Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Cách ngồi dậy sau sinh mổ, mẹ sắp sinh mổ đừng bỏ lỡ!

Khi ở bệnh viện, chiếc giường bệnh viện vô cùng kỳ diệu vì nó được thiết kế giúp bạn chống đỡ bằng cách ấn nút cũng như có các thanh chắn giúp bạn ngồi lên dễ hơn. Nhưng tiện nghi này không kéo dài cho tới khi bạn trở về nhà. Lúc này, các cách ngồi dậy sau ca sinh mổ rất hữu ích cho bạn.

Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ sau sinh mổ

Sau khi sinh mổ, cơn đau từ vết thương có thể làm cho việc ngồi dậy và di chuyển khó khăn. Đây là một vài bài tập có thể giúp bạn phục hồi sau ca phẫu thuật. Điều quan trọng là phải uống đủ nước (khoảng 1,5 – 2,5 lít mỗi ngày) và uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Điều này sẽ giúp bàng quang và ruột của bạn hoạt động, giúp bạn di chuyển nhiều hơn dễ dàng.

Trong 24 giờ đầu tiên, bạn nên chú ý thực hiện những điều này

1. Hỗ trợ vết thương và thở

Sau khi mổ, vết thương rất đau. Bạn có thể dùng tay hoặc gối kê nhẹ vào vết thương khi ho, hắt hơi, cười hoặc đi vệ sinh.

Bạn nên thở bằng bụng: Hít thở sâu bằng mũi và thở ra bằng miệng, lặp lại 5 lần. Điều này cũng phần nào giúp giảm bớt sự khó chịu của cơn đau mà vết mổ gây ra.

2. Ngồi dậy sau sinh

Điều quan trọng khi làm những việc này là phải hỗ trợ vết thương bằng cách sử dụng cơ bụng. Đừng đột ngột ngồi thẳng lên. Bạn cần lăn sang một bên với đầu gối cong, một tay đỡ cơ bụng. Sau đó dùng khuỷu tay dưới đẩy mình lên thành tư thế ngồi. Nếu đang trong bệnh viện, cách ngồi này sẽ dễ thực hiện khi bạn điều khiển nâng đầu giường lên.

Song song với cách trên, bạn cần kiểm soát vùng ngực. Cách tập thở sâu càng sớm sẽ giảm bớt sự khó chịu của cơn đau mà vết mổ sau khi sinh gây ra. Bạn ngồi thẳng rồi hít một hơi thật sâu cho khí tràn vào phổi rồi từ từ thở ra bằng mũi. Cùng lúc với việc hít thở sâu 3-4 lần đó, bạn nhớ dùng tay vịn hỗ trợ vết thương. Hãy thực hiện bài tập thở sâu này mỗi giờ cho đến khi bạn có thể thoải mái ra vào giường và đi bộ xung quanh.

3. Bài tập ngồi sau sinh

Ngay cả với người sinh thường, việc ngồi, đi, đứng cũng phải cẩn trọng. Với người sau khi sinh mổ vài ngày, bạn cần phải thực hiện các bài để cơ thể dần thích nghi lại với các hoạt động thường ngày. Theo các chuyên gia, các bài tập dành riêng cho cơ bụng sẽ tốt hơn đối với người sinh mổ.

sa tử cung sau sinh 2

♦ Thở sâu

Nằm ngửa, gập đầu gối lên. Hít một hơi thật sâu để khí tràn vào phổi và vùng bụng. Giữ tư thế này trong vài giây rồi từ từ thở ra. Lặp lại 4-5 lần.

♦ Nghiêng xương chậu

Động tác này giúp giảm đau lưng và tăng cường cơ bụng. Nằm ngửa, gập đầu gối. Đặt một tay lên xương mu (xương ở đầu dưới của bụng) và tay kia đặt dưới xương sườn của bạn.

Hít vào và sau đó khi thở ra, bạn từ từ gập người, siết chặt cơ bụng (để bụng của bạn được kéo vào). Đẩy hai bàn tay di chuyển gần nhau hơn. Bằng cách này, bạn đang ép sát cơ bụng (cơ bụng trực tràng). Cố gắng giữ chặt các cơ trong khoảng thời gian đếm từ 5 đến 10 trong khi thở bình thường.

Thư giãn và lặp lại điều này 5 đến 10 lần. Thực hiện bài tập nghiêng xương chậu này thường xuyên trong ngày khi nằm, đứng hoặc ngồi.

♦ Bài tập cho cơ sàn chậu

Những cơ này hỗ trợ các cơ quan vùng chậu (bàng quang, tử cung và ruột). Chúng trở nên suy yếu khi mang thai do sự thay đổi nội tiết tố và do cân nặng ngày càng tăng của em bé và gây rắc rối khiến mẹ sau sinh khổ sở.

Nếu sau khi sinh, các cơ sàn chậu vẫn yếu, có thể bạn sẽ gặp sự cố rò rỉ nước tiểu, đặc biệt là khi bạn cười, ho hoặc chạy; thay đổi chức năng tình dục và một vài vấn đề về ruột. Đối với tất cả phụ nữ sau khi sinh con – kể cả sau khi sinh mổ – điều rất quan trọng là bạn cần tập luyện các cơ này để chúng hoạt động trở lại bình thường. Đây là một bài tập cơ sàn chậu bạn có thể tham khảo:

[inline_article id=99137]

  • Bước 1: Ngồi trên ghế, đặt hai chân và đầu gối rộng bằng vai. Thư giãn cơ bụng, ngực và cơ chân. Hít thở bình thường.
  • Bước 2: Nhắm mắt và tưởng tượng rằng bạn muốn ngưng dòng tiểu. Khi đó, bạn sẽ dùng cơ sàn chậu để thực hiện việc này.
  • Bước 3: Bây giờ siết chặt hoặc co các cơ này và từ từ nâng mông lên khỏi ghế. Giữ co bóp càng chắc càng tốt, miễn là bạn thấy thoải mái, sau đó thả ra và ngồi xuống.
  • Bước 4: Lặp lại động tác siết và nâng này nhiều lần cho tới khi cơ bắp bị mỏi.

Đừng chịu đựng hoặc căng thẳng khi tập những bài tập này. Bạn cứ hít thở bình thường và tự nhiên trong khi co thắt cơ. Cố gắng thực hiện các bài tập sàn chậu nhiều lần mỗi ngày. Bạn có thể tập co thắt cơ này thêm khi ngồi, đứng hoặc nằm hoặc mỗi khi bạn đặt ấm nước, trả lời điện thoại, đi vệ sinh xong… Tốt nhất là bạn hãy tập cho đến khi nó trở thành thói quen hàng ngày.

Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

Sau sinh mổ và những điều mẹ cần lưu ý để nhanh hồi phục nhanh chóng

Sinh mổ có thể là phương pháp các bà mẹ chủ động chọn để sinh con. Nhưng bên cạnh đó, trong một số trường hợp các bà mẹ phải sinh mổ cấp cứu để bảo đảm an toàn cho mẹ và con. Vậy sau sinh mổ cần kiêng cữ những gì để nhanh hồi phục sức khỏe và vết thương? MarryBaby sẽ chia sẻ cho các mẹ về những lưu ý sau sinh mổ trong bài viết sau. Hãy cùng tham khảo nhé!

Sinh mổ là gì?

Theo trang Kidshealth.org thuộc Tổ chức phi lợi nhuận Nemours ở Mỹ; sinh mổ là một ca sinh con bằng phẫu thuật bao gồm tạo các vết rạch trên thành bụng và tử cung của người mẹ. Hầu hết các trường hợp sinh mổ, thai phụ đều hoàn toàn tỉnh táo trong suốt quá trình.

Phương pháp sinh mổ được chia thành hai hình thức:

  • Sinh mổ cấp cứu thường xảy ra khi người mẹ bắt đầu chuyển dạ nhưng có biến chứng như bị suy thai; thai nhi cần phải được đưa ra ngoài thật nhanh trong vòng vài phút khi phát hiện vấn đề.
  • Sinh mổ chủ động là thai phụ được chỉ định đẻ mổ trước khi thai chuyển dạ. Người mẹ nếu sinh thường sẽ gặp nhiều rủi ro; hoặc có tiền sử bệnh lý không thể sinh thường được. Những trường hợp này sẽ được được bác sĩ thăm khám, xét nghiệm và lên lịch để sinh mổ.

>> Mẹ có thể quan tâm đến Bị ngứa sau sinh, nguyên nhân và cách điều trị an toàn cho sản phụ.

Những lưu ý sau sinh mổ mẹ nên biết!

1. Tư thế nằm

Mẹ có biết rằng, sau sinh mổ, nằm nghiêng là tư thế thích hợp nhất hay không? Nằm nghiêng sang một bên và kê một cái gối sau lưng sẽ giúp mẹ bớt đau hơn nhiều so với nằm ngửa.Tư thế nằm này sẽ giảm tối đa những va chạm không cần thiết tránh tạo nên những cơn đau của mẹ.

2. Sau sinh mổ cần vận động nhẹ nhàng

đẻ mổ

Tuy là sau sinh mổ mẹ sẽ rất mệt mỏi nhưng mẹ cũng đừng nằm quá lâu trên giường. Bởi vì, nếu nằm lâu trên giường sẽ làm sản dịch bị ứ đọng trong tử cung gây nguy hiểm. Trong thời gian đầu sau khi đẻ mổ, ngoài việc nghỉ ngơi mẹ cũng nên kết hợp với việc vận động nhẹ nhàng. Một ngày sau khi mổ, mẹ nên ngồi dậy vận động tay chân và đi lại trong phòng. Những vận động này còn giúp vết thương mau lành; tăng cường nhu động ruột; tránh nguy cơ dính ruột.

3. Ăn uống

Trong 6 tiếng sau sinh mổ, mẹ không nên ăn uống bất cứ thứ gì. Vì thời gian này chức năng đường ruột bị hạn chế do đường ruột ứ đọng nhiều khí. Việc đưa thức ăn vào cơ thể lúc này có thể gây đầy hơi, táo bón gây khó chịu. Sau khi đào thải lượng khí ra ngoài, mẹ có thể bắt đầu ăn uống lại.

Mẹ nên bổ sung thêm các vitamin A, B, C trong các bữa ăn hàng ngày. Vì các loại vitamin này có tác dụng làm giảm tình trạng viêm nhiễm vết mổ. Viatmin K, canxi, kẽm, sắt, đồng và protein cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cầm máu, tạo máu và làm lành vết thương. Ngoài ra, mẹ nên chú ý uống thêm nhiều nước nhé! Nhưng nhớ đừng uống nước lạnh vì chúng sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn.

4. Chăm sóc vết thương sau sinh mổ

sinh mổ

Mẹ hãy luôn làm theo những gì bác sĩ dặn và nhớ đừng tự ý bôi thêm bất cứ thứ gì khác lên vết thương nhé. Nếu mẹ không làm theo sự chỉ dẫn của bác sĩ có thể làm vết thương bị nhiễm trùng đấy. Ngoài ra, mẹ cũng chú ý giữ sức khỏe cẩn thận; tránh bị bệnh vì có thể khiến sức đề kháng giảm; tăng nguy cơ bị viêm nhiễm đấy nhé.

5. Tắm nước ấm

Phụ nữ sau sinh mổ có thể vệ sinh, tắm gội ngay sau khi sinh. Tuy nhiên, cần chú ý dùng nước ấm và lau khô ngay sau khi tắm gội hay tiếp xúc với nước. Ngoài ra, mẹ nên tắm bằng vòi sen, tuyệt đối không tắm bồn và xối nước thẳng vào vết thương sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng bết thương.

[inline_article id=195625]

Hy vọng với những thông tin về những điều cần biết sau sinh mổ của MarryBaby sẽ giúp ích cho các mẹ. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh và sớm bình phục nhé!