Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Quá trình sinh thường như thế nào ở giai đoạn 2?

Một khi cổ tử cung của bạn giãn ra hết cỡ, giai đoạn tiếp theo của quá trình sinh con bắt đầu: thai nhi đi xuống lần cuối và chuẩn bị ra đời. Để biết rõ hơn về quá trình sinh thường như thế nào, bạn hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

Khi chuẩn bị sinh, phụ nữ sẽ trải qua 2 kỳ co thắt. Sau kỳ co thắt mạnh đầu tiên, phụ nữ sẽ trải qua đợt co thắt tiếp theo do áp lực tống đẩy em bé ra ngoài.

Tử cung co bóp sẽ gây sức ép lên bé để di chuyển bé xuống đường sinh. Vì vậy, nếu mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp, bạn nên từ tốn để cho tử cung làm việc, cho đến khi cảm thấy sự thôi thúc từ bên trong làm cho bạn muốn đẩy em bé ra ngoài. Việc chờ đợi này giúp bạn đỡ mất sức và đuối vào phút cuối.

Tuy nhiên, trong nhiều bệnh viện, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách xử trí từng cơn co thắt với nỗ lực thúc bé nhanh di chuyển xuống phía dưới để tăng tốc quá trình sinh con thay vì chờ đợi. Vì vậy, nên nói cho bác sĩ biết nếu bạn muốn đợi cho đến khi cảm thấy một sự thôi thúc tự nhiên để sinh con.

Nếu bạn chọn cách gây tê ngoài màng cứng khi sinh con có thể làm giảm sự thôi thúc đẩy này, vì vậy bạn có thể không nhận thấy cảm giác co thắt này cho đến khi đầu em bé đã ló ra một chút. Sự kiên nhẫn sẽ làm cho quá trình này kỳ diệu hơn.

Quá trình sinh thường như thế nào trong những bước tiếp theo? Dưới đây là những bước mà bà đẻ nên thực hiện khi con yêu xuống đường sinh, lộ đỉnh đầu và khi đầu em bé ra ngoài.

Quá trình sinh thường như thế nào khi bé chuyển xuống đường sinh?

Quá trình sinh thường như thế nào? Bước đầu tiên là bé di chuyển xuống đường sinh. Sự di chuyển xuống dưới của bé có thể diễn ra nhanh chóng ở giai đoạn cuối của quá trình sinh con. Tuy vậy, đối với việc sinh con lần đầu, việc này diễn ra chậm hơn. Nếu bạn đang tích cực rặn đẩy tự nhiên sẽ gây sức ép làm cho bé tiếp tục di chuyển xuống dưới qua đường sinh.

Khi các cơn co thắt đi qua và tử cung của bạn được nghỉ ngơi, đầu của bé sẽ hơi rút xuống một chút theo nguyên tắc “xuống 2 bước lên 1 bước”. Thử các tư thế khác nhau để rặn cho đến khi tìm thấy tư thế phù hợp với bạn một cách có hiệu quả. Việc thay đổi tư thế liên tục trong lúc sinh con là chuyện bình thường.

Quá trình sinh thường như thế nào khi bé lộ đỉnh đầu?

Sau một thời gian, đáy xương chậu của bạn, phần mô giữa âm đạo và trực tràng, sẽ bắt đầu phình ra cùng với mỗi lần rặn đẩy. Chẳng bao lâu sau, da đầu của bé sẽ lộ ra. Đây là một khoảnh khắc rất tuyệt và là dấu hiệu cho thấy cuối cùng quá trình sinh con cũng đã gần kết thúc. Bạn có thể yêu cầu xem qua gương để có thể nhìn thấy phần đầu tiên trong cơ thể của con bạn. Bạn có thể cố gắng cúi xuống và chạm vào đỉnh đầu của bé.

Bây giờ sự thôi thúc để đẩy trở nên hấp dẫn hơn. Với từng cơn co thắt, đầu của bé sẽ ngày càng ló ra nhiều hơn. Lúc này, áp lực đầu của bé vào đáy chậu của bạn sẽ rất mạnh. Bạn có thể cảm thấy trong người rất nóng hoặc cảm giác như bị châm chích vì các mô của bạn bắt đầu được căng ra.

Quá trình sinh thường như thế nào khi đầu em bé ra ngoài?

Đầu em bé vẫn tiếp tục đi xuống phía dưới cùng với mỗi lần bạn dùng lực đẩy bé xuống cho đến khi đầu bé lọt ra ngoài. Đây cũng là lúc phần rộng nhất của đầu bé được nhìn thấy. Niềm vui sinh con ngày một dâng lên khi lần lượt từng phần trên khuôn mặt bé xuất hiện: trán, mũi, miệng và cuối cùng là cằm.

sinh con
Khoảnh khắc khi sinh con là điều mà bạn sẽ nhớ mãi về sau này

Sau khi đầu em bé xuất hiện, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn sẽ kéo bé ra dần dần rồi lần lượt hút chất nhầy trong mũi và miệng cho bé. Sau đó, họ kiểm tra xem dây rốn có quấn cổ bé hay không. Nếu dây rốn quấn xung quanh cổ của em bé, bác sĩ sẽ kéo nó qua đầu bé. Nếu cần, họ sẽ kẹp và cắt nó.

Sau đó, đầu của bé sẽ quay sang một bên khi vai bé bắt đầu xoay bên trong xương chậu của bạn để chuẩn bị đi ra. Với cơn co thắt tiếp theo, bạn sẽ được hướng dẫn để dùng lực đẩy khi vai bé ló ra, rồi đến cơ thể của bé được đẩy ra ngoài. Quá trình sinh con đã hoàn tất!

Cuối cùng, bạn đã đươc ôm bé vào lòng!

Khi từ bụng mẹ chuyển qua sống trong bầu khí quyển, bé cần phải được giữ ấm và được lau khô bằng khăn. Bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn có thể sẽ nhanh chóng hút miệng và mũi bé một lần nữa nếu như bé còn nhiều chất nhầy trong đường hô hấp.

Nếu không có gì bất thường, bé sẽ được đặt lên bụng của bạn để bạn có thể chạm vào, hôn hay chỉ đơn giản là nhìn bé. Sự tiếp xúc da thịt với mẹ sẽ làm cho bé dễ chịu và ấm áp. Bé sẽ được quấn kỹ trong một tấm chăn ấm áp và có lẽ bé sẽ được đội chiếc mũ đầu tiên của mình để giữ ấm cơ thể.

Bác sĩ sẽ kẹp dây rốn của bé ở hai vị trí và sau đó sẽ cắt khoảng giữa 2 vị trí này. Chồng của bạn có thể sẽ được vinh dự mời làm việc này.

Lúc này bạn sẽ đắm chìm trong những cảm xúc lẫn lộn như hưng phấn, sợ hãi, tự hào, hoài nghi, phấn khích… và tất nhiên cảm giác căng thẳng cũng được giảm đi. Sau đó, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức hay tràn đầy năng lượng,…

Giai đoạn thứ 2 sẽ kéo dài trong bao lâu?

Toàn bộ giai đoạn thứ hai có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Nếu không dùng cách gây tê ngoài màng cứng, thời gian trung bình là gần một giờ cho lần sinh con đầu tiên và khoảng 20 phút nếu bạn đã từng sinh qua ngã âm đạo trước đó. Nếu bạn lựa chọn gây tê ngoài màng cứng, giai đoạn này thường kéo dài lâu hơn.

Categories
Tài chính - Bảo hiểm Gia đình

Chuẩn bị sinh con: Khoản chi phí sinh con sẽ như thế nào?

Khi bạn cùng chồng (hoặc vợ) quyết định có con thì có khá nhiều việc bạn cần làm trước khi thực hiện thiên chức cao cả này:

1. Giải quyết nợ nần

Hãy kiểm tra tài chính gia đình và giải quyết nợ nần trước khi chuẩn bị sinh con. Nhiều cặp vợ chồng sau khi cưới còn nợ những khoản chi phí cho đám cưới, tiền mua nhà, trang trí nội thất… Nên giải quyết các khoản nợ trước khi chuẩn bị sinh con, nếu không, gia đình bạn sẽ càng khó xoay trở hơn khi có thêm thành viên nữa.

2. Dự phòng tài chính chi phí cho mẹ

Sau khi đã giải quyết nợ nần, hai vợ chồng bạn cần lên kế hoạch để dành tiền tiết kiệm để chuẩn bị đón thành viên mới. Bạn cần chuẩn bị chi phí sinh con như:

  • Khám thai và sinh đẻ: Khi có em bé, phụ nữ mang thai sẽ phải đến bệnh viện thường xuyên để theo dõi thai kỳ, xem em bé nhà bạn phát triển thế nào. Ngoài ra, chi phí nằm viện khi sinh sẽ rất tốn kém. Nếu bạn chọn khám và sinh con ở những bệnh viện lớn, bệnh viện quốc tế thì chi phí sinh con sẽ càng cao hơn.
Chuẩn bị sinh con: chi phí sinh con
Chuẩn bị tốt vấn đề tài chính trước khi sinh con bạn sẽ không phải lo lắng nhiều việc phát sinh sau đó
  • Quần áo cho mẹ: Đây là khoản chi phí sinh con mà nhiều bà mẹ tương lai quên mất khi lập kế hoạch tài chính. Vì thường trong 3 tháng đầu thai kỳ, cơ thể bạn không thay đổi quá nhiều nên vẫn có thể sử dụng các trang phục cũ. Sau đó, quá trình tăng cân diễn ra nhanh hơn, bạn cần thay đổi kích cỡ quần áo. Do đó, dù chi phí này nhỏ nhưng bạn cũng không nên quên liệt kê trong kế hoạch tài chính để hạn chế lại những phát sinh ngoài dự kiến. Tuy nhiên, yêu cầu cơ bản của trang phục bà bầu là thoải mái vận động nên bạn cũng không cần phải bỏ quá nhiều tiền vào những mốt thời trang “ngắn hạn” này.
  • Chi phí bồi dưỡng sức khỏe cho mẹ: Phụ nữ mang thai cần được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng và vitamin, dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi cũng như đảm bảo sức khoẻ của mẹ như axit folic để hạn chế nguy cơ khuyến tật ống thần kinh, viên sắt để tránh thiếu máu, viên bổ sung canxi… Đặc biệt nhu cầu dinh dưỡng, dưỡng chất trong quá trình mang thai sẽ cao hơn so với bình thường vì vậy mà việc đầu tư tài chính cho việc bồi dưỡng sức khỏe là hoàn toàn cần thiết. Những chi phí sinh con này hoàn toàn tính được dựa trên giá cả của những loại sữa dành cho bà bầu hay những thực phẩm chuyên bổ sung các dưỡng chất thiết yếu.

Mang thai cần chế độ dinh dưỡng đặc biệt và vì thế, chi phí cho thực phẩm cũng tăng theo.
  • Chi phí sinh con cho thời gian nghỉ thai sản: Sau khi sinh bạn sẽ có khoảng 6 tháng không đi làm nên thu nhập của gia đình sẽ bị giảm sút trong khi các khoản chi phí trong gia đình như tiền điện, nước, cáp, ăn uống, đi lại… vẫn phải thanh toán. Mặc dù bạn vẫn được hưởng lương theo chế độ bảo hiểm xã hội nhưng thu nhập thực tế của bạn sẽ giảm đi. Vì vậy, không gì tốt hơn là hãy chuẩn nguồn tài chính cần thiết cho khoảng thời gian mà bạn chưa đi làm trở lại trong kế hoạch tài chính của mình để tránh tình trạng thiếu trước hụt sau.

3. Chi phí cho em bé

Đây là chi phí lớn nhất cần dự trữ trong ngân sách và đặc biệt sẽ kéo dài liên tục nên gia đình bạn có thể xem đây là các khoản chi phí dài hạn. Cụ thể là một số khoản phí như sau:

  • Chi phí sinh con: Sữa cho em bé: Nếu may mắn bạn có nguồn sữa mẹ đủ dồi dào để bé bú trong khoảng thời gian đầu đời, tuy nhiên một số bà mẹ chỉ có sữa trong 3 tháng đầu hoặc không có sữa, hoặc sữa không đủ cho bé bú thì phải sử dụng thêm sữa ngoài. Đây là khoản phí tương đối lớn và lâu dài mà bạn cần tính toán dự trù. Tham khảo ngay giá cả các loại sữa em bé và bổ sung vào bảng kế hoạch chuẩn bị tài chính để có con của mình, bạn nhé!
  • Vật dụng cá nhân: quần áo, khăn, tã, bình sữa, nôi, giường, đồ chơi… sẽ có rất nhiều thứ cần phải mua nếu bé là con đầu lòng. Hãy tham khảo ý kiến của những người kinh nghiệm để tham khảo và lên danh sách những vật dụng thật sự cần thiết cho bé cũng như số lượng phù hợp để tránh trường hợp lãng phí, mua dư thừa vì bé phát triển rất nhanh, mỗi giai đoạn bé sẽ có nhu cầu khác nhau.
  • Chi phí gửi nhà trẻ, học phí: Đây là khoản chi phí sinh con không hề nhỏ nhưng bạn có thể dự toán trước. Tính toán chi phí này bình quân theo mỗi tháng và bình quân theo năm ít nhất trong 5 năm đầu đời.
  • Dự phòng bất trắc, bệnh tật: Đây chỉ là khoản chi phí sinh con dự phòng thêm, nhưng không thể không có. Vì nhiều bé sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh, nhưng nhiều bé vừa sinh ra đã bệnh. Kéo thêm chi phí phát sinh sẽ rất lớn, nên tốt nhất bạn cần dự phòng trước.

4. Lên kế hoạch tài chính cho chi phí sinh con

Sau khi đã lập danh sách và liệt kê từng khoản chi phí cho từng mục như trên, chúng tôi tin rằng bạn đã ước chừng được chi phí tổng cần thiết. Với tổng chi phí dự trù này các cặp vợ chồng có thể bắt đầu kế hoạch tiết kiệm, tính toán chi tiêu trong khoản thu nhập của hai vợ chồng như:

  • Chia tổng thu nhập có được thành nhiều phần, trong đó có phần tiết kiệm tài chính chuẩn bị cho em bé trong tương lai. Tốt nhất bình quân chia theo từng tháng chi phí cho con trong ít nhất 5 năm đầu đời của bé.
  • Hạn chế và giảm bớt các khoản chi tiêu có thể tiết giảm như như ăn uống nhà hàng, du lịch, giải trí…
  • Tuỳ theo điều kiện thực tế gia đình để cân đối các chi phí như khám thai ở bệnh viện công thay vì phòng khám quốc tế, quần áo bầu và em bé cũng như các vật dụng không nhất thiết phải mua mới hoàn toàn vì bạn có thể xin lại những vật dụng này…. nếu gia đình bạn không quá dư giả về tài chính.
  • Lựa chọn và mua bảo hiểm có lợi ích như Bảo hiểm thai sản.

Mua sắm vật dụng thông minh và tập thói quen chi tiêu hợp lý sẽ giúp vợ chồng bạn chủ động và có những điều kiện để chăm sóc và nuôi dạy con tốt nhất.

Nếu chỉ ngồi và nhìn những khoản liệt kê này, đôi khi bạn sẽ cảm thấy ngán ngẩm và ngại có con. Nhưng nếu lên kế hoạch và có sự chuẩn bị từ trước, bạn sẽ không phải lo lắng nhiều.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tiết kiệm thêm một số khoản như: Khám thai và sinh đẻ bằng bảo hiểm y tế, quần áo của bạn và em bé bạn cũng có thể xin lại của một số người thân quen, vì thật ra, đồ cũ được giặt giũ nhiều lần sẽ mềm và mát hơn đồ mới. Hoặc khi đến ngày sinh, bạn cũng có lương được trợ cấp từ bảo hiểm xã hội… Nếu trừ ra, bạn sẽ thấy giảm được một khoản chi phí đáng kể. Bạn cũng nên nhớ rằng, ngoài vấn đề tài chính thì vấn đề chuẩn bị cho thai kỳ khỏe mạnh cũng quan trọng không kém trước khi chuẩn bị sinh con.

Hạnh Phan

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Kinh nghiệm đi sinh: Chuẩn bị trước khi sinh con ở bệnh viện

Kinh nghiệm đi sinh: Chuẩn bị trước khi sinh con ở bệnh viện như thế nào?
Trước khi ngày dự sinh đến, bạn và chồng nên sớm tìm hiểu kỹ những đường ngắn nhất để tới bệnh viện. Chớ quên tìm chỗ đậu xe, hãy nhớ rằng gia đình bạn sẽ phải để xe ở đó ít nhất 24 giờ. Để chuẩn bị trước khi sinh con ở bệnh viện, bạn nên hỏi thăm các nhân viên bệnh viện từ trước xem bạn nên vào đâu nếu đến bệnh viện ngoài giờ hành chính.

Giai đoạn chuẩn bị trước khi sinh sẽ như thế nào?
Nếu đã đăng ký trước, bạn nên theo những chỉ dẫn đã nhận được, thông thường bạn có thể bỏ qua bàn tiếp tân và đi thẳng đến khu thai sản. Nếu chưa đăng ký trước, bạn vẫn có thể đi thẳng đến khu thai sản. Thường sẽ có một bàn đăng ký và nhân viên ở đó sẽ giúp bạn điền các loại giấy tờ cần thiết. Ở khu vực thai sản, các bác sĩ và y tá chuyên về việc chuyển dạ và sinh nở sẽ kiểm tra tình trạng của bạn để xác định xem bạn đã sẵn sàng nhập viện hay chưa.

kinh nghiệm đi sinh
Sắp xếp đồ đạc là một trong những việc cần chuẩn bị trước khi sinh

Bạn có thể sẽ được yêu cầu xét nghiệm nước tiểu. Sau đó bạn sẽ được kiểm tra các dấu hiệu quan trọng như các cơn co thắt của bạn bắt đầu khi nào với tần suất ra sao, nước ối đã vỡ hay chưa và mẹ có bị chảy máu âm đạo hay không. Bạn cũng nên báo cho bác sĩ hoặc y tá những thông tin như: bé của bạn có đang cử động hay không, bạn vừa mới ăn hay uống gì, và bạn đối phó với cơn đau như thế nào.

Bác sĩ sẽ kiểm tra tần suất, thời gian của mỗi cơn co thắt ở bạn cũng như nhịp tim của bé. Đặc biệt, bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ hơn bụng và âm đạo của bạn. Nếu có vẻ như bạn chưa chuyển dạ hoặc mới bắt đầu chuyển dạ trong khi bạn và bé vẫn bình thường, có thể bạn sẽ được cho về nhà cho đến khi cơn chuyển dạ diễn ra mạnh hơn. Ngược lại, bạn sẽ được cho nhập viện và thực hiện các thủ tục cần chuẩn bị trước khi sinh.

Điều gì sẽ xảy ra sau khi nhập viện?
Mẹ sẽ được lấy mẫu máu (để xác định nhóm máu của mẹ và dùng cho một số mục đích khác) và có thể được lắp ống truyền tĩnh mạch trong các trường hợp sau: mẹ có kết quả xét nghiệm dương tính với liên cầu khuẩn nhóm B và cần truyền thuốc kháng sinh; mẹ cần truyền nước vì không thể uống được, mẹ muốn gây tê cột sống hay gây tê ngoài màng cứng, mẹ cần điều trị oxytocin (thuốc gây co bóp tử cung), hoặc có bất kỳ vấn đề sức khỏe hay biến chứng thai kỳ nào. Đây là giai đoạn chuẩn bị trước khi sinh.

Y tá hướng dẫn có nhiệm vụ chỉ cho bạn cách sắp xếp, bố trí trong phòng và cho chồng bạn biết nơi để nguồn nước nóng/ lạnh. Đừng ngại yêu cầu những thứ mà bạn có thể cần như ghế, khăn mát hay một chiếc chăn, hoặc hỏi bất cứ câu hỏi nào chưa kịp hỏi. Trong trường hợp bạn phải liên tục theo dõi tim thai, bạn sẽ cần quan tâm đến cách thức máy đo hoạt động: dòng nào cho thấy các cơn co thắt của bạn và dòng nào hiển thị nhịp tim. Bạn có thể yêu cầu tăng giảm âm lượng của máy nếu muốn. Bạn cũng nên nói chuyện với bác sĩ về việc đăng ký trước tại bệnh viện để không phải lo lắng gì khi ngày sinh nở đến.