau có tác dụng gì
Sâm cau có tác dụng gì? Sâm cau nấu nước giúp điều hòa huyết áp, chữa hen suyễn, tiêu chảy.

Sâm cau có tác dụng gì? Sâm cau nấu nước giúp điều hòa huyết áp, chữa hen suyễn, tiêu chảy. Ở Trung Quốc, nước sắc Sâm cau được dùng làm thuốc bổ, thuốc hồi sức để điều trị bệnh suy nhược cơ thể, đau lưng, viêm khớp, viêm thận mạn tính…

Dưới đây là một số công dụng của sâm cau khi nấu nước uống hàng ngày.

  • Điều hòa huyết áp: Uống nước sâm cau mỗi ngày với liều lượng thích hợp sẽ giúp bạn duy trì huyết áp ổn định, ngăn ngừa tai biến.
  • Chữa hen suyễn, tiêu chảy: Sâm cau có tính ấm giúp bồi bổ can thận, làm dịu cổ họng, hỗ trợ trị các bệnh hen suyễn, tiêu chảy.
  • Tăng cường sinh lý cho phái nữ: Không chỉ có tác dụng với phái mạnh, mà sâm cau cũng có khả năng tương tự với chị em trong việc điều trị các vấn đề sinh lý. Sâm cau có tác dụng làm ấm tử cung, hỗ trợ điều trị hiếm muộn.

Rượu sâm cau có tác dụng gì?

Sâm cau ngâm rượu có tác dụng gì khác với sâm cau nấu nước uống? Với mỗi cách bào chế, loại thảo dược này sẽ mang đến một số công dụng khác nhau.

Cách sử dụng sâm cau phổ biến nhất đối với các đấng mày râu là ngâm rượu. Tuy nhiên, để tăng tối đa hiệu quả sử dụng thì khi ngâm rượu bạn nên chọn đúng loại sâm cau, kết hợp thêm các vị thuốc bổ dương khác như ba kích, dâm dương hoắc, nhục thung dung…

  • Chữa bệnh liệt dương: Sâm cau ngâm rượu có tác dụng rất tốt với những chàng đang gặp các vấn đề liệt dương, xuất tinh sớm. Nếu nam giới uống đều đặn 1 ly nước sâm cau mỗi ngày sẽ giúp cải thiện phong độ “giường chiếu”
  • Hỗ trợ chữa tê thấp: Rượu sâm cau khi uống hoặc xoa bóp có thể giảm các triệu chứng tê thấp, đau nhức toàn thân. Bài thuốc này cực hiệu quả với những người lớn tuổi hay nhức mỏi, thái hóa.
sâm cau có tác dụng gì
Sâm cau có tác dụng tăng cường sinh lý cho cả nam lẫn nữ

Rượu sâm cau ngâm trong bao lâu là được?

Đa phần các bài thuốc ngâm rượu sẽ có tác dụng sau khi ngâm được 80 – 90 ngày. Nếu sản phẩm đã cắt lát, thời gian này sẽ rút ngắn hơn, tầm 40 ngày là bạn đã có thể dùng được.

Những điểm cần lưu ý khi sử dụng sâm cau

Để đạt được hiệu quả tốt nhất khi chế biến và sử dụng sâm cau, bạn cần lưu ý một số điểm sau.

  • Khi mua sâm cau, bạn nên tìm hiểu kỹ càng thông tin về nơi bán, nguồn gốc, xuất xứ, tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
  • Sâm cau nếu dùng quá liều lượng cho phép trong thời gian dài sẽ gây cường dương, hao tổn tinh lực.
  • Những người có thể trạng yếu như gầy gò, da khô, ra mồ hôi trộm, táo bón, nóng trong người, tâm tính căng thẳng được khuyến cáo không nên dùng sâm cau.
  • Trong quá trình sử dụng, nếu phát hiện có dấu hiệu nào bất thường, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhé.

Sâm cau giá bao nhiêu tiền?

Sâm cau thường được bán dưới dạng tươi và khô. Giá sâm cau tươi dao động từ 70.000 – 120.000 VNĐ cho 1 kg. Sâm cau khô giá đắt hơn do mất thời gian và công sức chế biến, giá sẽ tầm 250.000 – 400.000 VNĐ 1 kg.

Bất kỳ phương thuốc quý nào cũng sẽ chỉ mang lại công dụng tốt nhất khi được sử dụng phù hợp với nhu cầu, thể trạng và đúng liều lượng. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn trả lời được thắc mắc sâm cau có tác dụng gì cũng như những điều cần lưu ý khi dùng loại thảo dược này.

Xem thêm: