Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Sau sinh bao lâu thì được ăn bún để an toàn cho mẹ và bé?

Sau sinh ăn bún được không, sinh mổ ăn bún được không hay sau sinh bao lâu thì được ăn bún là thắc mắc của nhiều sản phụ. Cùng tìm câu trả lời trong bài viết này.

Bà đẻ ăn bún được không?

Sau sinh ăn bún được không? Sau sinh bao lâu thì được ăn bún? Bún được làm từ gạo, là một loại tinh bột tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, vấn đề đáng lo ngại là nhiều cơ sở sản xuất bún hiện nay vì lợi nhuận nên bất chấp sử dụng các hóa chất độc hại, cụ thể: hàn the, tinopal, formol.

Để biết được liệu sau sinh có được ăn bún không, sau sinh bao lâu thì được ăn bún, chúng ta hãy xem những chất này là gì, có ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe nhé.

>>> Bạn có thể tham khảo: Sản phụ có nên dùng viên uống đẹp da cho phụ nữ sau sinh?

1. Hàn the

Bà đẻ ăn bún được không phụ thuộc vào chất làm ra bún là gì, cụ thể là hàn the. Đây là hóa chất không nằm trong danh mục các loại phụ gia và hóa chất được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong việc chế biến thực phẩm. Thế nhưng, chất này lại có nhiều trong bún (ngoài ra còn có trong giò, chả). Nó có vai trò làm cho bún có độ giòn, dai, không bết dính.

Hàn the có tác hại rất lớn đối với sức khỏe, cụ thể:

  • Sử dụng một lượng nhỏ thực phẩm có chứa hàn the, nhưng tích lũy dần trong các mô tế bào, có thể gây tổn thương hệ tiêu hóa, ngộ độc gan, thận, thoái hóa bộ phận sinh dục.
  • Cơ thể hấp thụ một lượng lớn hàn the có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, tiêu chảy; tổn thương da; suy thận. Thậm chí có thể dẫn đến ngộ độc cấp, hôn mê và tử vong.
  • Ở phụ nữ sau sinh, đặc biệt là cho con bú, hàn the sẽ theo đường sữa mẹ gây nhiễm độc cho bé. Trẻ ăn các thực phẩm có hàn the sẽ ảnh hưởng đến gan, thận và chậm phát triển.
sau sinh bao lâu thì được ăn bún
Sau sinh bao lâu được ăn bún?

2. Tinopal

  • Tinopal hay còn gọi là huỳnh quang, một chất được dùng trong công nghiệp sơn, sản xuất vải, giấy để tạo màu óng ánh, đẹp mắt. Trong sản xuất bún, nó giúp bún để lâu khó thiu, không bị khô cứng, có độ bóng đẹp mắt.
  • Ăn nhiều bún chứa tinopal trong một thời gian dài có khả năng tồn dư kim loại nặng rất nguy hiểm, gây ung thư.

>>> Bạn có thể tham khảo: 12 đồ ăn vặt cho bà đẻ lợi sữa trong tháng đầu sau sinh

3. Formol

  • Formol (được dùng trong y tế) là chất phụ gia cấm sử dụng trong thực phẩm dù với bất cứ liều lượng nào. Đây là chất mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liệt kê vào loại hóa chất độc hại đối với sức khỏe chúng ta.
  • Độc tính do formol gây nên là: khó tiêu, nôn mửa, đau thận, viêm loét dạ dày, hôn mê… Người thường xuyên ăn formol trong bún có nhiều nguy cơ mắc ung thư mũi, họng, phổi.

[inline_article id=264179]

Đến đây, chắc hẳn mẹ phải giật mình vì những chất có thể được thêm vào trong bột gạo để làm bún. Vậy, mẹ sau sinh có được ăn bún không? Sinh mổ ăn bún được không? Câu trả lời là không các mẹ nhé. Mới sinh con các mẹ không được ăn bún, bởi 2 lý do:

  • Bún có thể chứa các phụ gia, hóa chất độc hại, như MarryBaby vừa phân tích.
  • Trong trường hợp mẹ đảm bảo được việc bún mua tại các cơ sở uy tín, không có hóa chất độc hại hoặc có thể tự làm bún tại nhà thì mẹ mới sinh cũng hạn chế ăn nhiều bún. Vì mới sinh con, hệ tiêu hóa của người mẹ còn yếu, trong khi bún được làm từ quá trình lên men của gạo. Vì vậy khi ăn nhiều sẽ rất dẫn đến tình trạng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu ảnh hưởng xấu đến dạ dày.

Vậy nên, để an toàn cho tiêu hóa của mẹ và sức khỏe của trẻ, mẹ sau sinh nên kiêng ăn bún. Nhưng kiêng đến bao lâu là hợp lý? Mẹ sau sinh bao lâu thì được ăn bún?

Mẹ sau sinh bao lâu được ăn bún?

Mẹ sau sinh bao lâu thì được ăn bún?
Mẹ sau sinh bao lâu thì được ăn bún?

Sau sinh bao lâu thì được ăn bún? Cho con bú ăn bún được không? Mẹ cần phải hạn chế bún trong thực đơn của mình trong ít nhất là một tháng đầu sau sinh. Khoảng sau 2 tháng mẹ có thể ăn bún bình thường, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều và không ăn thường xuyên.

Ngoài ra, mẹ nên tìm những cơ sở làm bún đáng tin cậy để tránh tình trạng gây độc hại cho cơ thể.

Mách mẹ cách phân biệt bún “sạch” và chứa hóa chất

Mách mẹ cách phân biệt bún “sạch” và chứa hóa chất

Sau sinh bao lâu thì được ăn bún? Ngoài 2 tháng là khoảng thời gian hợp lý. Nhưng khi mua, nhớ cẩn thận để tránh bún chứa hóa chất. Mẹ có thể áp dụng những cách này để phân biệt bún “sạch” và bún có hóa chất:

  • Bún sạch, bún không sử dụng hóa chất không để được lâu, thường để lâu hoặc qua ngày sẽ bị chua và ôi thiu. Những loại bún để 2-3 ngày mà chưa có dấu hiệu ôi thiu, nhai trong miệng không có mùi vị là loại sử nhiều dụng hóa chất.
  • Mẹ có thể dùng que thử được bán sẵn hoặc dùng bột nghệ để thử hàn the trong bún, nếu thấy bún chuyển sang màu xám thì trong đó có chứa hàn the. Bún chứa hàn the, sợi bún dai giòn hơn, khó đứt gãy (kiểm tra độ kết dính của bún bằng cách đơn giản đó là: dùng 2 đầu ngón tay miết vào sợi bún, nếu bún mềm, hơi nát, dính tay là bún sạch, còn ngược lại là chứa hóa chất).
  • Để biết bún có chứa chất huỳnh quang hay không, mẹ chỉ cần nhìn vào màu sắc của sợi bún. Bún được làm từ bột gạo nguyên chất, không pha tạp, có sợi màu trắng đục hoặc tối màu. Ngược lại, bún có chất bảo quản, hóa chất sẽ có màu trắng trong, sáng và sợi bún có độ bóng bẩy.

bún bò Huế

  • Ngoài ra, mẹ chỉ cần dùng đèn cực tím như đèn soi tiền chiếu vào. Nếu nhìn thấy bún phát sáng thì có nhiễm chất tinopal. Loại bún này còn có độ dai và giòn, ít kết dính, để lâu mới bị thiu và không ngửi thấy mùi chua hỏng trong thời gian dài.
  • Mẹ có thể sử dụng cà phê tươi để kiểm tra bún có chứa formol hay không. Nếu có chứa chất này, nước trụng bún sẽ cho ra kết tủa đỏ. (Nấu nước cà phê tươi từ 7-10 phút, pha hỗn hợp nước cà phê tươi, nước trụng bún với axit hidro clorua đặc, sau đó đun cách thủy trong vòng 10 phút. Hỗn hợp thu được kết tủa đỏ là bún có chứa formol).
  • Khi mua bún tươi, mẹ cần lựa chọn những cửa hàng uy tín, đáng tin cậy. Nếu như không dùng ngay, mẹ nên bảo quản ở những nơi thoáng mát như tủ lạnh, tránh những nơi có nhiệt độ cao hoặc ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
  • Nếu thích ăn bún thường xuyên, mẹ nên sử dụng bún khô. Ăn bún khô mẹ cũng nên kiểm tra kỹ nguồn gốc, nhãn hiệu, nhà sản xuất, hạn sử dụng…

>>> Bạn có thể tham khảo: 12 đồ ăn vặt cho bà đẻ lợi sữa trong tháng đầu sau sinh

Những thực phẩm mẹ không nên ăn sau sinh

Ngoài việc sau sinh bao lâu thì ăn được bún, thì việc kiêng ăn món gì sau sinh cũng là điều mà chị em cần hết sức lưu ý.

  • Ăn đồ ăn khô, thiếu nước: Những thức ăn này có thể khiến mẹ bị táo bón, ít sữa.
  • Mì tôm: Món ăn khoái khẩu này có thể khiến mẹ mất sữa. Nguyên nhân là do thành phần lúa mạch có trong mì tôm.
  • Những món canh nấu với măng, lá đinh lăng, lá lốt: Đây là nguyên nhân khiến mẹ mất sữa đột ngột.
  • Bắp cải: Ăn nhiều dưỡng chất nhưng có thể dẫn đến tình trạng mất sữa.
  • Rau cần tây: Ăn nhiều có thể gây mất sữa, giảm khả năng tiết sữa.

Bà đẻ có được ăn bún không? Gợi ý một số cách nấu bún khô cho mẹ sau sinh

bún gạo xào sau sinh bao lâu thì được ăn bún

Sau sinh bao lâu thì được ăn bún? Mẹ đừng để câu hỏi này làm khó mình nhé. Tại sao mẹ không chọn bún khô thay thế bún tươi? An toàn, dễ sử dụng và dễ chế biến.

Mách mẹ một số món từ bún khô, mẹ áp dụng để đổi bữa thôi nào!

>>> Bạn có thể tham khảo: Sau sinh có được ăn bánh mì không? 8 lý do mẹ cần cân nhắc

1. Bún khô xào thịt bò, thịt heo

Nguyên liệu

  • Bún khô: 1 nắm nhỏ
  • Thịt nạc: 100g
  • Rau: bắp cải, cà rốt, hành tây… (tùy khẩu vị, tuy nhiên tránh ăn nhiều rau cải)
  • Gia vị: dầu ăn, nước mắm, muối…

Cách làm

  • Bún khô cắt ngắn, ngâm nước ấm trong 5 phút, rửa sạch và để ráo nước.
  • Bắp cải thái sợi, cà rốt rửa sạch thái sợi, hành thái nhỏ.
  • Cho dầu ăn vào chảo đun nóng, cho hành vào xào thơm. Cho thịt lợn vào đảo với lửa lớn và nêm nếm gia vị.
  • Thịt chín và khô, bạn cho các loại rau vào xào chung, sau đó cho bún khô và một chút nước vào xào cùng.
  • Nước cạn, bún chín là có thể ăn được.

2. Bún khô xào trứng

sau sinh bao lâu thì được ăn bún

Nguyên liệu

  • Bún khô: 1 nắm nhỏ
  • Trứng gà: 2-3 quả
  • Rau: cà rốt, hành lá
  • Gia vị

Cách làm

  • Bún khô cắt ngắn, ngâm nước cho mềm và rửa sạch.
  • Cho bún vào nồi luộc chín.
  • Đập trứng ra bát, nêm nếm gia vị vừa ăn, đánh tan sau đó tráng trứng mỏng, thái sợi dài rồi để riêng.
  • Cho vào chảo một chút dầu ăn, cho bún vào đảo đều, thêm cà rốt vào xào cùng.
  • Bún và rau chín, cho hành hoa lên trên đảo sơ và tắt bếp.
  • Múc bún ra đĩa sâu lòng, rải trứng lên trên ăn kèm với nước tương hoặc nước mắm chua ngọt.

[inline_article id=263646]

Ngoài 2 món trên, mẹ có thể sử dụng các loại rau khác để làm món bún khô xào thập cẩm, bún khô xào chay, bún hoặc món bún trộn. Cách làm các món từ bún khô khá dễ và ăn rất ngon.

Sau sinh bao lâu thì được ăn bún? Bà đẻ có được ăn bún không? Mẹ tham khảo những thông tin mà MarryBaby mang đến để không gây nguy hiểm cho mẹ và bé nhé. Chúc mẹ và bé luôn vui khỏe!