Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Các loại thuốc điều trị sót nhau thai mẹ bầu nên biết

Vậy tình trạng này cụ thể là thế nào, điều trị sót nhau thai liệu có thể dùng thuốc hay sử dụng phương pháp nào khác? Mời các mẹ hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

1/ Sót nhau thai là gì?

Trước khi muốn biết cách điều trị và thuốc được sử dụng điều trị sót nhau thai là gì, các chị em hãy cùng tìm hiểu tình trạng này cụ thể là như thế nào nhé.

Nhau thai là bộ phận bám vào thành tử cung, giúp cung cấp oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ qua thai nhi, cũng như vận chuyển các chất thải từ thai về mẹ. Nó còn có khả năng giúp bảo vệ thai nhi khỏi nguy cơ nhiễm trùng. Đây cũng là sợi dây gắn kết giữa mẹ bầu và em bé trong suốt thai kỳ.

Sót nhau thai là tình trạng một phần của nhau thai còn sót lại trong buồng tử cung. Tình trạng này có thể do một phần nhau thai không thể thoát ra khi cổ tử cung đóng lại hoặc do nhau vẫn còn bám vào thành tử cung, không chịu bong ra hết.

>> Mẹ bỉm sữa có thể xem thêm: Ăn gì lợi sữa sau sinh thường và sinh mổ? Cách gọi sữa về tự nhiên.

2/ Biểu hiện của sót nhau thai

sót nhau thai có triệu chứng gì

Việc nhận diện sớm các dấu hiệu của sót nhau thai giúp việc điều trị bằng thuốc cũng như các phương pháp khác mang lại hiệu quả và phòng tránh biến chứng cho mẹ. Các triệu chứng có thể gặp như:

  • Ra máu âm đạo kéo dài
  • Tiết dịch có mùi hôi từ âm đạo
  • Đau bụng dữ dội
  • Kinh nguyệt bất thường
  • Sốt cao, môi khô lưỡi dơ, hơi thở có mùi…

3/ Sót nhau thai nguy hiểm như thế nào?

Việc sót nhau thai là nguy hiểm và ảnh hưởng tới sức khỏe của thai phụ hiện tại cũng như tương lai sản khoa sau này. Cụ thể tình trạng này có thể gây ra:

  • Ra máu kéo dài dẫn tới tình trạng băng huyết. Mất máu nhiều, nhanh có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Trong trường hợp nghiêm trọng, để cầm máu, bác sĩ có thể phải cắt bỏ tử cung. Việc này khiến bạn không thể có con trong tương lai.
  • Nhau thai còn sót lại có thể là một ổ nhiễm trùng, nơi lý tưởng cho các vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Nhiễm trùng lan tới các cơ quan khác như ống dẫn trứng, buồng trứng khiến khó thụ tinh sau này, thậm chí là vô sinh.
  • Nhiễm trùng còn có thể xâm nhập gây nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm cho mẹ.
  • Sót nhau còn khiến các chị em đau bụng dữ dội, sốt, mệt mỏi, ảnh hưởng tới công việc và sinh hoạt hàng ngày.

Sót nhau thai nguy hiểm như vậy nên việc điều trị kịp thời tình trạng này bằng thuốc hay thủ thuật là rất quan trọng. Vậy thuốc điều trị sót nhau thai được sử dụng như thế nào, mời các chị em tìm hiểu dưới đây.

>> Mẹ bỉm sữa có thể xem thêm: Cách trị mề đay sau sinh tại nhà và cách phòng tránh hiệu quả mẹ cần biết!

4/ Điều trị sót nhau thai – Các thuốc nào được sử dụng điều trị sót nhau thai

Để điều trị sót nhau thai, việc cần thiết là lấy phần nhau thai còn sót ra khỏi cơ thể. Các điều trị được khuyến cáo bao gồm:

Lấy nhau bằng tay

Đây là phương pháp hiệu quả, được ưu tiên sử dụng trong trường hợp sót nhau sau sinh. Nếu các mẹ vừa sinh xong được chẩn đoán sót nhau, phương pháp này có thể được thực hiện ngay tại phòng cơ sở y tế để phòng tránh biến chứng mất máu cho mẹ. Tuy nhiên thủ thuật này có thể gây đau nhiều cho sản phụ, vì vậy các chị em có thể sẽ được gây tê ngoài màng cứng, sử dụng thuốc an thần hoặc thậm chí gây mê toàn thân.

Misoprotol, thuốc điều trị sót nhau thi trong trường hợp sảy thai hoặc phá thai

thuốc điều trị sót nhau thai

Misoprotol là một thuốc có nhiều ứng dụng trong y khoa. Riêng với lĩnh vực sản khoa, Misoprotol có tác dụng kích thích co bóp tử cung và thúc đẩy sự chín muồi cổ tử cung. Nó còn là thuốc được sử dụng trong điều trị các trường hợp sót nhau thai do phá thai hoặc sảy thai. Thuốc kích thích cơ thể đào thải các mô còn giữ lại trong tử cung, từ đó tống xuất phần nhau còn sót lại.

Kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng, thuốc cần thiết trong điều trị sót nhau thai

Trong trường hợp nhau thai còn sót lại trong buồng tử cung, nó có thể là nơi lí tưởng cho các vi khuẩn xâm nhập và phát triển và gây ra tình trạng nhiễm trùng. Kháng sinh được khuyến cáo dùng trước và ngay sau khi lấy nhau sót ra khỏi cơ thể. Thuốc giúp giảm tình trạng nhiễm trùng, cũng như phòng ngừa các biến chứng mà nhiễm trùng gây ra với sức khỏe sinh sản của các chị em.

5/ Phòng tránh hiện tượng sót nhau sau khi sinh

Là tình trạng rất nguy hiểm vì vậy mẹ bầu cần chủ động phòng tránh để giảm bớt tối đa những nguy cơ làm tăng khả năng bị sót nhau sau sinh bằng cách sau:

– Trong quá trình mang thai nên bổ sung thêm sắt bắt đầu từ tháng thứ 4 trở đi, việc làm này vừa giúp mẹ không bị thiếu máu vừa hạn chế được hiện tượng sót nhau.

– Phương pháp sinh thường khi thai nhi đủ tuần tuổi cũng giúp phòng tránh việc sót nhau.

– Không nên nạo phát thai vì sẽ làm tăng nguy cơ sót nhau.

– Cần lựa chọn những cơ sở y tế, bệnh viện có chất lượng và đảm bảo để không xảy ra bất trắc gì trong quá trình sinh nở.

sót nhau thai phải làm sao

Hi vọng bài viết đã cung cấp cho các chị em cái nhìn toàn diện về thuốc điều trị sót nhau thai. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của MarryBaby để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích cho mẹ và bé nhé.

[inline_article id=297663]