Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Mách mẹ kinh nghiệm hữu ích khi đẻ mổ khẩn cấp

Tại Việt Nam, đẻ mổ chiếm đến 34,4% tổng số ca sinh nở [5], trong đó, theo thống kê, cứ 5 ca sinh mổ lại có 2 ca là đẻ mổ khẩn cấp hay đẻ mổ cấp cứu [4]. Vậy những trường hợp nào cần đẻ mổ khẩn cấp? Sau đẻ mổ khẩn cấp, mẹ cần lưu ý gì để hồi phục nhanh cũng như chăm sóc bé cưng tốt nhất? Trong bài viết này, Marry Baby sẽ giúp bạn có thêm một số thông tin về đẻ mổ khẩn cấp và “hé lộ” một vài kinh nghiệm hữu ích để bạn không quá hoang mang, lo lắng nếu gặp phải tình huống này trong quá trình chuyển dạ.

Đẻ mổ khẩn cấp – Giải pháp cho mẹ và bé trước rủi ro bất ngờ

Đẻ mổ khẩn cấp hay sinh mổ cấp cứu là ca sinh mổ không định trước, thường xảy ra khi sản phụ bắt đầu chuyển dạ nhưng gặp các biến cố về sức khỏe và cần đưa bé ra ngoài thật nhanh, trong vòng 30 phút hoặc có thể nhanh hơn để đảm bảo sự an toàn cho cả hai mẹ con [1]. Thông thường, đẻ mổ khẩn cấp sẽ được phân thành 4 cấp độ [4]:

  • Cấp độ 1: Trường hợp đe dọa đến mạng sống của mẹ và bé nếu không được can thiệp kịp thời
  • Cấp độ 2: Có một số vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé nhưng không đe dọa tính mạng ngay lập tức
  • Cấp độ 3: Em bé cần được chào đời sớm nhưng không có nhiều nguy cơ đối với sức khỏe của mẹ và bé ngay lập tức
  • Cấp độ 4: Ca mổ có thể thực hiện vào thời điểm phù hợp với sản phụ và đội ngũ y tế. 

Với những trường hợp sinh mổ khẩn cấp, mọi thứ sẽ cần được thực hiện nhanh và bạn có thể không có thời gian để chần chừ hay lựa chọn [4]. Với các trường hợp ở cấp độ 1, ca mổ sẽ cần được thực hiện trong 30 phút. Nếu ở cấp độ 2, ca mổ cần thực hiện trong 1 giờ sau khi được chỉ định [4]. Một số trường hợp để ca sinh mổ diễn ra nhanh, bạn có thể phải được gây mê toàn thân thay vì gây tê ngoài màng cứng hay gây tê tủy sống [4]. Ngoài ra, trong quá trình mổ lấy thai, bác sĩ có thể dùng phương pháp mổ dọc thay vì phương pháp mổ ngang thường được dùng ở những ca sinh mổ được lên kế hoạch để đưa bé ra ngoài nhanh hơn. [1]

Đẻ mổ khẩn cấp được chỉ định trong trường hợp nào?

đẻ mổ

Việc phải sinh mổ khẩn cấp thường khiến mẹ lo lắng về sức khỏe của bản thân và bé cưng khi chào đời. Nhìn chung, sinh mổ khẩn cấp vẫn tiềm ẩn những rủi ro như mất máu khi phẫu thuật, nhiễm trùng, vết mổ có thể gây dính ruột, tắc ruột hoặc trẻ sinh mổ có thể bị chấn thương, dễ gặp vấn đề về hô hấp… [1 ]. Tuy nhiên, mổ khẩn cấp sẽ là biện pháp an toàn khi mẹ gặp các tình huống sau:: 

  • Thời gian chuyển dạ kéo dài hoặc quá trình chuyển dạ không tiến triển như bình thường do cổ tử cung không giãn, rối loạn cơn gò, bất tương xứng đầu thai nhi và xương chậu người mẹ gây chuyển dạ tắc nghẽn…Trong những trường hợp này, nếu không can thiệp kịp thời có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho mẹ và bé như nhiễm trùng, vỡ tử cung, bé có thể bị thương, ngạt thở và thậm chí tử vong [1].
  • Ngôi thai không thuận như thai ngôi mông (chân hoặc mông của bé nằm dưới đáy của tử cung thay vì phần đầu) hoặc ngôi ngang (bé không nằm theo trục dọc mà lại nằm ngang trong bụng mẹ) vào viện trong tình trạng ối vỡ hay vào chuyển dạ có thể được chỉ định sinh mổ khẩn cấp để tránh tình trạng bé bị thương hoặc ngạt thở và dẫn đến tử vong. 
  • Dây rốn bị chèn ép, bị rối hoặc “trượt” vào ống sinh khi bé đang di chuyển ra ngoài có thể làm “đứt” nguồn cung cấp máu và oxy cho bé. Với trường hợp này, bé sẽ cần được đưa ra ngoài nhanh chóng để tránh nguy hiểm. [1], [9]
  • Nhau thai bị bong khỏi lớp niêm mạc tử cung hay nhau bong non khiến bé không nhận được đủ lượng oxy và chất dinh dưỡng cần thiết. Nếu thai nhi bị suy cấp và mẹ bị chảy máu nghiêm trọng, bạn cần được sinh mổ ngay lập tức để đưa bé ra ngoài nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con [1], [10]
  • Suy thai cấp tính trong quá trình chuyển dạ khiến thai nhi thiếu oxy. Đây là biến chứng sản khoa nguy hiểm, có thể đe dọa đến sức khỏe thai nhi sau khi sinh, thậm chí khiến thai chết lưu trong lúc sinh nếu không được can thiệp kịp thời. Với trường hợp này, việc đẻ mổ khẩn cấp sẽ cực kỳ quan trọng và cần thiết để đảm bảo sự an toàn của bé. [2]

Ngoài ra, trong trường hợp mẹ bị kiệt sức, không thể tiếp tục rặn đẻ, các biện pháp hỗ trợ sinh nở không hiệu quả, huyết áp hoặc nhịp tim của mẹ đột ngột tăng quá cao, mẹ bị nhiễm trùng, chảy máu dữ dội, gặp vấn đề về sức khỏe ở não, tim hoặc có nguy cơ bị rách, vỡ tử cung, việc mổ lấy thai để đưa bé ra ngoài kịp thời cũng sẽ giúp bé chào đời khỏe mạnh và mẹ “vượt cạn” an toàn. [1]

Kinh nghiệm hữu ích cho mẹ sau sinh mổ khẩn cấp

đẻ mổ

1. Bí quyết chăm sóc mẹ sau sinh mổ khẩn cấp

Sau ca sinh mổ khẩn cấp, ngoài ảnh hưởng về sức khỏe, nhiều mẹ còn có thể bị rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) với các biểu hiện như lo lắng, hoảng sợ mỗi khi nhớ tới việc sinh nở, khó ngủ, hay tức giận hoặc khó tập trung [4]. Để tránh gặp phải tình trạng này, mẹ hãy trấn an bản thân rằng việc sinh mổ là điều tốt nhất cho sự ra đời an toàn của bé. Bên cạnh đó, để giảm bớt tiêu cực, mẹ cũng nên chia sẻ, tâm sự với người thân như chồng, gia đình để được thấu hiểu, san sẻ nhiều hơn [12].

Ngoài việc lưu ý đến cảm xúc và trạng thái tâm lý, mẹ cũng cần chú ý chăm sóc bản thân vì thời gian để hồi phục thể mất từ 6 – 8 tuần, lúc này mẹ cần: [17], [18]:

  • Chú ý nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc
  • Vận động nhẹ nhàng
  • Duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng, khoa học kết hợp thêm rau xanh, trái cây, uống đủ nước để tránh táo bón và có đủ sữa cho bé bú.
  • Chú ý chăm sóc vết mổ bằng cách vệ sinh sạch sẽ và giữ khô mỗi ngày, mặc quần áo thoải mái, thoáng mát, dùng thuốc giảm đau theo chỉ định và chú ý đến các dấu hiệu nhiễm trùng
  • Tránh leo cầu thang, tập các bài tập nặng, nâng bất cứ vật nặng nào (nặng hơn cân nặng của bé cưng) và tránh quan hệ tình dục trong tối thiểu 6 tuần đầu sau sinh.

2. Kinh nghiệm hữu ích khi chăm sóc trẻ sinh mổ

Để giúp trẻ sinh mổ khôi phục hệ vi sinh đường ruột, từ đó góp phần củng cố hệ miễn dịch, kinh nghiệm hữu ích là cần cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt. Bởi sữa mẹ có sự kết hợp giữa hơn 200 loại vi sinh vật có lợi (probiotics) và các chất xơ có lợi (prebiotics) được chứng minh hiệu quả trong việc cân bằng hệ vi sinh đường ruột, đồng thời tăng cường phát triển hệ miễn dịch [16]. 

Tuy nhiên, nếu sau ca sinh mổ khẩn cấp khiến mẹ gặp tình trạng quá trình tiết sữa bị trì hoãn, mẹ có thể đến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng cho trẻ phù hợp. Tùy trường hợp, mẹ có thể lựa chọn sữa thay thế có thành phần giúp tăng lợi khuẩn đường ruột, ổn định tiêu hóa và tăng nền tảng đề kháng tự nhiên cho bé. Chẳng hạn như hệ dưỡng chất BioPro+ với:

  • HMO:giúp bé giảm nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp và tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới… [19];
  • Chất xơ GOS cùng với Probiotics giúp tăng cường lợi khuẩn, qua đó cân bằng hệ vi sinh đường ruột cho bé sinh mổ, hỗ trợ bé tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất tốt hơn [20], [21].

Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý, trẻ sơ sinh nói chung và trẻ sinh mổ nói riêng đều dễ gặp các vấn đề tiêu hóa như khó tiêu, ọc trớ, táo bón, tiêu chảy… khi uống sữa ngoài, do hệ tiêu hóa bé còn non nớt, và rất nhạy cảm nếu đạm sữa là đạm biến tính. Do đó, khi lựa chọn nguồn sữa, mẹ nên cân nhắc các công thức:

  • Có quy trình xử lý nhiệt 1 lần giúp bảo toàn hơn 90% đạm sữa mềm, nhỏ, tự nhiên giúp bé tiêu hóa tốt – hấp thu hiệu quả và hạn chế các vấn đề tiêu hóa
  • Nguồn sữa mát NOVAS cùng vị thanh nhạt tự nhiên giúp con chịu sữa, quen vị và mẹ dễ dàng cho bú kết hợp khi sữa mẹ về

Qua những chia sẻ trên đây của Marry Baby về sinh mổ khẩn cấp, hi vọng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích để có những chuẩn bị sẵn sàng cả về vật chất lẫn tinh thần cho hành trình “vượt cạn”. Chúc cho hành trình sinh con sắp tới của mẹ gặp nhiều may mắn và thuận lợi!