Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Đi siêu âm thai có phải nhịn ăn không và mẹ nên khám thai khi nào?

Tất cả các giải đáp liên quan đến “đi siêu âm thai có phải nhịn ăn không?”, “có thai mấy tuần thì đi siêu âm được?” hay “đi siêu âm thai có cần nhịn tiểu không?” sẽ được MarryBaby cùng bạn khám phá trong bài viết dưới đây.

Siêu âm thai là gì?

Trước khi tìm hiểu, đi siêu âm thai có phải nhịn ăn không; bạn cần hiểu rõ hơn về phương pháp siêu âm thai là gì. Siêu âm thai là một xét nghiệm trong thai kỳ giúp theo dõi sức khoẻ và sự phát triển của thai nhi. Phương pháp này cũng được sử dụng để kiểm tra các cơ quan vùng chậu của thai phụ trong giai đoạn thai kỳ. 

Trong một số trường hợp, khi bác sĩ phát hiện ra các dấu hiệu bất thường của thai kỳ thì cũng có thể chỉ định thai phụ siêu âm để kiểm tra sức khoẻ của thai nhi. Phương pháp siêu âm sử dụng sóng âm xuyên qua phần bụng hoặc âm đạo của thai phụ bằng một đầu dò. Sóng âm này sẽ thu hình của thai nhi cũng như các cơ quan trong cơ thể của thai phụ và xuất hình ảnh ấy lên một màn hình vi tính. 

>> Bạn có thể xem thêm: Siêu âm nhiều có tốt không? 3 mốc thời gian siêu âm tốt nhất mẹ cần biết

Có mấy loại phương pháp siêu âm thai?

[quotation title=””]

Có hai loại phương pháp siêu âm thai là siêu âm đầu dò âm đạo (Transvaginal ultrasound)siêu âm ổ bụng (Abdominal ultrasound). Cả hai phương pháp đều sử dụng một công nghệ để quan sát hình ảnh của thai nhi và các cơ quan bên trong cơ thể của thai phụ.

[/quotation]

  • Siêu âm đầu dò âm đạo: Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, bác sĩ sẽ đặt một thiết bị đầu dò qua ngả âm đạo để nhận biết nhịp tim của thai nhi hoặc xác định bạn đã có thai được bao nhiêu tuần. Hình ảnh từ siêu âm đầu dò âm đạo thường rõ ràng hơn so với siêu âm ổ bụng.
  • Siêu âm ổ bụng: Phương pháp này thường được thực hiện vào tuần thứ 12 của thai kỳ. Bác sĩ sẽ đặt đầu dò trực tiếp lên da ở phần bụng của bạn và di chuyển đầu dò quanh bụng để ghi lại hình ảnh của thai nhi. Đôi khi, bác sĩ có thể phải ấn nhẹ đầu dò lên bụng của bạn để có được hình ảnh rõ nhất. 
Đi siêu âm thai có phải nhịn ăn không và có mấy phương pháp siêu âm?
Đi siêu âm thai có phải nhịn ăn không và có mấy phương pháp siêu âm?

Có thai mấy tuần thì đi siêu âm được?

Thông thường, thai phụ sẽ đi khám thai lần đầu tiên vào khoảng 2-3 tuần sau khi trễ kinh. Trong lần khám này bác sĩ sẽ siêu âm thai bằng phương pháp đầu dò qua âm đạo để xác định chắc chắn bạn đã có thai chưa, vị trí làm tổ của thai, xác định tuổi thai và tính ngày dự sinh.

[recommendation title=””]

Trên MarryBaby có công cụ tính ngày dự sinh khá đơn giản và tiện dụng, mẹ có thể sử dụng công cụ này để tính ngày dự sinh của mình nhé.

[/recommendation]

Bạn cũng có thể tìm hiểu về cách đọc kết quả siêu âm thai sao cho chính xác bên cạnh tìm hiểu vấn đề đi siêu âm thai có cần phải nhịn ăn không nữa nhé.

Mẹ bầu đi siêu âm thai có phải nhịn ăn không?

Trước khi đi siêu âm thai có cần phải nhịn ăn không?
Trước khi đi siêu âm thai có cần phải nhịn ăn không?

Trước khi đi siêu âm thai có cần phải nhịn ăn không? Nếu bạn chỉ thực hiện siêu âm thai thì có thể ăn uống bình thường trước khi đi khám thai. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không nên sử dụng các thực phẩm kích thích có thể gây ảnh hưởng đến kết quả siêu âm như rượu bia, nước ngọt, nước có gas, nước trái cây,…

Trong trường hợp bạn được chỉ định thực hiện thêm các bước xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu bên cạnh siêu âm thai thì không nên ăn gì trước đó nhé để tránh làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Đi siêu âm thai có cần nhịn tiểu không? Trên thực tế, bạn không cần phải nhịn tiểu khi đi siêu âm thai. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên uống nhiều nước trước khi đi siêu âm để giúp cho hình ảnh siêu âm thai nhi và các cơ quan trong cơ thể của bạn được rõ ràng hơn. Hơn nữa, khi đi khám thai bạn cần mặc trang phục rộng rãi và thoải mái để quá trình thực hiện siêu âm thai được thuận lợi hơn. 

>> Bạn có thể xem thêm: Siêu âm hình thái học, phương tiện tầm soát dị tật thai nhi cho các mẹ bầu

Đi siêu âm thai ở đâu là uy tín và chất lượng?

Đi siêu âm thai có cần phải nhịn ăn không và siêu âm ở đâu uy tín?
Đi siêu âm thai có cần phải nhịn ăn không và siêu âm ở đâu uy tín?

Sau khi đã tìm hiểu trước khi đi siêu âm thai có cần phải nhịn ăn không; chắc hẳn bạn cũng cần thêm địa chỉ siêu âm thai uy tín và chất lượng phải không? Trên thực tế, bạn có thể đến tất cả bệnh viện và phòng khám có dịch vụ siêu âm thai để khám thai. Nếu ở Thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể tham khảo đến các bệnh viện chuyên sản khoa để siêu âm thai dưới đây:

1. Bệnh viện Từ Dũ

  • Địa chỉ: Số 284 Cống Quỳnh, Quận 1, TP.HCM
  • Hotline: (028) 5404 2829

2. Bệnh viện Hùng Vương

  • Địa chỉ: Số 128 Hồng Bàng, Phường 12, Quận 5, TP.HCM
  • Hotline: (028) 3855 8532

3. Bệnh viện Đại học Y Dược

  • Địa chỉ: Số 215 đường Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP.HCM
  • Hotline: (028) 3855 4269

4. Bệnh viện Mekong

  • Địa chỉ: Số 243 – 243A – 243B Hoàng Văn Thụ, Phường 1, Quận Tân Bình, TP.HCM
  • Hotline: (048) 3844 2986

5. Bệnh viện Phụ sản quốc tế Sài Gòn

  • Địa chỉ: Số 63 Bùi Thị Xuân, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP.HCM
  • Hotline: 083 925 3619

6. Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc

  • Địa chỉ: Số 97 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TP.HCM
  • Hotline: 1900 6765

7. Phòng khám Quốc Tế Mỹ AIC

  • Địa chỉ 79 Điện Biên Phủ
  • Hotline:  028 3910 9888

[key-takeaways title=””]

Trên đây là một số cơ sở y tế chuyên khoa sản MarryBaby gợi ý cho bạn để tham khảo. Bạn có thể chọn một cơ sở y tế hoặc phòng khám khác uy tín, phù hợp với đoạn đường di chuyển, nhu cầu hoặc mức kinh tế của bản thân nhé!

[/key-takeaways]

[inline_article id=289770]

Như vậy chúng ta đã biết, trước khi đi siêu âm thai có phải ăn không rồi. Thông thường, bạn không cần phải nhịn ăn khi đi siêu âm. Hãy ăn uống lành mạnh và giữ tinh thần thoải mái để kết quả siêu âm được tốt đẹp, bạn nhé!

[recommendation title=””]

Bài viết được tham vấn y khoa bởi đội ngũ y bác sĩ tại PKĐK Quốc tế Mỹ – thành viên Hệ thống BV Quốc tế Mỹ (AIH). Phòng khám cung cấp dịch vụ thăm khám & điều trị đầy đủ chuyên khoa chuẩn quốc tế: Nội tổng quát, Sản-Phụ khoa, Nhi khoa, Tai-Mũi-Họng… Cơ sở còn được đầu tư trang thiết bị hiện đại, nổi bật là phần mềm ORION HEALTH – Phần mềm quản lý hồ sơ bệnh nhân tại các bệnh viện quốc tế.

[/recommendation]

Categories
3 tháng đầu Mang thai

Giải đáp thắc mắc thường gặp về các mốc siêu âm thai ngay từ đầu thai kỳ

Bên cạnh việc ghi nhớ các mốc siêu âm thai, người mẹ cũng có rất nhiều băn khoăn cần giải đáp. Nhất là những mẹ lần đầu có thai hoặc đang trong giai đoạn 3 tháng đầu. Vì thế bài viết này nhằm làm rõ các băn khoăn thường gặp của mẹ. Cùng xem nhé!

Siêu âm thai là gì?

Siêu âm là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn, được áp dụng phổ biến trong y tế. Siêu âm thai là phương pháp kiểm tra nhờ vào sóng siêu âm để có được hình ảnh của em bé cũng như nhau thai, tử cung cùng những bộ phận khác nằm trong khung chậu người mẹ.

Vì sao cần theo các mốc siêu âm thai định kỳ?

Trong quá trình mang thai, người mẹ cần thực hiện siêu âm thai theo các mốc siêu âm định kỳ, vì những lý do sau:

1. Giúp tầm soát dị tật thai nhi bẩm sinh

Những rối loạn về nhiễm sắc thể là nguyên nhân gây nên những dị tật bẩm sinh cho thai nhi như: hội chứng Down, hội chứng Edwards, hội chứng Patau, hội chứng Turner

Dựa vào việc thai phụ bảo đảm tuân thủ đi khám đủ theo các mốc siêu âm, bác sĩ có thể tầm soát và phát hiện sớm các dị tật thai nhi. Từ đó có giải pháp hiệu quả cho mẹ bầu.

2. Kiểm tra các biến chứng thai kỳ của người mẹ

Khi mang thai và kể cả sau khi sinh, người mẹ đứng trước nhiều nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm, mà việc tuân thủ các mốc siêu âm có thể giúp mẹ kiểm tra, điều trị và vượt qua giai đoạn này. Cụ thể các biến chứng là:

 các mốc siêu âm thai quan trọng
Các mốc siêu âm thai quan trọng nếu mẹ tuân thủ đúng sẽ có lợi ích lớn cho cả mẹ và thai nhi.

Siêu âm thai kéo dài bao lâu?

  • Thời gian siêu âm phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tuổi thai, vị trí thai, mục đích lần khảo sát này, kinh nghiệm của người siêu âm, các vấn đề bất thường cần khảo sát thêm. Trung bình, 1 buổi siêu âm thai chỉ kéo dài khoảng 5-10 phút nếu chỉ là siêu sinh trắc hoặc đánh giá vị trí, tuổi thai, sinh tồn thai, 20 – 30 phút đối với siêu âm tầm soát dị tật thai nhi, siêu âm hình thái học, siêu âm tim thai..
  • Một số trường hợp sẽ có thời gian siêu âm kéo dài lâu hơn, hoặc hẹn sang lần tiếp theo. Nguyên nhân là do thai nằm ở tư thế, vị trí khó để bác sĩ đánh giá, kiểm tra hoặc thai cử động quá nhiều. Hoặc mẹ hơi thừa cân hay lớp mô thành bụng dày cản trở sóng siêu âm, bác sĩ khó thấy được góc nhìn tốt để đánh giá thai nhi.

Có nên siêu âm thai thường xuyên?

Siêu âm trong sản khoa được chỉ định với mẹ có dấu hiệu bất thường như:

  • Đau bụng, nôn mửa nhiều lần trong ngày.
  • Chảy máu âm đạo bất thường.
  • Mất kinh, nghi ngờ mang thai nhưng dùng que thử thai không thấy có dấu hiệu mang thai hoặc trể kinh đủ lâu nhưng chưa khảo sát vị trí thai, sinh tồn trứng, tuổi thai.
  • Mẹ không thấy thai máy kèm theo đau bụng hoặc ra nước âm đạo…

Ngoài ra siêu âm để kiểm tra định kỳ trong suốt quá trình mang thai

  • Siêu âm thai có thể cho phép nhìn thấy hình ảnh của thai nhi, nhau thai, tử cung, các cơ quan khác. Từ đó có thể chẩn đoán sơ bộ sự bất thường về vấn đề sức khoẻ của mẹ và thai nhi trong. Tầm soát 1 sớm một số dị tật bẩm sinh của bé từ đó đưa ra phương pháp.

Không nên siêu âm thai thường xuyên (lạm dụng), chỉ nên theo chỉ định của bác sĩ theo các mốc

  • Ưu điểm của phương pháp này là không cần xâm lấn vẫn có thể nhìn rõ. Siêu âm chẩn đoán thường được coi là an toàn và không tạo ra bức xạ ion hóa như tia X (từ việc chụp x-quang) tạo ra.
  • Tuy nhiên, siêu âm có khả năng tạo ra một số hiệu ứng sinh học trong cơ thể trong những môi trường và điều kiện cụ thể. Do đó, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) yêu cầu các thiết bị siêu âm chẩn đoán phải hoạt động trong giới hạn có thể chấp nhận được.
  • FDA, cũng như nhiều hiệp hội y tế khác trên thế giới, khuyến khích không được sử dụng siêu âm ngoài mục đích chẩn đoán (ví dụ: cho các video lưu niệm của bé). FDA cũng chỉ định, siêu âm chỉ được sử dụng khi có nhu cầu cho việc tầm soát, chẩn đoán, điều trị.

>>> Có thể mẹ quan tâm “Mẹ bầu siêu âm nhiều có tốt không

có nên siêu âm thai
Siêu âm thai không gây hại cho thai nhi, nhưng FDA Hoa Kỳ khuyến cáo thai phụ không nên siêu âm quá nhiều lần trong suốt thai kỳ.

Có thai bao nhiêu tuần thì siêu âm thấy?

Khoảng thời gian tốt nhất mà nhiều chuyên gia khuyên các mẹ là nên đi siêu âm vào khoảng giai đoạn sau 6 tuần. Đây được xem là thời điểm thích hợp nhất để xác định có con hay chưa. Ngoài khoảng thời gian trên, các mẹ cũng nên lưu ý ý nghĩa, mục đích của các mốc siêu âm thai quan trọng sau:

  • Tuần thứ 5 – 6: Lần gặp gỡ đầu tiên, xác định mang thai và vị trí của thai.
  • Tuần thứ 8: Có thể nghe nhịp đập tim con, xác định sinh tồn thai, đây là thời điểm tốt nhất để tính tuổi thai.
  • Tuần thứ 11 – 13: Kiểm tra dị tật thai nhi 3 tháng đầu.
  • Tuần thứ 16 – 20: Thăm con yêu định kỳ, khảo sát “soft marker” trong tầm soát dị tật. 
  • Tuần thứ 24 – 28: Theo sát sự phát triển của thai nhi, khảo sát hình thái học, siêu âm tim thai.
  • Tuần thứ 32 – 36: Kiểm tra ngôi thai, sự phát triển thai, bất thường nhau ối, các số đo sinh trắc.
  • Tuần thứ 36 – 40: đánh giá lại ngôi thai, ước lượng cân nặng thai, tình trạng nước ối…chuẩn bị vượt cạn.

Cụ thể những thao tác và nội dung kiểm tra thai kỳ trong các mốc siêu âm thai quan trọng, mẹ bầu có thể tham khảo kỹ hơn trong bài viết: Các mốc siêu âm thai quan trọng mẹ bầu cần nhớ

Đồng thời, mẹ cũng cần ghi chép lại Các chỉ số thai nhi theo tuần để có cơ sở đánh giá, so sánh giữa sự phát triển của bé yêu trong bụng với chuẩn từ WHO mẹ nhé!

Làm sao ghi nhớ các mốc siêu âm quan trọng của thai kỳ?

Sau khi đã nắm rõ các mốc siêu âm quan trọng, Marrybaby sẽ mách cho các mẹ những cách để ghi nhớ lịch siêu âm thai định kỳ, giúp mẹ giảm nỗi lo quên lịch siêu âm thì lại không tốt cho con. Các cách làm gồm:

  • Tạo lịch siêu âm thai định kỳ trên các ứng dụng để nhắc nhở như app: bà bầu, trợ lý bà bầu, theo dõi thai kỳ,…
  • Đăng ký dịch vụ khám. chữa bệnh, chăm sóc thai nhi trong suốt quá trình mang thai để nhận được sự tư vấn, nhắc nhở lịch khám từ bệnh viện.
  • Theo dõi thường xuyên và ghi nhớ các dấu hiệu của bé ở từng tuần thai, khi ấy, mẹ sẽ có sự chủ động chờ đến kỳ khám thai tiếp theo.
  • Ngoài ra bất kỳ khi nào các mẹ cảm thấy em bé có dấu hiệu bất thường, hoặc có những biểu hiện xuất hiện sớm hơn tuần thai dự kiến, các mẹ nên nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra nhé

các mốc siêu âm

Siêu âm thai bao nhiêu tiền?

Bên cạnh việc nắm được các mốc siêu âm thai, chi phí cho một buổi khám và siêu âm thai cũng là một trong những điều các mẹ quan tâm.

  • Thông thường một lần siêu âm khoảng 50.000 đồng đến 500.000 đồng.
  • Tuy nhiên, tuy nhiên mức phí sẽ có sự thay đổi và phụ thuộc vào các yếu tố như: loại hình siêu âm, cơ sở siêu âm, bác sĩ tiến hành siêu âm,… Do đó, mẹ sẽ cần nghiên cứu trước nơi muốn khám và mức ngân sách cho phép để có thể lựa chọn địa chỉ đáng tin cậy phù hợp với tài chính của gia đình.

Nơi khám và siêu âm thai uy tín, chất lượng ở TPHCM và Hà Nội?

Dưới đây là danh sách các bệnh viện khám chữa sản phụ khoa uy tín, chất lượng có dịch vụ siêu âm thai mà mẹ có thể tham khảo.

Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Từ Dũ: 284 Cống Quỳnh, Quận 1, TPHCM
Khoa Sản – Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM
215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TPHCM (Cơ sở 1)
201 Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TPHCM (Cơ sở 2)
221B Hoàng Văn Thụ,phường 8, quận Phú Nhuận, TPHCM (Cơ sở 3)
Bệnh viện Hùng Vương: 128 Hồng Bàng, phường 12, quận 5, TPHCM

Hà Nội

Bệnh viện Phụ sản Trung ương: 43 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: 929 La Thành, Ba Đình, Hà Nội

Trong quá trình mang thai, các mẹ cần luôn luôn theo dõi sức khỏe của thai nhi và khám thai thường xuyên để tránh được những biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé. Mẹ bầu cần phải ghi nhớ các mốc siêu âm thai quan trọng và kiểm tra sức khỏe cho tới lúc “mẹ tròn con vuông” nhé.

Categories
3 tháng đầu Mang thai

Siêu âm thai 3 tháng đầu quan trọng lắm, mẹ bầu cần chú ý!

Mẹ đang băn khoăn tại sao phải siêu âm thai 3 tháng đầu? Siêu âm sẽ được thực hiện như thế nào? Hầu hết các xét nghiệm siêu âm đều an toàn và không gây đau đớn cho mẹ và bé.

Mẹ không nên quá lo lắng, hãy thả lỏng để tận hưởng giây phút ngắm nhìn bé yêu đang “ngọ nguậy” trên màn hình siêu âm. MarryBaby sẽ chia sẻ đến mẹ một số thông tin cần thiết.

Tổng quan về siêu âm thai 3 tháng đầu 

Ba tháng đầu tiên của thai kỳ là giai đoạn rất quan trọng. Mẹ cần được theo dõi định kỳ để đảm bảo thai nhi được hình thành và phát triển đúng cách. Điều này sẽ tạo nền tảng cho sức khỏe của mẹ và bé ở các kỳ tam cá nguyệt tiếp theo.

Thông qua siêu âm thai tam cá nguyệt thứ nhất, bác sĩ cũng sẽ phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của thai kỳ để có biện pháp can thiệp kịp thời.

siêu âm thai 3 tháng đầu
Siêu âm thai 3 tháng đầu giúp mẹ phát hiện nhiều vấn đề quan trọng của thai nhi

Nhiều mẹ bầu thắc mắc mang thai 3 tháng đầu có nên siêu âm nhiều hay không? Tần suất siêu âm sẽ được chỉ định bởi bác sĩ mà mẹ thăm khám.

Trung bình với một thai kỳ bình thường, mẹ bầu sẽ siêu thai khoảng 3 – 4 lần trong ba tháng đầu mang thai. Với những trường hợp đặc biệt, có vấn đề về sức khỏe, mẹ có thể được chỉ định thăm khám nhiều lần hơn. 

Hình ảnh siêu âm thai 3 tháng đầu

siêu âm thai 3 tháng đầu
Hình ảnh siêu âm thai 3 tháng đầu

Hình ảnh siêu âm thai 3 tháng đầu chưa thể thấy rõ hình dạng của thai nhi. Tuy nhiên, kết quả siêu âm sẽ cho thấy một số đặc điểm của bào thai theo từng giai đoạn như sau:

  • 6 tuần đầu: Quan sát được túi noãn hoàng là vòng tròn nhỏ, trắng bên trong túi thai, cung cấp nhiều dinh dưỡng cho phôi thai phát triển
  • 7 tuần: Có thể nhìn thấy phôi và nghe được nhịp tim thai
  • 8 tuần: Hình ảnh phôi thai rõ rệt hơn, chiều dài 1-2 cm
  • 10 tuần: Chiều dài phôi thai tăng nhanh đến 3cm, nghe rõ tim thai.
  • Tuần 11-12: Chiều dài thai 5-6cm, sản phụ sẽ được kiểm tra độ mờ da gáy, vị trí bánh nhau, bàng quang, dạ dày của thai, cột sống, chân tay, những khiếm khuyết trên thành bụng cũng như dòng máu nuôi dưỡng đến tử cung.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Lịch khám thai định kỳ cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ

Siêu âm 3 tháng đầu thai kỳ thực hiện vào khi nào?

Theo các bác sĩ, mẹ nên siêu âm lần đầu vào khoảng từ thứ 5 – 7 của thai kỳ, tức là khi mẹ trễ kinh khoảng 2 tuần. Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ chủ yếu siêu âm qua ngả âm đạo.

Ở lần siêu âm đầu tiên, bác sĩ sẽ xác nhận việc mẹ có thai hay không và vị trí của thai. Đồng thời, mẹ sẽ được tư vấn về các chế độ ăn uống, nghỉ ngơi cũng như bổ sung sắt, canxi, axit folic để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.

Lần siêu âm thứ hai thường được thực hiện khi thai nhi được khoảng 8-9 tuần tuổi. Lúc này, bác sĩ sẽ kiểm tra toàn diện hơn, về đo nhịp tim thai, các vấn đề trong phôi thai.

siêu âm thai 3 tháng đầu
Chế độ ăn giàu dinh dưỡng giúp mẹ bồi bổ cho thai kỳ

Lần siêu âm thứ ba rơi vào khoảng tuần 11 – 13 của thai kỳ. Thông thường, đây là thời điểm siêu âm để phát hiện các dị tật bất thường và đo độ mờ da gáy.

Trong vài trường hợp, siêu âm thai 3 tháng đầu sẽ được thực hiện thường xuyên hơn nếu mẹ:

  • Có hiện tượng chảy máu khi mang thai.
  • Mang đa thai.
  • Mẹ trên 35 tuổi và mang thai lần đầu.
  • Mẹ bị u nang, u xơ hoặc các bệnh lý nguy hiểm khác, có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

Mục đích của siêu âm tam cá nguyệt thứ nhất

Siêu âm 3 tháng đầu có thể giúp mẹ biết được những thông tin quan trọng sau:

  • Có kết luận chính xác từ bác sĩ về việc đã mang thai.
  • Xác định vị trí “làm tổ” của thai nhi, thai nằm ở trong hay ngoài tử cung, từ đó có hướng xử lý phù hợp nếu chẳng may thai thụ tinh ở vị trí bất thường.
  • Xác định tuổi thai và dự đoán ngày dự sinh.
  • Kiểm tra nhịp tim của thai nhi.
  • Phát hiện các dị tật bẩm sinh.
  • Xác định số lượng bào thai đang mang (mang song thai, đa thai).

Ngoài ra, siêu âm thai 3 tháng đầu còn giúp mẹ nhận biết nguy cơ mắc các bệnh di truyền do rối loạn nhiễm sắc thể như hội chứng Down và Trisomy 18.

Hội chứng Down gây ra tình trạng chậm phát triển và khuyết tật về thể chất, tinh thần của trẻ, trong khi đó Trisomy 18 khiến trẻ khó có thể sống sót sau khi sinh.

Tuy vậy, kết quả siêu âm 3 tháng đầu thai kỳ không phát hiện được các dị tật khác như tật nứt đốt sống. Triệu chứng này thường được xác định thông qua những xét nghiệm trong các tháng giữa và cuối thai kỳ.

Siêu âm thai 3 tháng đầu đặc biệt cần thiết với những trường hợp sau:

  • Nghi ngờ mang thai ngoài tử cung.
  • Mẹ có tiền sử sảy thai hoặc thai chết lưu.
  • Mẹ có kinh nguyệt không đều, khó xác định chính xác tuổi thai và ngày dự sinh.

Siêu âm thai tam cá nguyệt thứ 1 được thực hiện như thế nào?

Siêu âm thai 3 tháng đầu thường sẽ gồm có 2 bước sau:

  • Xét nghiệm máu
  • Siêu âm

Khi thai nhi dưới 10 tuần tuổi, thông thường các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp siêu âm thai qua ngả âm đạo (hay còn gọi là siêu âm đầu dò).

1. Siêu âm đầu dò:

Đầu dò được thoa gel bôi trơn sẽ được đưa vào âm đạo để thu thập hình ảnh của thai nhi. Đối với những mẹ lần đầu mang thai, hình thức siêu âm này có thể gây cho mẹ một chút khó chịu, thậm chí là cảm thấy đau đớn.

Mẹ nên chọn những phòng khám uy tín, bác sĩ có tay nghề cao để hạn chế những cảm giác không thoải mái khi siêu âm đầu dò nhé.

2. Siêu âm qua thành bụng:

Đây là phương pháp siêu âm phổ biến nhất, được đánh giá là an toàn và không gây đau đớn cho mẹ bầu. Dụng cụ siêu âm sẽ rà trên thành bụng mẹ để kiểm tra thai nhi.

Lúc này, hình ảnh siêu âm thai 3 tháng đầu sẽ hiển thị trên màn hình và bác sĩ sẽ dựa vào đó để nhận định tình hình sức khỏe thai kỳ.

Cần chuẩn bị gì khi siêu âm thai nhi 3 tháng đầu?

Mẹ nên mặc trang phục rộng rãi, thoải mái, tốt nhất là mặc áo và quần riêng để việc siêu âm diễn ra thuận lợi. Điều quan trọng là mẹ phải giữ tâm lý thật bình tĩnh, hoàn toàn thư giãn, có thể tập hít thở sâu. Điều này sẽ giúp mẹ hạn chế cảm giác khó chịu khi phải thực hiện siêu âm đầu dò. 

Mẹ nên làm gì khi kết quả siêu âm thai có vấn đề?

Mẹ hẳn sẽ rất lo lắng nếu nhận được kết quả không tốt khi siêu âm thai 3 tháng đầu. Lúc này, mẹ nên giữ bình tĩnh và đặt niềm tin vào các bác sĩ chuyên ngành. Việc phát hiện dấu hiệu bất thường sớm sẽ giúp mẹ được chỉ định hướng can thiệp kịp thời, hạn chế tối đa rủi ro. 

Nếu kết quả siêu âm cho thấy bé có khả năng mắc các dị tật bẩm sinh, bác sĩ thường sẽ đề nghị mẹ tiếp tục thực hiện  các xét nghiệm chuyên sâu hơn để xem xét.

sinh thiết gai nhau
Dù kết quả siêu âm thai 3 tháng như thế nào, mẹ bầu cũng cần giữ tâm lý ổn định

Nếu không may mẹ rơi vào trường hợp mang thai ngoài tử cung, mẹ sẽ có khả năng phải chấm dứt thai kỳ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe sinh sản.

[inline_article id=176747]

Để quá trình khám thai cũng như siêu âm thai 3 tháng đầu được diễn ra an toàn và cho kết quả chính xác, mẹ hãy chọn bệnh viện có uy tín để thăm khám. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và suôn sẻ.

Categories
Mang thai 3 tháng giữa

Siêu âm thai 20 tuần có quan trọng và đáp án dành cho mẹ

Siêu âm thai 20 tuần nằm trong các buổi siêu âm thai giữa thai kỳ. Nó có phải mốc siêu âm thai quan trọng không? Nếu bạn cũng đang có cùng thắc mắc thì hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Thai 20 tuần và những bước siêu âm bạn cần nhớ

Thai 20 tuần tuổi là một cột mốc đáng nhớ. Bạn sẽ không còn phải chịu đựng những dấu hiệu mang thai sớm và bắt đầu tiến đến giai đoạn giữa của thai kỳ.

Siêu âm thai 20 tuần hay siêu âm giữa thai kỳ là xét nghiệm nhằm để:

  • Kiểm tra dị tật thai nhi
  • Kiểm tra tử cung, mức nước ối và tình trạng nhau thai…

Mặc dù được gọi là siêu âm thai tuần 20 nhưng đa phần, bà bầu đều thực hiện xét nghiệm này trong khoảng thời gian từ tuần thai 18 – 21.

Dù siêu âm thai tuần thứ 20  là việc nên làm nhưng đây không phải là xét nghiệm bắt buộc. Nếu không muốn thực hiện, bạn có nói với bác sĩ về nguyện vọng của bản thân.

Siêu âm thai 20 tuần
Siêu âm thai 20 tuần tuổi không phải là xét nghiệm bắt buộc nên bạn có thể từ chối nếu không muốn

Quy trình thực hiện siêu âm bầu 20 tuần bạn cần biết

Dưới đây là quy trình thực hiện khi bạn thực hiện siêu âm thai 20 tuần:

1. Chuẩn bị:

Khi đi siêu âm tuần 20, bạn không cần chuẩn bị gì nhiều nhưng cần lưu ý một số điều sau:

  • Chọn trang phục thoải mái, rộng rãi như quần thun hoặc váy suôn để dễ siêu âm
  • Đi cùng chồng hoặc người thân để có thể hỗ trợ khi cần thiết.
  • Uống nước trước khi đi khám khoảng 1 tiếng và không nên đi tiểu trước lúc thực hiện. Bởi để thấy rõ hình ảnh siêu âm thì nên có nhiều dịch trong bàng quang.

2. Các bước thực hiện:

  • Nằm trên giường siêu âm, bác sĩ có thể yêu cầu nằm nghiêng để phần bụng lộ ra từ xương sườn dưới đến đỉnh hông
  • 1 lớp gel sẽ được bôi lên bụng
  • Bác sĩ sẽ di chuyển đầu dò khắp bề mặt bụng nhằm truyền sóng siêu âm qua thành bụng để tạo hình ảnh trên màn hình
  • Bác sĩ sẽ nhìn vào hình ảnh thai nhi 20 tuần tuổi trên màn hình và ghi lại các phép đo
  • Nếu bác sĩ không nói gì, đừng quá lo bởi họ cần tập trung vào việc tìm hiểu những thông tin cần thiết
  • Sau cùng, bác sĩ sẽ chụp một số hình ảnh em bé để lưu vào hồ sơ.
Siêu âm thai 20 tuần
Siêu âm thai giai đoạn này khá đơn giản nhưng mang lại nhiều kết quả chính xác

Kết quả siêu âm thai 20 tuần

Siêu âm thai 20 tuần đem đến một cái nhìn khá toàn diện về những gì đang diễn ra trong tử cung.

1. Kết quả sức khỏe thai nhi

Thông qua quá trình siêu âm, bác sĩ sẽ tìm kiếm các dấu hiệu của 9 tình trạng sau:

  • Chứng suy nhược
  • Hội chứng Edwards
  • Chứng mở cột sống
  • Co thắt thận hai bên
  • Bất thường nghiêm trọng về tim.
  • Sứt môi
  • Tật nứt bụng
  • Thoát vị hoành
  • Loạn sản xương

Mặc dù siêu âm thai 20 tuần có thể cung cấp cho bạn khá nhiều thông tin về tình trạng sức khỏe của thai nhi như không hoàn toàn phát hiện 100% các bất thường.

Đa phần, chỉ khoảng 40 – 70% các bất thường cấu trúc có thể được phát hiện nhờ siêu âm tuần 20.

Siêu âm thai 20 tuần
Siêu âm thai 20 tuần cho thấy nhiều tình trạng quan trọng của thai nhi

2. Những chỉ số nhận được

Dưới đây là 1 số kết quả siêu âm thai mẹ có thể nhận được:

  • Sự phát triển của em bé: Sau khi đo, bác sĩ tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng các bộ phận như cột sống, não, tim, phổi, cơ hoành, dạ dày, ruột, thận và bàng quang để xem có dấu hiệu bất thường nào không. Trong quá trình siêu âm, thậm chí các bác sĩ còn đếm các ngón tay và ngón chân của bé .
  • Nhau thai: Phần tiếp theo của quá trình siêu âm thai tuần 20 liên quan đến việc xác định vị trí của nhau thai để xem nhau có bám thấp hay không. Nhưng việc khẳng định nhau bám thấp, nhau tiền đạo phải đợi đến tuần 28 của thai kỳ.
  • Dây rốn: Bác sĩ quan sát vị trí dây rốn gắn vào nhau thai và em bé. Thêm vào đó, lưu lượng máu của dây rốn và nhau thai cũng được xem xét. Một điều quan trọng nữa là xem số lượng động mạch và tĩnh mạch của dây rốn, bình thường là 2 động mạch và 1 tĩnh mạch.
  • Cơ thể mẹ bầu: Cuối cùng, bác sĩ sẽ xem qua một số đặc điểm khác ở thai phụ như: Kiểm tra tử cung nhằm phát hiện u xơ, kiểm tra buồng trứng nhằm phát hiện u nang và khối u cổ tử cung.
  • Nhịp tim: Bác sĩ sẽ dò nhịp tim có độ biến thiên lý tưởng. Theo nghiên cứu, nhịp tim thai được xem là thông số quan trọng nhất để đánh giá sự phát triển của trẻ.
  • Nước ối: Bác sĩ sẽ đo nước ối bao quanh em bé để đảm bảo lượng chất lỏng vừa đủ, không quá ít cũng không quá nhiều, từ đó đưa ra dấu hiệu đánh giá gián tiếp về sức khỏe của thai nhi.
  • Đo lường sự tăng trưởng: Bác sĩ thực hiện các phép tính khác nhau như chu vi đầu, chiều dài xương đùi và chu vi bụng, cân nặng để bắt đầu lập biểu đồ theo dõi cân nặng và các chỉ số khác của bé.

Siêu âm thai 20 tuần có hại cho thai nhi? Không có rủi ro nào cho bạn và bé khi siêu âm nhưng bạn cần suy nghĩ cẩn thận là có nên siêu âm hay không. Ngoài ra, cũng đừng nên quá lạm dụng mà chỉ nên thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Categories
3 tháng đầu Mang thai

Thai 3 tuần siêu âm có thấy không? Giúp mẹ thỏa mãn trí tò mò về em bé trong bụng

Siêu âm là việc cần thiết trong thai kỳ để giúp mẹ theo dõi sự phát triển của bé con, cũng như kịp thời phát hiện các bất thường về sức khỏe của mẹ. Tuy nhiên, không phải siêu âm vào mọi thời điểm trong thai kỳ đều có thể kiểm tra được các vấn đề này. Vì thế, mẹ cần nắm được việc có thai bao lâu thì siêu âm được, thai 3 tuần siêu âm có thấy không để chọn thời điểm siêu âm thai phù hợp nhé.

Siêu âm thai là gì?

Thai 3 tuần siêu âm có thấy không

Siêu âm thai là một kỹ thuật hình ảnh sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của thai nhi trong tử cung. Hình ảnh siêu âm thai có thể giúp bác sĩ đánh giá được sự tăng trưởng và phát triển của em bé và theo dõi thai kỳ. Trong một số trường hợp, siêu âm thai được sử dụng để đánh giá các vấn đề có thể xảy ra hoặc giúp xác định chẩn đoán. 

Lần siêu âm thai đầu tiên thường được thực hiện trong tam cá nguyệt đầu tiên để xác nhận thai kỳ và ước tính bạn đã mang thai được bao lâu. Nếu thai kỳ không xảy ra biến chứng thì bạn có thể siêu âm lần tiếp theo trong tam cá nguyệt thứ hai. Lúc này, các hình ảnh giải phẫu của thai nhi có thể được nhìn thấy rõ hơn. 

Có hai hình thức khám siêu âm thai cho các bà bầu bao gồm: 

♦ Siêu âm qua ngả âm đạo: Với loại siêu âm thai này, một thiết bị giống như cây đũa phép gọi là đầu dò được đặt trong âm đạo của bạn để gửi sóng âm thanh và thu thập các phản xạ. Siêu âm qua ngả âm đạo được sử dụng thường xuyên nhất trong thời kỳ đầu mang thai. Loại siêu âm này cũng có thể được thực hiện nếu siêu âm qua ổ bụng không cung cấp đủ thông tin. 

♦ Siêu âm qua ổ bụng: Siêu âm thai qua ổ bụng được thực hiện bằng cách di chuyển một đầu dò qua bụng của bạn.

Ngoài ra, bà bầu còn có thể lựa chọn nhiều loại siêu âm xuyên bụng khác, bao gồm: 

♦ Đánh giá siêu âm chuyên biệt: Loại xét nghiệm này có thể cần thiết trong những trường hợp cụ thể, chẳng hạn như khi biết hoặc nghi ngờ thai nhi gặp vấn đề bất thường.

♦ Siêu âm 3D: Kỹ thuật này cung cấp một màn hình hai chiều của dữ liệu ba chiều. Loại siêu âm này đôi khi được sử dụng để giúp bác sĩ phát hiện các bất thường trên khuôn mặt hoặc dị tật ống thần kinh. 

♦ Siêu âm doppler: Siêu âm doppler để đo những thay đổi nhỏ của sóng siêu âm khi chúng phát ra từ các vật thể chuyển động, chẳng hạn như tế bào máu. Loại siêu âm này có thể cung cấp thông tin chi tiết về lưu lượng máu của em bé.

♦ Siêu âm tim thai: Phương pháp này cung cấp một hình ảnh chi tiết về tim của thai nhi. Siêu âm tim thai dùng để phát hiện bệnh tim bẩm sinh ở thai nhi. 

Có thai mấy tuần thì đi siêu âm được? 

Thai 3 tuần siêu âm có thấy không

Thông thường, chị em nên chờ đến tuần mang thai thứ 5 trở đi mới nên đi siêu âm thai. Bởi vì lúc này thai nhi bắt đầu ổn định và có thể nhìn thấy rõ. Sau đó, bạn nên đi siêu âm thai theo định kỳ để theo dõi sự phát triển của bé con và sức khỏe của mẹ. Các mốc siêu âm thai thường được khuyến nghị bao gồm: 

  • Lần 1: Tuần thai thứ 5 
  • Lần 2: Tuần thai thứ 8
  • Lần 3: Tuần thai thứ 11 – tuần thai thứ 13
  • Lần 4: Tuần thai thứ 16 – tuần thai thứ 20
  • Lần 5: Tuần thai thứ 24 – tuần thai thứ 28
  • Lần 6: Tuần thai thứ 32 – tuần thai thứ 36
  • Lần 7: Tuần thai thứ 36 – tuần thai thứ 40

Thai 3 tuần siêu âm có thấy không? 

Thai 3 tuần siêu âm có thấy không

Thai 3 tuần mới ở dạng hợp tử. Lúc này, hợp tử bắt đầu di chuyển xuống ống dẫn trứng để đi về phía tử cung. Đồng thời, hợp tử bắt đầu phân chia để tạo thành một cụm tế bào có hình dạng giống như một quả mâm xôi nhỏ, nhiều người gọi là phôi dâu. 

Nhiều mẹ tò mò muốn biết thai 3 tuần siêu âm có thấy không? Siêu âm lúc này cũng có thể biết được chắc chắn việc mang thai, tuy nhiên bạn sẽ không thể phát hiện được bất cứ điều gì về sức khỏe của thai nhi. 

Ngoài ra, thai nhi ở tuần này còn chưa ổn định, việc siêu âm sẽ tác động xấu đến sự hình thành của thai nhi trong bụng mẹ. Vì vậy, các bà bầu dù nôn nóng, tò mò muốn biết thai 3 tuần siêu âm có thấy không đến mấy cũng không nên vội vàng đi siêu âm từ tuần thai này nhé.

 [inline_article id=2431]

Siêu âm thai là việc cần thiết để giúp theo dõi sức khỏe của mẹ và em bé trong bụng. Tuy nhiên không phải thời điểm nào cũng phù hợp đâu, mẹ nhé. Với bài viết thai 3 tuần siêu âm có thấy không, MarryBaby hy vọng có thể giúp mẹ nắm được các thông tin hữu ích về việc siêu âm trong thai kỳ.

Hanako