Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Hở eo tử cung khi mang thai có nguy hiểm cho mẹ và con không?

Hở eo tử cung là một trong những nguyên nhân dẫn đến sảy thai và sinh non trong thai kỳ. Vậy tình trạng hở eo tử cung là gì và nguy hiểm ra sao? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Hở eo tử cung là gì?

Hở eo tử cung (cervical insufficiency) hay còn gọi là suy yếu cổ tử cung (cervical incompetence). Đây là tình trạng cổ tử cung mở ra, yếu đi hoặc ngắn lại quá sớm trong thai kỳ. Điều này chính là nguyên nhân dẫn đến sảy thai (mất thai trước 20 tuần) và sinh non (sinh trước 37 tuần của thai kỳ) như đã đề cập.

Khi bạn gần đến ngày dự sinh, cổ tử cung sẽ mềm ra, ngắn lại và mở ra để em bé có thể chui qua âm đạo để chào đời. Tuy nhiên, nếu hở eo tử cung, thì cổ tử cung có thể mềm, mở ra hoặc ngắn lại trước khi thai nhi đủ khả năng sống bên ngoài tử cung của mẹ. Tình trạng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong thai kỳ, nhất là trong tam cá nguyệt thứ hai (khoảng tuần 14 đến 27 của thai kỳ).

>> Bạn có thể xem thêm: Gặp hiện tượng cổ tử cung mở nhưng không đau bụng, mẹ cần làm gì?

Nguyên nhân hở eo tử cung

Tử cung từng bị phẫu thuật là một trong những nguyên nhân hở eo tử cung ở thai phụ
Tử cung từng bị phẫu thuật là một trong những nguyên nhân hở eo tử cung ở thai phụ

Các chuyên gia vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân hở eo tử cung. Tuy nhiên, họ cho rằng một số yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng này gồm:

  • Tổn thương cổ tử cung
  • Đã từng phẫu thuật cổ tử cung trước đó 
  • Cổ tử cung hoặc tử cung có hình dạng bất thường bẩm sinh

Dấu hiệu dẫn đến cổ tử cung hở

Các dấu hiệu hở eo tử cung không rõ ràng như dấu hiệu chuyển dạ sớm có xuất hiện các cơn co thắtvỡ nước ối. Tuy nhiên, bác sĩ có thể xác định dấu hiệu hở eo tử cung dựa vào tiền sử sản khoa hoặc kết hợp siêu âm ngả âm đạo đo chiều dài cổ tử cung gồm:

  • Sảy thai hoặc sinh non (trước 28 tuần) từ 2 lần liên tiếp trở lên với đặc điểm chuyển dạ nhanh không đau.
  • Có tiền sử sảy thai hoặc sinh non (từ 14 – 36 tuần) cùng chuyển dạ nhanh không đau, kèm các yếu tố nguy cơ hở eo tử cung như từng nong nạo, cắt đoạn cổ tử cung, rách cổ tử cung, bất thường ở tử cung hoặc cổ tử cung.
  • Siêu âm có biết được cổ tử cung mở không? Có, bác sĩ sẽ đo chiều dài cổ tử cung qua siêu âm ngả âm đạo, đánh giá lỗ trong cổ tử cung. Nếu chiều dài < 25mm hoặc có sự thay đổi ở cổ tử cung qua các lần khám thai trước 24 tuần kèm yếu tố nguy cơ hở eo tử cung.

>> Bạn có thể xem thêm: Ăn gì để thai bám chắc vào tử cung 3 tháng đầu thai kỳ?

Thai phụ nào có nguy cơ bị hở eo tử cung?

Bất kỳ thai phụ nào cũng có nguy cơ bị hở eo tử cung. Tuy nhiên, những thai phụ dưới đây sẽ có nguy cơ rơi vào tình trạng này cao hơn:

  • Đã từng phẫu thuật cổ tử cung
  • Cổ tử cung hoặc tử cung có hình dạng bất thường
  • Đã từng sinh non hoặc sảy thai trong tam cá nguyệt thứ hai
  • Bị tổn thương cổ tử cung hoặc tử cung trong những lần mang thai hoặc sinh nở trước đó
  • Bị rối loạn di truyền như hội chứng Ehlers-Danlos có thể gây yếu cổ tử cung dẫn đến hở eo tử cung
  • Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, phụ nữ mang thai đôi, mang đa thai sẽ có nhiều khả năng bị hở eo tử cung hơn

Chẩn đoán và điều trị cho thai phụ bị hở eo tử cung

1. Chẩn đoán

Siêu âm có biết được cổ tử cung mở không? Bác sĩ có thể biết được cổ tử cung mở do hở eo tử cung khi siêu âm
Siêu âm có biết được cổ tử cung mở không? Bác sĩ có thể biết được cổ tử cung mở do hở eo tử cung khi siêu âm

Trước tiên, bác sĩ sẽ hỏi bạn những câu hỏi liên quan đến tiền sử sản khoa và các dấu hiệu bất thường trong lần khám thai trước đó. Nếu bạn bị sảy thai hoặc đã từng phẫu thuật cổ tử cung thì hãy báo cho bác sĩ biết nhé. Họ sẽ theo dõi chặt chẽ sự thay đổi cổ tử cung của bạn dựa trên các yếu tố nguy cơ bị hở eo tử cung.

Sau đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán bạn có bị hở eo tử cung không bằng cách khám vùng chậu và siêu âm qua ngả âm đạo (siêu âm bằng cách sử dụng đầu dò âm đạo đưa vào âm đạo) để đo chiều dài và độ mở cổ tử cung của bạn.

>> Bạn có thể xem thêm: Siêu âm đầu dò bị ra máu, mẹ phải làm sao?

2. Điều trị

Mục tiêu của việc điều trị hở eo tử cung là giúp bạn duy trì thai kỳ càng lâu càng tốt. Vì tình trạng này khó chẩn đoán nên việc tìm hiểu các yếu tố nguy cơ dẫn đến hở eo tử cung là vô cùng quan trọng. Sau đó, bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị phù hợp dựa trên tình trạng bệnh lý và tiền sử thai kỳ của bạn. Dưới đây là các cách điều trị hở eo tử cung:

2.1 Khâu eo tử cung

Khâu eo tử cung là phương pháp khâu kín cổ tử cung để ngăn chặn việc sảy thai hoặc sinh non diễn ra. Sau đó, vào khoảng tuần thứ 37 của thai kỳ, bác sĩ sẽ tháo chỉ khâu để bạn có thể sinh con qua đường âm đạo.

Bác sĩ cũng có thể đề nghị bạn khâu eo tử cung nếu:

  • Bạn có tiền sử sảy thai trong tam cá nguyệt thứ hai

Tuy nhiên, không phải sản phụ bị hở eo tử cung nào cũng có thể áp dụng cách khâu cổ tử cung. Bác sĩ sẽ không thực hiện thủ thuật trên nếu bạn rơi vào các trường hợp sau: 

[recommendation title=”Sau khi, thực hiện khâu eo tử cung bạn phải lưu ý những điều sau:”]

  • Nằm nghỉ tại giường và hạn chế di chuyển
  • Tuân thủ khám thai định kỳ theo lịch của bác sĩ điều trị
  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và khoa học.
  • Sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau và thuốc giảm gò tử cung theo chỉ định của bác sĩ
  • Nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường như ra máu âm đạo hay đau bụng thì cần đi đến bệnh viện ngay
  • Chỉ xuất viện sau khi bác sĩ cho phép, thông thường là sau 48 giờ từ lúc phẫu thuật.
  • [/recommendation]

2.2 Bổ sung thuốc progesterone

Nếu bạn có các yếu tố nguy cơ bị hở eo tử cung, bác sĩ cũng có thể chỉ định cho bạn bổ sung thuốc progesterone bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ hai.

2.3 Theo dõi sự thay đổi của cổ tử cung bằng siêu âm

Ngoài ra, nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có dấu hiệu bị hở eo tử cung sẽ yêu cầu bạn thực theo dõi chiều dài cổ tử cung bằng siêu âm qua ngả âm đạo cho đến khoảng tuần thứ 24 của thai kỳ.

Nếu bác sĩ nhận thấy những thay đổi về chiều dài cổ tử cung; họ có thể đề nghị bạn thực hiện khâu cổ tử cung vào khoảng trước tuần thứ 24 của thai kỳ.

>> Bạn có thể xem thêm: Thận trọng khi dùng thuốc nospa cho bà bầu để chống gây co thắt tử cung!

Những biến chứng có thể xảy ra đối với thai phụ

Như đã đề cập ở phần trên, hở eo tử cung có thể dẫn đến việc sảy thai hoặc sinh non. Trong một số ít trường hợp, việc điều trị khâu eo tử cung có thể liên quan đến các biến chứng như:

  • Vỡ tử cung
  • Nhiễm trùng cổ tử cung
  • Chảy máu trong tử cung
  • Bị rách trên cổ tử cung

[inline_article id=281069]

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu về tình trạng hở eo tử cung khi mang thai. Đây là tình trạng cổ tử bị suy yếu, mở ra và ngắn lại quá sớm trong thai kỳ. Điều này có thể khiến thai nhi chưa kịp phát triển hoàn thiện đầy đủ các cơ quan trong cơ thể mà đã “bị chào đời” dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Vì sao cổ tử cung mở 1cm nhưng không đau bụng?

Vì sao cổ tử cung mở 1cm nhưng không đau bụng? Tình trạng này có nguy hiểm cho mẹ và bé không? Tất cả những thắc mắc này sẽ được Marrybaby giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Vì sao cổ tử cung mở 1cm nhưng không đau bụng?

Khi cổ tử cung mở, hầu hết các mẹ đều sẽ thấy đau bụng dữ đội; cơn đau tăng dần cho đến khi sinh xong. Tuy vậy, có một vài trường hợp cổ tử cung mở 1cm nhưng không đau bụng. Nguyên nhân là do ngưỡng chịu đau của mỗi mẹ là khác nhau. Hơn nữa, tử cung mới mở 1cm là giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ nên cơn co tử cung yếu; không đủ cường độ để kích thích gây đau.

Thông thường, cổ tử cung mở dưới 2cm nhưng không thấy đau bụng thì chưa cần lo lắng gì cả mẹ nhé! Bên cạnh đó, mẹ bầu sử dụng các chất gây nghiện, chất gây ngủ ở những tháng cuối thai kì cũng làm cho mẹ bị mất cảm giác đau. 

Vì sao tử cung mở 1cm nhưng không đau bụng? 
Vì sao tử cung mở 1cm nhưng không đau bụng? 

2. Quá trình tử cung mở và dấu hiệu nhận biết

Cổ tử cung mở là giai đoạn cơ thể người mẹ chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Dấu hiệu này thường được biểu hiện bằng các cơn co thắt. Càng gần giờ sinh, mẹ sẽ càng cảm nhận được các cơn co thắt này tới nhiều hơn và mạnh hơn.

Mẹ có thể xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ trong giai đoạn từ tuần 38-42. Vì vậy, mẹ cần phải chú ý đến các dấu hiệu của việc bắt đầu chuyển dạ để nhập viện sớm.

2.1. Quá trình tử cung mở

Cổ tử cung là một bộ phận nằm giữa âm đạo và tử cung của phụ nữ. Khi mang thai, vị trí này chịu rất nhiều sức ép. Tuy vậy, trong thời kỳ mang thai, cổ tử cung luôn đóng kín và sẽ có thêm một yếu tố bảo vệ gọi là nút nhầy. Nút nhầy giúp cổ tử cung luôn khép chặt; qua đó bảo vệ tốt hơn cho sự phát triển và sức khỏe của thai nhi.

Khi mẹ tới ngày sinh nở, nút nhầy sẽ tự bong ra và cổ tử cung cũng sẽ mở rộng để thai nhi chui ra ngoài. Bạn có thể cảm nhận được những thay đổi rõ rệt trong cơ thể. Đầu tiên là áp lực co bóp tử cung đẩy thai nhi xuống ở cổ tử cung, khiến bộ phận này giãn ra và mỏng dần. Quá trình co thắt tiếp tục cho tới khi cổ tử cung được co ngắn lại và gần như biến mất; gọi là quá trình xóa cổ tử cung.

Lý do cổ tử cung có thể thay đổi đáng kể như vậy là bởi chúng được cấp nhiều nước và máu hơn bình thường. Màu sắc của bộ phận này cũng thay đổi; đồng thời trở nên mỏng và mềm hơn. Nhờ vậy mà cổ tử cung mới có thể chịu được nhiều cơn co thắt hơn khi chuyển dạ.

Cổ tử cung có thể mở cực lớn trong giai đoạn chuyển dạ, khoảng 10cm. Nhờ đó tạo điều kiện thuận lợi để em bé ra ngoài. Quá trình này sẽ diễn ra như sau:

  • Giai đoạn chuyển dạ sớm hay giai đoạn tiềm ẩn: Cổ tử cung xóa và mở từ 0-3cm.
  • Giai đoạn chuyển dạ tích cực: Cổ tử cung mở từ 4-10cm.
  • Giai đoạn mở hoàn toàn: Cổ tử cung mở 10cm, em bé chào đời.
Hình ảnh cổ tử cung mở giúp bạn hiểu hơn vì sao cổ tử cung mở 1cm nhưng không đau bụng
Hình ảnh cổ tử cung mở giúp bạn hiểu hơn vì sao cổ tử cung mở 1cm nhưng không đau bụng

2.2. Dấu hiệu nhận biết cổ tử cung mở

Hầu hết những trường hợp, khi cổ tử cung mở, mẹ bầu sẽ có các dấu hiệu:

  • Triệu chứng đầu tiên thường là cơn đau co thắt xảy ra khoảng 30s, khoảng giữa những cơn đau là 5 – 10 phút.
  • Dấu hiệu đi kèm đó là xuất hiện chất nhầy ở vùng kín của thai phụ. Nếu tử cung đã mở, chất nhầy này sẽ có lẫn chút màu đỏ của máu.
  • Dịch ối rỉ ra từ từ hoặc vỡ ối, thậm chí có nhiều mẹ còn vỡ ối luôn tại nhà. Lúc này, một dòng nước ối khá nhiều sẽ chảy ra từ cơ thể người mẹ qua đường sinh dục.

Khi thấy có những dấu hiệu này, biện pháp tốt nhất là hãy đưa ngay thai phụ đến bệnh viện nhé!

Cổ tử cung mở 1cm nhưng không đau bụng có nguy hiểm không?

Trong hầu hết các trường hợp, tử cung mở 1cm vài tuần trước khi sinh mà không có những dấu hiệu chuyển dạ khác như co thắt, ra nhầy hồng âm đạo hay vỡ ối là bình thường. Đây chỉ là một trong những cách cơ thể chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ, không đồng nghĩa bạn sắp chuyển dạ.

Một số trường hợp dưới đây có thể là nguy hiểm khi cổ tử cung đã mở mà không đau bụng:

  • Cổ tử cung mở 1cm trước 37 tuần có thể là dấu hiệu của chuyển dạ sớm, mẹ nên cần đến bệnh viện để được bác sĩ theo dõi nhằm hạn chế những nguy cơ cho bé yêu.
  • Khi cổ tử cung đã mở rộng hơn, bong nút nhầy nhưng không đau bụng hay thậm chí vỡ ối cũng không đau bụng làm chậm quá trình mẹ đến viện, có thể khiến mẹ và bé gặp nguy hiểm khi không có bác sĩ theo dõi đẻ. Do đó, càng gần đến ngày dự sinh, mẹ càng cần theo dõi cơ thể với những sự thay đổi bất thường để kịp thời đến bệnh viện.
  • Cổ tử cung mở nhưng không đau bụng, nhất là khi thai đã quá 40 tuần mà chưa xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ là một hiện tượng bất thường. Thai phụ nên đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương hướng xử trí phù hợp. Có một số trường hợp thai nhi đến ngày dự sinh mà cổ tử cung mở nhưng không đau bụng. Sau khi bác sĩ chẩn đoán thì được chỉ định phương pháp tạo cơn co tử cung nhân tạo và chuyển dạ sớm cho thai phụ. Chỉ một số ít trường hợp sinh khó mới phải chỉ định mổ lấy thai.
Tử cung mở 1cm nhưng không đau bụng có nguy hiểm không?
Tử cung mở 1cm nhưng không đau bụng có nguy hiểm không?

3. Lưu ý khi cổ tử cung mở

3.1. Nở 1 phân có nên nhập viện?

Cổ tử cung mở 1cm nhưng không đau bụng vì bạn đang ở giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ. Điều này là bình thường nếu bạn chưa xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ khác như bong nút nhầy, ra dịch nhầy hồng âm đạo, vỡ ối.

Khi khám bác sĩ sẽ căn cứ vào cơn go tử cung, tình trạng tim thai, nước ối trên siêu âm, tình trạng xóa mở cổ tử cung. Sau khi khám bác sĩ có chỉ định nhập viện để theo dõi thì nên nhập viện. Nếu chưa chuyển dạ và chưa có dấu hiệu nguy hiểm mà nhập viện sớm sẽ tăng cảm giác chờ đợi mệt mõi và tốn viện phí.

3.2. Cổ tử cung mở 1cm bao lâu thì sinh?

Thời gian từ lúc tử cung mở rộng đến khi sinh con khác nhau ở mỗi thai phụ. Có người từ lúc tử cung mở đến khi sinh con chỉ trong vài giờ, song có người tử cung mở 1-2 cm trong vài ngày hoặc vài tuần trước khi có quá trình chuyển dạ sảy ra.

Thông thường, phụ nữ lần đầu tiên mang thai, tử cung không mở cho đến khi quá trình chuyển dạ bắt đầu và tiến triển. Với những phụ nữ mang thai từ lần 2 trở lên, tử cung có thể bắt đầu mở rộng từ vài ngày hoặc tuần trước khi có chuyển dạ.

[inline_article id=266323]

3.3. Làm sao để cổ tử cung mở nhanh?

Cổ tử cung mở càng nhanh thì em bé sinh ra sẽ càng dễ dàng hơn. Do vậy, mẹ có thể áp dụng một vài biện pháp để cổ tử cung mở nhanh hơn như sau:

  • Đi bộ thường xuyên trong 3 tháng cuối thai kỳ: Việc đi bộ sẽ khiến cơ thể người mẹ tập quen với các cơn co thắt nhẹ ở cơ bụng. Khi cơ thể đã làm quen với điều này, các cơn co thắt tử cung sẽ dễ dẫn tới mở cổ tử cung dễ dàng hơn.
  • Ăn thực phẩm thúc đẩy chuyển dạ ở những ngày cuối dự sinh.
  • Ngâm mình trong bồn tắm nước nóng
  • Kích thích đầu vú cho người mẹ. Việc này giúp mẹ sản sinh oxitocin gây co bóp tử cung; dẫn đến cơn co tử cung chuyển dạ.
  • Tiêm thuốc để kích sinh: phương pháp này cần bác sĩ chỉ định và theo dõi tại phòng sinh

[inline_article id=262151]

Hiện tượng cổ tử cung mở 1cm nhưng không đau bụng thường không nguy hiểm. Tuy vậy, mẹ vẫn nên thăm khám với bác sĩ để được theo dõi. Nếu đã có những dấu hiệu chuyển dạ khác đi kèm, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ nhập viện. Trong mọi tình huống, hãy bình tĩnh và làm theo chỉ định từ bác sĩ mẹ nhé!