Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Sinh mổ 6 tháng có thai lại gây nguy hiểm cho thai nhi không?

Sinh mổ 6 tháng có thai lại nguy hiểm như thế nào? Các mẹ bầu đừng quá lo lắng. Hãy đọc kỹ những thông tin liên quan đến việc sinh mổ có thai lại sớm để hiểu rõ hơn và biết mình phải làm gì. 

Sinh mổ 6 tháng có thai lại vì sao lại nguy hiểm?

Sinh mổ có thai lại trong 6 tháng không phải là trường hợp quá hiếm gặp trên thực tế. Và không phải thai phụ nào cũng được bác sĩ chỉ định cho bỏ thai. Mẹ vẫn có thể sinh con khoẻ mạnh, phát triển bình thường. 

Nhưng thời gian sinh con quá gần nhau như vậy, mẹ bầu và thai nhi phải đối mặt với nhiều nguy hiểm.

  • Bung vết sẹo mổ cũ: Đây là tai biến sản khoa dễ gặp với những mẹ bầu từng mổ lấy thai. Vì vết mổ tử cung khó có thể phục hồi hoàn toàn sau khi phẫu thuật. Khi những cơn co chuyển dạ xuất hiện có thể tác động và làm bung vết mổ cũ. Bung vết sẹo mổ cũ có thể đe dọa tới tính mạng của cả 2 mẹ con.
  • Tăng nguy cơ cho nhau thai: Mẹ bầu sinh mổ 6 tháng có thai lại dễ bị nhau tiền đạo, nhau bám thấp mặt trước hay nhau cài răng lược. Mẹ bầu có thể bị mất máu rất nhiều và phải cắt bỏ tử cung. Đồng thời, nó có thể gây tổn thương tới nhiêu cơ quan khác như bàng quang, ruột… và trường hợp xấu nhất là tử vong. 
  • Thai bám vào ngay vết sẹo mổ cũ: Một dạng mang thai ngoài tử cung ít gặp và rất nguy hiểm. Trong đó, thai bám vào vết sẹo mổ cũ được chia làm 2 loại: Thai làm tổ và phát triển ngay trên vết mổ cũ: Nhiều trường hợp ngay trong giai đoạn đầu đã gây ra chảy máu nặng và mẹ phải ra quyết định bỏ thai. Còn nếu thai phát triển lớn hơn dễ bị nhau bám thấp hay nhau cài răng lược. Tại vết mổ cũ nhau thai cấy sâu vào cơ và mô sợi: Nếu gặp phải tình trạng này có thể gây nhau cài răng lược. Nguy hiểm hơn, nhau thai xuyên thủng tử cung xâm lấn vào hố chậu dẫn đến chảy máu nhiều và tử vong.
  • Nguy hiểm cho thai nhi: Thai nhi dễ gặp phải tình trạng nhau tiền đạo, nhau cài răng lược. Mẹ bầu có khả năng cao phải bỏ thai nhi hay gặp nguy cơ   sinh non, trẻ sinh ra kém phát triển, thiếu máu và tỷ lệ tử vong cao.
Sinh mổ 6 tháng có thai lại
Sinh mổ 6 tháng có thai lại, mẹ và thai nhi có thể gặp nhiều nguy hiểm

Phải làm sao khi sinh mổ 6 tháng có thai lại?

Theo các chuyên gia sản phụ khoa thường khuyến cáo, sinh mổ 6 tháng có thai lại là quá sớm và nguy cơ gặp biến chứng rất cao gây nguy hiểm đến tính mạng cho cả  2 mẹ con. 

Vì vậy, ngay khi mẹ bầu phát hiện mang thai lại cần đi khám ngay lập tức. Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khoẻ và làm các xét nghiệm cần thiết. Tuỳ theo, chẩn đoán thực tế mà bác sĩ khuyên mẹ bầu nên giữ hay bỏ thai nhi. 

Thực tế, nhiều trường hợp sinh mổ 6 tháng có thai lại vẫn có thể giữ thai. Và để đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi cần phải chú ý những điều sau: 

  • Mẹ bầu cần đi khám theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bởi có như thế bác sĩ mới theo dõi được sức khỏe của thai phụ, tình trạng vết mổ hiện tại và sức khỏe của thai nhi. Nếu có biến chứng nguy hiểm, bác sĩ có thể can thiệp kịp thời. 
  • Thai phụ nên lên kế hoạch chủ động mổ chứ không chờ đến khi chuyển dạ tự nhiên.
  • Mẹ bầu cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cho cả mẹ và thai nhi phát triển toàn diện. 
  • Cần giữ tâm lý luôn thoải mái; tránh lo âu, căng thẳng kết hợp cùng chế độ nghỉ ngơi thật hợp lý. 
  • Sinh mổ 6 tháng đã có thai lại có thể gặp nhiều nguy cơ nguy hiểm cho cả 2 mẹ con. Do đó, mẹ bầu nên chọn mổ tại các bệnh viện chuyên khoa sản uy tín để có thể kịp thời xử lý biến chứng có thể xảy ra trong quá trình sinh. 

Sinh mổ sau bao lâu thì nên mang thai lại an toàn cho cả hai mẹ con?

Theo hiệp hội sinh sản trên thế giới như hội sinh sản Mỹ (ACOOC) hay châu Âu (RCOOC), chị em phụ nữ nên chờ từ 18-23 tháng mới nên có thai lại để đảm bảo an toàn, hạn chế nguy cơ xấu xảy ra. 

Tại sao các mẹ sinh mổ phải chờ lâu như vậy khi muốn có thai lại. Tất cả đều có nguyên nhân và dưới đây là những thông tin các mẹ cần biết:

  • Thời gian từ 18-23 tháng là thời điểm độ lành của tử cung sau mổ lần 1 đã đạt được sự chắc chắn.
  • Đây là khoảng thời gian đủ để vết phẫu thuật ở bụng, vết rạch trong cổ tử cung và thành bụng lành lại. 
  • Sản phụ sinh mổ còn rất yếu, sức khoẻ chưa được hồi phục lại phải nuôi con nhỏ. Do đó, mẹ bầu có thai lại quá sớm không đảm bảo sức khỏe trong thai kỳ. 
  • Sinh mổ cũng mất khá nhiều máu nên các mẹ cần có thời gian phù hợp để lượng máu mất đi được phục hồi. 
  • Ngay cả việc lấy lại khoái cảm trong chuyện ấy cũng cần thời gian lâu hơn sinh thường. 
  • Có thai lại quá sớm cũng làm tăng nguy cơ biến chứng cho thai nhi và dễ gặp phải tình trạng nhẹ cân. 

Rất nhiều lý do để các mẹ cần đợi thời gian sau 2 năm mới nên có thai lại đúng không nào. Vậy nên, sau khi sinh mổ lần đầu cần thực hiện các biện tránh thai an toàn khi hai vợ chồng quan hệ trở lại.

Nếu có thai quá sớm, ví dụ như sinh mổ 6 tháng có thai lại, thai phụ và thai nhi đều phải đối mặt với nhiều nguy hiểm, có thể đe doạ tính tính mạng. 

Sinh mổ 6 tháng có thai lại
Mẹ chỉ nên có thai lại sau 24 tháng sinh mổ

Những dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu cần phải nhập viện ngay

Mang thai sau sinh mổ quá sớm có thể gặp phải rất nhiều nguy hiểm. Do đó, sinh mổ 6 tháng có thai lại thì trong quá trình mang thi khi gặp phải một số dấu hiệu dưới đây mẹ bầu cần đi khám ngay lập tức: 

1. Ra máu âm đạo

Mẹ bầu thấy xuất hiện máu ở âm đạo trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ đều cần phải đi khám ngay. Lúc này, sự giúp đỡ của bác sĩ là rất cần thiết.

Xuất huyết trong giai đoạn đầu của thai kỳ là dấu hiệu cảnh báo bất thường về nhau thai như dọa sảy, sảy hoặc đẻ non.

2. Rỉ ối hay vỡ ối

Nếu mẹ bầu phát hiện dịch ở âm đạo ra nhiều bất bình thường. Dịch còn có mùi hơi nồng và nhớt thì rất có thể đó là dấu hiệu rỉ ối hoặc vỡ ối sớm. Nhiều trường hợp, nước ối đã nhiễm trùng, trắng đục, y như mủ.

Mẹ bầu gặp phải hiện tượng này thì nguy cơ sinh non, sa nhau hay bong nhau non là rất lớn. Thậm chí, có thể gây nên tình trạng nhiễm trùng nặng cho mẹ và thai nhi. 

3. Đau bất thường tử cung và bụng dưới

Bất ngờ xuất hiện các cơn đau đột ngột, tạo nên các chu kỳ và liên tục thì mẹ bầu cần đến bệnh viện ngay để được theo dõi. Dấu hiệu này có thể là dọa sinh non. 

4. Thai máy ít hoặc không có thai máy

Từ tuần 20 của thai kỳ, mẹ bầu nên theo dõi các cử động của thai nhi. Cử động trung bình của em bé  khoảng 10 lần trong 2 giờ. Nếu mẹ bầu theo dõi thấy số cử động của con dưới con số đó thì cần đến viện ngay để được bác sĩ kiểm tra. 

Nhiều trường hợp, thai đã bị chết lưu trong tử cung và nếu giải quyết chậm sẽ gây nhiễm trùng, thậm chí tử vong cho cả mẹ. 

5. Một số dấu hiệu bất thường khác

Ngoài các dấu hiệu ở trên, mẹ bầu có thể có những triệu chứng bất thường cũng cần theo dõi. Một số dấu hiệu tiêu biểu như ngất xỉu, sốt cao trên 38 độ, khó thở, đau tức ngực, đau đầu, co giật…

Nếu mẹ bầu xuất hiện các dấu hiệu trên thì cần đến bệnh viện ngay để được bác sĩ kiểm tra và can thiệp kịp thời. 

Sinh mổ 6 tháng có thai lại làm tăng nguy cơ gây biến chứng cho cả 2 mẹ con, thậm chí gây tử vong. Vậy nên, mẹ bầu cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám và nghe tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa sản.