Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Bà đẻ ăn được thịt gì để con khỏe mạnh và mẹ nhiều sữa?

Nếu bạn đang rất căng thẳng không biết bà đẻ ăn được thịt gì để lên thực đơn hàng ngày, thì bạn hãy tham khảo bài viết này của MarryBaby ngay nhé. Chắc chắn bạn sẽ có được những gợi ý thật hữu ích để có được nguồn sữa chất lượng cho con yêu.

Sau sinh bà đẻ ăn được thịt gì?

Bà đẻ ăn được thịt gì sau khi sinh em bé? Sau sinh, bà đẻ nên ăn thịt heo, thịt bò, thịt gà, thịt vịt,…

1. Món ăn cho bà đẻ từ thịt heo

Muốn thêm dinh dưỡng cho mẹ sau sinh thì bà đẻ ăn được thịt gì? Thịt heo là thực phẩm thường thấy trong các bữa ăn hàng ngày của chúng ta. Nếu mẹ sau sinh ăn thịt heo sẽ nhận được những lợi ích tuyệt vời. Trong đó, khi bạn ăn thịt heo sẽ nhận được một lượng protein duy trì và tăng trưởng khối lượng cơ bắp, xương cho hai mẹ con.

Bên cạnh đó, việc bổ sung thịt heo thành một món ăn cho bà đẻ thường ngày còn giúp bổ sung thêm các chất như kẽm, selen và vitamin B12, B6 giúp hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường và ngăn ngừa mệt mỏi hiệu quả.

>> Bạn có thể xem thêm: Thịt lợn sề là gì? Bà đẻ ăn thịt lợn sề có sao không?

bà đẻ ăn được thịt heo gì

2. Bà đẻ ăn được thịt gì? Thịt bò

Các bà mẹ đang cho con bú sẽ có nhu cầu bổ sung nhiều hơn về khoáng chất kẽm. Vì thế, thịt bò là một sự lựa chọn hoàn hảo cho các mẹ sau khi sinh. Trong thịt bò có chứa protein, kẽm, sắt và vitamin B.

Những dưỡng chất trên sẽ giúp bạn duy trì năng lượng cần thiết để chăm sóc em bé được tốt hơn. Nhất là, bạn nên chọn thịt bò ăn cỏ để làm các món ăn cho bà đẻ là tốt nhất. Vì loại thịt này có nhiều axit béo omega-3 hơn cũng như không chứa kháng sinh và hormone tăng trọng.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách làm thịt bò kho nghệ cho bà đẻ – Mẹ lưu ngay để bồi bổ sau sinh

Sau sinh nên ăn gì? Bà đẻ được ăn thịt bò gì?
Sau sinh nên ăn gì? Bà đẻ nên ăn thịt bò 

3. Thịt gà thực phẩm bổ dưỡng

Bà đẻ ăn được thịt gì để bổ sung dinh dưỡng cho mẹ sau sinh? Ngoài thịt heo và thịt bò, mẹ bỉm sau khi sinh cũng có thể ăn thịt gà. Trong thịt gà chứa hàm lượng protein, canxi, sắt, magie, phốt-pho, kali, natri, kẽm, vitamin A, nhóm B, D, E, K… rất tốt cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và cơ thể của người mẹ.

Với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào mẹ bỉm thường xuyên ăn thịt gà sẽ có thêm năng lượng và sức đề kháng để chăm sóc con hàng ngày. Bên cạnh đó, hàm lượng khoáng chất và vitamin trong thịt gà cũng giúp mẹ ngăn ngừa chứng mệt mỏi hiệu quả.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà đẻ có ăn được thịt chó không? Bổ đấy nhưng bạn có nỡ ăn không?

bà đẻ nên ăn thịt gà

4. Bà đẻ ăn được thịt gì? Thịt vịt

Nếu bạn đang băn khoăn không biết bà đẻ ăn được thịt gì? Ngay lúc này bạn có thể bổ sung thêm thịt vịt vào thực đơn hàng ngày của bà đẻ nhé. Thịt vịt có tính mát, chứa protein, anxi, photpho,magie, sắt, kẽm, vitamin A, nhóm B, D, E…

Theo Đông y, thịt vịt rất tốt cho sản phụ bị thiếu sữa cho con bú. Bà đẻ ăn thịt vịt sẽ giúp sữa về nhanh, điều tiết cơ thể nhằm phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cũng nên cẩn thận ăn thịt vịt đúng cách kẻo lại gây ảnh hưởng đến em bé nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh bao lâu ăn được hải sản? Có ảnh hưởng đến con không?

Chất dinh dưỡng có trong thịt nói chung

Thịt gia súc và gia cầm là một nguồn thực phẩm dồi dào rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh con. Khi bạn ăn thịt thì cơ thể sẽ được cung cấp các dưỡng chất sau:

  • Sắt: Giúp mang oxy đi khắp cơ thể.
  • I-ốt: Giúp cơ thể sản xuất hormone tuyến giáp.
  • Omega-3: Hỗ trợ sức khỏe của tim mạch và não.
  • Vitamin B12: Giúp hỗ trợ cho sự hoạt động của hệ thần kinh.
  • Protein: Chất dinh dưỡng quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể.
  • Kẽm: Giữ cho hệ thống miễn dịch hoạt động tốt, làn da khỏe mạnh và tốt cho sức khỏe sinh sản.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách hầm bồ câu cho bà đẻ – Mẹ lưu lại ngay để phục hồi sức khỏe sau sinh

Những lưu ý khi chọn mua thịt

Dưới đây là một số lưu ý khi mẹ bỉm chọn mua thịt. Hãy tuân thủ những điều này để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và em bé nhé.

  • Bảo quản và chế biến thịt thật cẩn thận: Bạn hãy đảm bảo luôn bảo quản cẩn thận và chế biến thịt chín kỹ trước khi ăn.
  • Chọn nơi kinh doanh an toàn để mua thịt: Khi mua thịt, hãy chọn cơ sở hoặc nơi kinh doanh có uy tín để đảm bảo chất lượng thịt là an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
  • Không ăn quá nhiều thịt: Thịt là nguồn protein tuyệt vời và nhiều chất dinh dưỡng khác. Tuy nhiên, bạn cần đan xen các thực phẩm trong chế độ ăn uống để cân bằng chất dinh dưỡng.

[inline_article id=268647]

Như vậy bạn đã biết bà đẻ ăn được thịt gì trong thời gian cho con bú rồi phải không? Các loại thịt heo, thịt bò, thịt gà, thịt vịt… là nguồn thực phẩm dồi dào dinh dưỡng tốt cho mẹ sau sinh và tất cả mọi người. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều mà hãy đan xen với các thực phẩm khác để cân bằng dinh dưỡng.

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Tháp dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh đang cho con bú

Tháp dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh rất cần thiết và quan trọng. Một chế độ dinh dưỡng tốt và khoa học vừa giúp mẹ nhanh chóng hồi phục sức khỏe và có nhiều sữa cho con bú. Bài viết này MarryBaby sẽ chia sẻ cho các mẹ nhé.

Nguồn dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng đến chất lượng sữa thế nào?

Trước khi tìm hiểu tháp dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh; chúng ta cần hiểu rõ về nhu cầu dinh dưỡng cho mẹ sau sinh. Theo chia sẻ của National Center for Biotechnology Information – Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Hoa Kỳ (NCBI); phụ nữ cho con bú cần bổ sung khoảng 500 kcal/ngày. Mỗi ngày các mẹ bải tiết ra trung bình 780ml sữa mẹ, trong đó hàm lượng sữa mẹ khoảng 67 kcal /100 ml.

Viện dinh dưỡng Việt Nam còn cho biết, dinh dưỡng của mẹ có ảnh hưởng nhất định đến một số vi chất cũng như lượng sữa tiết ra. Nếu chế độ ăn của mẹ thiếu vitamin thì các vitamin này cũng sẽ thiếu trong sữa mẹ.

Bên cạnh đó, trong 6 tháng đầu đời lượng kháng thể của con là do người mẹ cung cấp trực tiếp qua sữa mẹ. Vì vậy, mẹ cần phải đảm bảo có một chế độ ăn uống đầy đủ năng lượng và chất dinh dưỡng để giúp phòng bệnh cho con.

>> Mẹ có thể xem thêm: Các loại sữa tươi tốt cho mẹ sau sinh không thể bỏ qua.

Vậy tháp dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh được áp dụng thế nào? Hãy theo dõi tiếp bài viết nhé.

Tháp dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh theo Viện dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng trong ngày của bà mẹ đang nuôi con bú nên tuân theo tháp dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng.

sau sinh nên ăn gì
Tháp dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh. (Nguồn: Viện dinh dưỡng)

Theo đó, chế độ ăn uống mỗi ngày của bà mẹ sau sinh cần phải đa dạng, đảm bảo đủ 5 trong 8 nhóm thực gồm:

  • Nhóm 1: Lương thực.
  • Nhóm 2: Các loại hạt.
  • Nhóm 3: Sữa và các sản phẩm từ sữa.
  • Nhóm 4: Thịt các loại, các và hải sản.
  • Nhóm 5: Trứng và các sản phẩm từ trứng…
  • Nhóm 6: Rau, củ, quả có màu vàng, da cam, đỏ, xanh sẫm.
  • Nhóm 7: Củ quả khác.
  • Nhóm 8: Dầu ăn, mỡ các loại.

Hướng dẫn xây dựng chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh

Sau sinh nên ăn gì là điều rất nhiều mẹ bỉm quan tâm. Dựa theo tháp dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh, các mẹ sẽ trả lời được cho câu hỏi mẹ sau sinh nên ăn gì. Dưới đây là các hướng dẫn về chê độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh:

1. Tháp dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh: Chất đạm

Trong 6 tháng đầu cho con bú, mẹ cần cung cấp lượng chất đạm ăn thêm 19 gam/ngày so với nhu cầu bình thường; tức là 79g/gam ngày. Trong 6 tháng tiếp theo, mẹ nên bổ sung lượng chất đạm trong 1 ngày là 73g.

Bên cạnh đó, mẹ nên chú ý bổ sung lượng đạm động vật chiếm khoảng ≥ 30% tổng số. Còn với lượng đạm thực vật thì được tính theo công thức sau: cứ 100g thịt/cá cung cấp khoảng 20g đạm (protein); 100g đậu phụ cung cấp khoảng 10g đạm.

Các thực phẩm giàu đạm mẹ bỉm sữa có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày như thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu… Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý bổ sung thêm sữa và các chế phẩm từ sữa khoảng 6,5 đơn vị/ngày (1 đơn vị sữa tương đương với 100ml sữa dạng lỏng pha chuẩn; hoặc 15g phô mai hoặc 1 ly sữa chua 100g) và ăn cá ít nhất 3 lần/tuần.

>> Mẹ có thể xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh mau hồi người, lại sức, sữa về tràn trề

2. Sau sinh nên ăn gì? Chất béo

Theo tháp dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh, mỗi ngày mẹ cần bổ sung chất béo khoảng 20-30% năng lượng khẩu phần. Cứ 1g chất béo sẽ cung cấp năng lượng vào khoảng 9kcal.

Mẹ nên sử dụng các chất béo có nhiều các axit béo không no chuỗi dài nhiều nối đôi như n3, n6, EPA, DHA. Các chất này có nhiều trong một số loại dầu thực vật; dầu cá; một số loại cá mỡ. Lượng chất béo này rất quan trọng cho sự phát triển tối ưu trí não và thị lực của bé.

3. Tháp dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh: Vitamin và khoáng chất

Các vitamin và khoáng chất là hai chất rất cần thiết cho các bà mẹ đang cho con bú. Trong vòng 1 tháng đầu sau sinh, bà mẹ cần được bổ sung vitamin A (viên 200.000 đơn vị). Điều này cung cấp lượng vitamin A cần thiết trong sữa cho con.

Ngoài ra, mẹ nên bổ sung bằng các thực phẩm tự nhiên trong bữa ăn hàng ngày như rau củ quả (≥400g trái cây, rau củ/ngày) để bổ sung vitamin và chất xơ. Trong một số trường hợp, mẹ cần tuân thủ chỉ định của thầy thuốc bổ sung các vitamin và khoáng chất; đặc biệt là sắt, kẽm, vitamin D và canxi.

4. Nước

Để mẹ có thể sản xuất đủ sữa nuôi con bú, thì mẹ cần uống đủ nước. Trung bình mỗi ngày mẹ cần uống khoảng 2-2,5 lít nước; (tương đương với 12 đến 15 cốc nước).

tháp dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh

Những thực phẩm cần tránh khi đang cho con bú sữa mẹ

Bên cạnh những vấn đề xoay quanh tháp dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh, các mẹ cũng nên tránh những thực phẩm gây hại đến chất lượng sữa mẹ như:

  • Mẹ có thể uống một lượng nhỏ cà phê (tối đa 2 tách mỗi ngày); hoặc các thức uống khác có caffeine. Nếu mẹ dùng quá nhiều caffeine có thể khiến trẻ quấy khóc hoặc làm trẻ mất ngủ.
  • Tốt nhất mẹ nên tránh uống rượu khi đang cho con bú.
  • Tránh hút thuốc, ma túy và các chất kích thích.

>> Mẹ có thể xem thêm: Sau sinh ăn nấm được không và ăn thế nào để an toàn

Một số lưu ý khi nuôi con bằng sữa mẹ

Khi đã hiểu về cách xây dựng chế độ ăn uống dựa trên tháp dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh; các mẹ cũng nên lưu ý thêm các điều sau theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng:

  • Trong vòng 1 tháng sau sinh, mẹ nên uống 1 viên vitamin A liều cao (200.000UI). Ngoài ra, mẹ vẫn nên tiếp tục sử dụng viên sắt hoặc viên đa vi chất; ít nhất là duy trì trong 1 tháng đầu sau sinh.
  • Cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý, bà mẹ cần luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, lạc quan. Ngủ đủ giấc đủ 8 tiếng mỗi ngày để duy trì một sức khỏe tốt khi nuôi con.
  • Không kiêng khem quá mức trong thời kỳ đang cho con bú. Các bà mẹ không chủ động ăn kiêng trong giai đoạn này. Vì mẹ sẽ cần nhiều năng lượng hơn bình thường để đáp ứng nhu cầu và tạo đủ sữa cho con.
  • Vào giai đoạn này, nếu muốn giảm cân mẹ chỉ cần có chế độ dinh dưỡng cân bằng và tập thể dục đều đặn mỗi ngày và giảm bớt lượng đường trong khẩu phần.
  • Khi nuôi con bú, mẹ không nên sử dụng các loại thức uống, đồ ăn có chất kích thích như rượu, bia, cà phê. Hạn chế ăn các thức ăn có nhiều gia vị và không ăn các thức ăn dễ ôi thiu; hoặc nghi ngờ ôi thiu vì dễ gây ngộ độc.
  • Trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, các mẹ cần thận trọng khi sử dụng thuốc; nhất là các loại thuốc kháng sinh, thuốc nội tiết tố, thuốc tác động lên hệ thần kinh… Tốt nhất, các mẹ nên sử dụng thuốc phải có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

[inline_article id=281340]

Hy vọng với bài viết về tháp dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh sẽ giúp ích cho các mẹ đang nuôi con bú. Hãy áp dụng các hướng dẫn trên để duy trì một sức khỏe tốt và nguồn sữa dồi dào cho con nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Những thực phẩm không nên ăn khi cho con bú

những thực phẩm không nên ăn khi cho con bú Khi cho con bú, người mẹ cần rất nhiều chất dinh dưỡng để cung cấp cho  bản thân và trẻ nhỏ. Một chế độ ăn uống lành mạnh, bổ dưỡng luôn cần thiết cho phụ nữ ở bất kỳ giai đoạn nào nhưng khi nuôi con bạn cần đặc biệt tăng cường lượng calo nhiều hơn, khoảng 450 – 500 calo mỗi ngày. 

Nếu muốn giảm cân, bạn cần phải cắt giảm lượng calo và điều này có thể gây ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, vì vậy bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ nhi khoa nhé. 

Khi cho con bú, các chất dinh dưỡng quan trọng mà bạn cần bổ sung bao gồm sắt, canxi, kali, vitamin A và D. Bạn cần ăn đa dạng thực phẩm để tổng hợp đủ các dưỡng chất, đồng thời giúp bé làm quen với nhiều khẩu vị khác nhau và dễ tiếp nhận thức ăn rắn hơn ở giai đoạn ăn dặm.

Dưới đây là những thực phẩm bạn nên ăn và những thực phẩm bạn không nên ăn khi cho con bú, hãy cùng theo dõi nhé.

I. Các thực phẩm bạn nên ăn khi cho con bú

Mặc dù không có chế độ ăn uống cụ thể cho phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ nhưng bạn cần ghi nhớ ăn uống lành mạnh, đa dạng thực phẩm và ưu tiên nhiều hơn những thực phẩm sau:

1. Trái cây

Trái cây rất giàu vitamin và dưỡng chất, có thể chống táo bón cho mẹ sau sinh và giúp tiêu hóa của bé khỏe mạnh.

Bạn nên uống 2 cốc nước trái cây mỗi ngày và thường xuyên thay đổi các loại trái cây khác nhau.

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) khuyến nghị, phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ nên ăn các loại trái cây giàu kali, vitamin A, chất chống oxy hóa có lợi cho sữa mẹ như: 

+ Dưa lưới

+ Dưa hấu

+ Chuối

+ Xoài

+ Quả mơ

+ Mận khô

+ Cam, quýt

+ Bưởi đỏ hoặc hồng

quả mơ lợi sữa
Quả mơ lợi sữa

2. Rau xanh

Rau xanh giàu chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa và nhiều dinh dưỡng lợi sữa, giúp tiêu hóa của mẹ và bé khỏe mạnh.

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ khuyến nghị, phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ nên ăn 3 bát rau mỗi ngày, phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ kết hợp sữa công thức nên ăn 2,5 bát rau mỗi ngày và ưu tiên những loại rau giàu kali, vitamin A như: 

+ Cải bó xôi

+ Cải xoăn và cải rổ

+ Cà rốt

+ Khoai lang

+ Quả bí ngô

+ Cà chua

+ Ớt ngọt đỏ

cải bó xôi tốt cho sữa mẹ
Cải bó xôi tốt cho sữa mẹ

3. Ngũ cốc

Các loại ngũ cốc giàu dinh dưỡng quan trọng, đặc biệt là ngũ cốc nguyên hạt như gạo nâu và bánh mì nguyên hạt. Phụ nữ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ nên ăn 266,4g/ngày, nuôi con bằng sữa công thức nên ăn 169,8g/ngày và tốt nhất là ngũ cốc ít đường.

Một số loại ngũ cốc như diêm mạch rất giàu protein, cũng là thực phẩm lợi sữa tốt cho phụ nữ cho con bú.

4. Chất đạm

Bình thường, phụ nữ chỉ cần khoảng 40g protein mỗi ngày. Khi cho con bú, cơ thể bạn cần tăng thêm ít nhất 25g protein/ngày. Điều này có nghĩa mỗi ngày bạn cần nạp ít nhất khoảng 65g protein. 

Các chuyên gia USDA khuyên phụ nữ cho con bú nên nạp protein từ các loại thực phẩm như: 

+ Đậu và đậu Hà Lan

+ Các loại hạt

+ Thịt bò, thịt lợn, thịt cừu

+ Hàu, cua, hến

+ Cá hồi, cá trích, cá mòi, cá hồi

cá hồi tốt cho sữa mẹ
Cá hồi tốt cho sữa mẹ

5. Sản phẩm bơ sữa

Quá trình mang thai và cho con bú, phụ nữ thường hay bị loãng xương do thiếu hụt canxi. Các sản phẩm từ sữa như phô mai và sữa là nguồn canxi tuyệt vời mà bạn nên bổ sung đều đặn mỗi ngày. Phụ nữ cho con bú nên uống tối thiểu 3 cốc sữa mỗi ngày hoặc bổ sung thêm các thực phẩm như: 

+ Sữa chua

+ Phô mai tự nhiên

+ Rau xanh đậm

+ Đậu

+ Nước cam

Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ khuyến cáo, những người đang cho con bú nên tiêu thụ 1.000mg canxi mỗi ngày. Ngoài nạp vitamin D từ thực phẩm, bạn cũng có thể phơi nắng để cơ thể tổng hợp chất này.

phụ nữ cho con bú nên uống nước cam
Phụ nữ cho con bú nên uống nước cam

II. Các thực phẩm cần tránh khi cho con bú

Sữa mẹ được tạo ra từ các chất dinh dưỡng trong máu của người mẹ. Vì vậy, những gì bạn ăn vào sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng sữa, điều này cũng ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của bé. 

Bạn nên tránh những loại thực phẩm gây bất lợi khi nuôi con bằng sữa mẹ như sau:

+ Hạn chế ăn hải sản có hàm lượng thủy ngân cao như cá ngừ albacore, cá kiếm, cá mập và cá thu 

+ Không uống caffeine vì dễ làm mẹ và bé mất ngủ, ảnh hưởng đến hệ thần kinh của cả hai 

+ Không uống rượu vì có thể gây ngộ độc cho bé và ảnh hưởng đến thần kinh của cả mẹ và bé

+ Không ăn đồ sống, nhất là các loại thịt, cá sống kể cả sushi

không nên ăn sushi khi cho con bú
Không nên ăn sushi khi cho con bú

III.  Một số thực phẩm có thể làm tăng lượng và chất của sữa mẹ

Cơ quan nghiên cứu về thực phẩm làm tăng nguồn sữa mẹ của Mỹ cho biết, các loại thực phẩm sau đây có thể hỗ trợ sản xuất sữa cao hơn:

+ Hạt hồ đào

+ Thịt dê

+ Cháo bột yến mạch

IV. Chiến lược bữa ăn khi cho con bú

+ Bạn nên uống một ly sinh tố buổi sáng để dễ dàng nạp trái cây, một số loại rau và hạt. Bạn có thể trộn quả mọng như dâu tây, chuối, quả bơ với sữa chua Hy Lạp để bổ sung protein, vitamin, chất xơ và nước

+ Ăn các món từ bột yến mạch để cung cấp chất xơ, protein, calo, có lợi cho sữa mẹ như cháo yến mạch, sữa yến mạch

+ Ăn vặt các loại hạt trong ngày

+ Ăn phô mai để tăng cường protein và vitamin D

phô mai tốt cho phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ
Phô mai tốt cho phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ cần rất cẩn thận, nhất là trong những tuần đầu tiên sau khi sinh. Bạn cần loại bỏ những thực phẩm không nên ăn khi cho con bú và bổ sung nhiều hơn các thực phẩm lợi sữa mà Marry Baby đã chia sẻ trong bài viết này nhé. 

Hanako