Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Trẻ 12 tuần tuổi biết làm gì? Sự phát triển của trẻ 3 tháng sau sinh

Trong bài viết này, MarryBaby sẽ cho mẹ biết tổng quát về sự phát triển của trẻ 12 tuần tuổi. Đồng thời mẹ sẽ nắm được các mốc phát triển của trẻ trong giai đoạn này. Từ đó giúp mẹ biết cách chăm sóc bé 3 tháng tuổi tốt hơn.

1. Sự phát triển của trẻ 12 tuần tuổi

1.1 Các chỉ số chiều cao, cân nặng của trẻ 12 tuần tuổi

Trẻ 12 tuần tuổi có xu hướng học hỏi rất nhiều điều xung quanh mình. Cùng với sự phát triển tư duy, bé 3 tháng tuổi cũng có nhiều thay đổi bất ngờ về thể chất. Vậy trẻ 3 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg?

Trong tháng thứ 3, chiều cao của bé tăng từ 2 – 3cm và cân nặng tăng từ 0,6kg – 1,2kg so với tháng trước.

Chiều cao cân nặng của trẻ 3 tháng tuổi:

  • Bé nữ 3 tháng tuổi sẽ cao khoảng 55,6cm – 64cm; nặng khoảng 5,8kg.
  • Bé nam 3 tháng tuổi sẽ cao khoảng 57,6cm – 61,4cm; nặng khoảng 6,4kg.
Các mốc phát triển của trẻ 12 tuần tuổi là gì? Bé 3 tháng tuổi biết làm gì? Mẹ đọc tiếp nhé!
Các mốc phát triển của trẻ 12 tuần tuổi là gì? Bé 3 tháng tuổi biết làm gì? Mẹ đọc tiếp nhé!

1.2 Sự phát triển thể chất và vận động của bé 3 tháng tuổi

So với tháng trước, cử động của bé thường chỉ là những phản xạ không chủ ý. Nhưng khi bé 3 tháng tuổi, thì con đã dần kiểm soát được cơ thể và chuyển động của mình. Cụ thể là cổ của bé cứng cáp hơn; bé có thể ngẩng cao đầu nhìn mọi người mà không cần sự hỗ trợ của cha mẹ.

Đồng thời, cha mẹ cũng sẽ dễ nhận thấy là bé bắt đầu muốn với lấy các đồ vật ở gần; hoặc nhìn chăm chú vào các đồ vật có chuyển động. Điều đó cho thấy là thị lực của trẻ 12 tuần tuổi (3 tháng) đang trên đà phát triển tốt. Lúc này, điều thú vị là con sẽ ngắm nhìn mặt cha mẹ lâu hơn.

>> Xem thêm:

Trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì?

Từ 3 đến 4 tháng, hầu hết trẻ có thể tỏ vẻ thích thú và cười thành tiếng. Sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi cho thấy trẻ bắt đầu khám phá môi trường xung quanh bằng bàn tay của mình, vươn tay ra, xoay người và nắm lấy một món đồ chơi yêu thích. Trẻ cũng sẽ bắt đầu để ý đến bàn tay và bàn chân của chúng.

Những điều thú vị mà trẻ 3 tháng hay 12 tuần tuổi đã biết:

  • Trẻ dần hiểu được nguyên nhân và kết quả của một hành động.
  • Trẻ hiểu được là muốn đồ vật di chuyển con sẽ phải dùng lực tác động như xô, đẩy, ném,..
  • Trẻ biết cách tạo ra âm thanh từ những món đồ chơi bằng cách rung lắc, va đập vào nhau,..
  • Trẻ thường cầm nắm và cho mọi thứ đồ vật vào miệng. (Mẹ chú ý dọn bớt những vật nhọn, đồ nguy hiểm ở xa tầm tay của trẻ em)
  • Trẻ đã biết cách để thu hút sự chú ý của người lớn là nụ cười và âm thanh của mình. Nhiều lúc vì quá vui và cười nhiều, nên bé có thể sẽ trớ ra một ít nữa; và điều này hoàn toàn bình thường mẹ nhé.

[inline_article id=189657] 

2. Một số vấn đề thường gặp ở trẻ 12 tuần tuổi

2.1 Đầu bé 3 tháng tuổi dễ bị dẹt

Nếu đầu bé 3 tháng tuổi bị dẹt, rất  có thể là do bé ngủ quá lâu ở cùng một tư thế. Lý do là vì xương sọ của bé còn rất mềm; nếu cho trẻ nằm ngửa cả đêm thì đầu của con sẽ rất dễ bị dẹt. Mặc dù vậy, cha mẹ cũng không cần quá lo lắng; vì đầu của trẻ sẽ trở lại bình thường khi con bắt đầu biết ngồi và bò.

Đồng thời, để đảm bảo an toàn cho trẻ, cha mẹ cho bé ngủ ở nhiều tư thế ngủ khác nhau. Trường hợp đầu bé dẹt nhưng không có dấu hiệu hồi phục; cha mẹ nên đưa bé đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Nhi nhé.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh nằm nghiêng có tốt không?

2.2 Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi có thể bị hói hoặc rụng tóc

hình ảnh trẻ 12 tuần tuổi đang ngủ
Hình ảnh trẻ sơ sinh 3 tháng (12 tuần) tuổi

Tương tự, tình trạng bé bị bói đầu thường là do tư thế ngủ của bé chứ không phải do vấn đề sức khỏe. Trẻ 12 tuần tuổi thường có xu hướng ngủ cố định ở một tư thế và cọ xát phần đầu xuống nệm hoặc gối. Đó là lý do làm cho bé bị rụng tóc, khiến nhiều cha mẹ tưởng là bé bị hói đầu.

Rất khó dự đoán khi nào tóc trẻ 12 tuần tuổi sẽ mọc trở lại khi nào. Hầu hết các bé sẽ có hai nhúm tóc riêng biệt trước khi bé tròn 1 tuổi.

Tuy vậy, thời điểm rụng tóc và mọc tóc lại rất khác nhau. Một số bé tóc sẽ mọc lại ngay sau khi bị rụng; trong khi các trẻ 12 tuần tuổi khác sẽ mất nhiều thời gian hơn. Màu sắc và kết cấu của tóc mới của trẻ 12 tuần tuổi cũng có thể khác biệt đáng kể so với tóc của bé khi mới lọt lòng.

>> Mẹ có thể quan tâm Trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn có đáng lo?

2.3 Thoát vị đĩa đệm ở trẻ 3 tháng tuổi

Thoát vị đĩa đệm có thể thường gặp ở trẻ sơ sinh từ 1 đến 12 tuần tuổi; nhất là các bé trai, các bé sinh non hoặc các cặp sinh đôi. Khi trẻ 12 tuần tuổi bị thoát vị đĩa đệm; mẹ có thể nhận biết bằng các dấu hiệu ban đầu chẳng hạn như: trẻ có khối u ở những nếp gấp tiếp giáp giữa đùi và bụng; cụ thể là khi bé khóc hoặc kích động. Khối u này thường co lại khi bé yên lặng.

2.4 Bé 3 tháng tuổi bị thoát vị bẹn

Bé 3 tháng tuổi cũng có thể bị thoát vị bẹn (bìu) khi phần ruột trượt toàn bộ xuống đường ống dẫn vào bìu khiến cho bìu sưng hoặc phình to. Thoát vị thường không gây khó chịu cho bé và nếu được điều trị kịp thời thì sẽ không gây nguy hiểm cho bé.

Tuy nhiên, nếu nhận thấy có khối u hoặc vết sưng ở vùng bẹn hoặc bìu của trẻ 12 tuần tuổi; hãy đưa bé đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Các bác sĩ thường đề nghị điều trị cho bé ngay khi bé được chẩn đoán mắc phải thoát vị. Trong vài trường hợp, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật cho bé. Phẫu thuật trong trường hợp này thường rất đơn giản, tỉ lệ thành công cao và có thể nhanh chóng xuất viện.

>> Nội dung liên quan: Bộ phận sinh dục của bé trai như thế nào là bình thường?

3. Hướng dẫn chăm sóc cho trẻ sơ sinh 12 tuần (3 tháng) tuổi

3.1 Dinh dưỡng cho bé 3 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh 12 tuần tuổi có thể bước vào giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt mới. Điều này có nghĩa là bé đòi bú nhiều hơn và thời gian bú trở nên thất thường.

Trong giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt; sự phát triển tối đa của trẻ diễn ra khi bé đang ngủ. Đó là lý do tại sao trẻ 12 tuần tuổi thường xuyên thức dậy với cơn đói dữ dội và khóc đòi ăn.

Thời kỳ tăng trưởng nhảy vọt của bé thường rơi vào lúc con từ 2, 3, 6 tuần và thời điểm 3, 6 tháng. Trong giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt của trẻ 12 tuần tuổi này; mẹ thường phải thức khuya, dậy sớm vì những cơn “cuồng ăn” của trẻ. Nhưng bù lại, mẹ sẽ thấy con tăng trưởng rất nhanh trong giai đoạn này.

Những điều mẹ cần chú ý để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ 12 tuần tuổi:

  • Quan sát và theo dõi xem là bé đã bú đủ hay chưa.
  • Mẹ tăng cường hấp thụ những thực phẩm “kích sữa” để đảm nguồn sữa cho trẻ.
  • Mặt khác, để có thời gian nghỉ ngơi; mẹ có thể vắt sữa ra bình rồi nhờ bố hoặc người nhà hỗ trợ chăm bé. Bởi thức khuya nhiều và thiếu ngủ nghiêm trọng cũng làm sữa tiết ít đi.

Dinh dưỡng và hoạt động cho trẻ 12 tuần tuổi

3.2 Hoạt động cho bé 3 tháng tuổi

Bé 3 tháng tuổi biết làm gì? Trẻ 12 tuần tuổi đã biết phân biệt màu sắc, âm thanh, hình dạng sự vật, khuôn mặt người… Mẹ hãy giúp nhận thức của trẻ 3 tháng tăng thêm bằng cách gọi tên các sự vật; hành động khi tương tác với bé.

Chẳng hạn khi mẹ cầm tay bé và thực hiện động tác vỗ tay; hãy nói to mệnh lệnh có từ “vỗ tay” cho bé nghe. Lặp lại điều này thường xuyên sẽ giúp con hiểu hành động vỗ tay là gì. 

Nếu em bé của mẹ có thể giữ phần thân trên cơ thể thẳng khi ngồi (với sự hỗ trợ) thì mẹ có thể chơi trò ú òa với bé bằng chăn; một trò chơi rất tốt cho sự phát triển của bé về mặt xã hội và cảm xúc.

Mẹ chơi “ú òa” với bé 3 tháng:

  • Trước hết, mẹ ngồi xếp bằng trên nệm và để bé ngồi trên hai bàn chân bắt chéo, lưng bé tựa vào mẹ.
  • Sau đó, mẹ dùng một tấm chăn mỏng trùm lên hai mẹ con.
  • Khi mở chăn ra, mẹ sẽ hô to “òa” và khi trùm chăn lại; mẹ sẽ hô “ú”.
  • Chắc chắn bé sẽ rất thích thú khi chơi trò này cùng mẹ. 

Ngoài thời gian ở trong nhà, mẹ cũng nên cho trẻ 3 tháng tuổi đi dạo để thay đổi không khí; mở rộng nhận thức thông qua quan sát cảnh vật, con người xung quanh. Tuy nhiên, mẹ tránh cho bé ra ngoài khi thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng; để đảm bảo an toàn sức khỏe cho con.

3.3 Cách chăm sóc giấc ngủ của bé 3 tháng tuổi

Giấc ngủ của trẻ 12 tuần tuổi có thể sẽ xáo trộn tạm thời vài ngày khi thời kỳ tăng trưởng nhảy vọt diễn ra. 

  • Sau thời gian này, mẹ hãy giúp con tạo thói quen bú, ị, chơi và ngủ theo lịch trình cố định. Điều đó giúp trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi cảm thấy an toàn và yên tâm; vì bé có thể biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo trong ngày.
  • Mặt khác, bé càng lớn mẹ càng hạn chế ôm ấp bé khi ngủ; vì làm như vậy trẻ 3 tháng tuổi sẽ quen bám mẹ cả ngày khiến mẹ không làm gì được. Hơn nữa, những đứa trẻ không chịu rời mẹ thường nhút nhát, kỹ năng giao tiếp kém.
  • Mẹ có thể dạy cho bé 3 tháng tuổi biết làm gì? Hãy tập cho bé khả năng độc lập càng sớm càng tốt. Khi trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi có dấu hiệu buồn ngủ như dụi mắt; quấy khóc; mẹ hãy đặt bé xuống cũi; để chế độ đung đưa nhẹ và hát ru con ngủ.

Ngăn ngừa hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh

Trẻ 12 tuần tuổi “hiếu động” cả khi ngủ. Bé sẽ xoay ngang, xoay dọc, dễ làm chăn xô lệch, thậm chí trùm lên mặt gây ngạt thở.

Theo Hiệp Hội Nhi Khoa Hoa Kỳ, chăn gối là 2 thứ dễ gây ra hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) và gây ngạt thở cho trẻ nhỏ dưới 12 tháng. Khi trẻ trên 12 tháng tuổi, nguy cơ SIDS này giảm hơn do trẻ có khả năng di chuyển tấm chăn nếu bị trùm mặt.

Tốt nhất, với trẻ 12 tuần tuổi, mẹ có thể dùng túi ngủ cho bé. Hoặc nếu đắp chăn thì mẹ chỉ nên dùng chăn mỏng, nhẹ đắp ngang ngực, chèn chăn dưới 2 cánh tay. Bên cạnh đó, mẹ có thể chèn gối chặn sơ sinh ở 2 bên để cố định bé.

4. Lời khuyên của bác sĩ để trẻ 12 tuần tuổi phát triển tốt

4.1 Lưu ý dành cho trẻ 12 tuần tuổi

Khi chăm sóc trẻ dưới 1 tuổi; mẹ lưu ý các giai đoạn phát triển của trẻ 12 tuần tuổi dao động xung quanh những con số sau.

  • 3 tháng đầu tiên sau sinh, con phát triển rất nhanh, trung bình bé 3 tháng tuổi tăng từ 1-1,2kg/tháng, chiều dài tăng khoảng 3cm/tháng.
  • Trong 3 tháng tiếp theo, trẻ tăng từ 400-600g/tháng và chiều dài tăng 2-2,5cm/tháng.
  • 6 tháng tiếp theo, trẻ tăng từ 300-400g/tháng. Trong 3 tháng 7-8-9 tháng chiều cao tăng 2cm/tháng, đến 3 tháng 10-11-12, chiều cao tăng ít lại, chỉ còn 1-1,5cm/tháng.
  • Trẻ khi đủ 1 tuổi cân nặng xấp xỉ 10-12kg, chiều cao khoảng 75 cm.

Lưu ý cho mẹ khi chăm sóc trẻ 12 tuần tuổi

4.2 Cách giúp mẹ của bé 3 tháng chăm sóc bản thân

Mẹ chăm sóc tốt cho bản thân thì mới có khả năng để nuôi dưỡng và hỗ trợ trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi tốt nhất. MarryBaby gợi ý mẹ một vài cách sau đây:

  • Phối hợp với chồng, hoặc gia đình để chăm sóc trẻ 12 tuần tuổi. Mẹ hãy chia sẻ bớt những gánh nặng; trách nhiệm và biết nhờ cậy mọi người xung quanh để hỗ trợ cho mình và tạo thời gian nghỉ ngơi nhé.
  • Biết sắp xếp ưu tiên trong công việc. Đừng cố gắng “ôm” tất cả mọi thứ; hãy nghĩ đến một hoặc hai việc quan trọng nhất mẹ cần phải hoàn thành; còn lại, mẹ hãy để sang một thời gian khác; và đừng quá căng thẳng nếu danh sách việc cần làm của mẹ đôi lần bỏ ngỏ.
  • Có thời gian nghỉ ngơi khi chăm trẻ 3 tháng tuổi (downtime). Hãy cố gắng dành 30-60 phút mỗi ngày dành cho bản thân. Đó có thể chỉ là đi dạo hoặc làm một việc gì đó theo sở thích cá nhân của mẹ.
  • Huấn luyện giấc ngủ. Khi bé gần được 4 tháng tuổi, mẹ có thể nói chuyện với bác sĩ nhi khoa về việc luyện ngủ cho con; điều này về cơ bản sẽ giúp bé học cách tự ngủ; và quản lý giấc ngủ của mình tốt hơn mà không cần mẹ giúp đỡ.

Như vậy, nội dung về sự phát triển của trẻ 12 tuần tuổi hay bé 3 tháng tuổi thì mẹ cũng đã biết. Nhìn chung, việc bé 3 tháng tuổi biết làm gì sẽ còn phụ thuộc nhiều vào cơ hội tiếp xúc và trải nghiệm của trẻ. Chính vì vậy, cha mẹ hãy tạo thật nhiều cơ hội cũng như luôn đảm bảo sức khỏe cho con trong giai đoạn này nhé.

[key-takeaways title=”Bài viết có nội dung liên quan:”]

[/key-takeaways]

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi như thế nào thì đúng cách?

Để chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi một cách tốt nhất, mẹ nên đặc biệt lưu ý những điều sau đây.

1. Sự tăng trưởng của trẻ 3 tháng tuổi

Trẻ 3 tháng sau khi sinh, cân nặng và chiều cao của bé đã tăng hơn nhiều so với lúc mới sinh; cụ thể là tăng gần gấp đôi. Lúc này quần áo của con cũng bắt đầu chật và không thể mặc được nữa. Do đó, cha mẹ thường có cảm giác như con đang phát triển rất nhanh.

Vậy trẻ 3 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg và dài bao nhiêu cm là chuẩn? Mẹ hãy tham khảo bảng chiều cao và cân nặng của trẻ dưới đây.

chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi
Bảng chiều cao cân nặng trẻ em Việt Nam

Dựa theo bảng chiều cao cân nặng dành cho trẻ của Viện Dinh Dưỡng, cân nặng trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi ở mức tiêu chuẩn là:

  • Cân nặng: Bé trai từ 5 – 6,9kg và bé gái từ 4,7 – 6,2kg.
  • Chiều dài: Bé trai từ 58 – 63cm và bé gái từ 57 – 59cm.

Trong giai đoạn này, để có thể tiết kiệm chi phí quần áo của trẻ; cha mẹ chỉ nên mua vừa đủ số lượng phù hợp với chiều dài và cân nặng của bé. Vì bé đang trong giai đoạn phát triển vượt bậc.

>> Xem thêm: Trẻ 12 tuần tuổi biết làm gì? Sự phát triển của trẻ 3 tháng sau sinh

2. Khả năng phát triển của bé 3 tháng

Trẻ 3 tháng tuổi (12 tuần) biết làm gì? Trẻ 3 tháng tuổi đã đang và sẽ tiếp tục phát triển những kỹ năng vận động, cảm giác, giao tiếp,.. Để biết trẻ 3 tháng tuổi đã phát triển như thế nào, trong quá trình chăm sóc, cha mẹ hãy quan sát những điều sau:

2.1 Bước tiến về vận động 

  • Trẻ có thể đưa tay vào miệng.
  • Trong khi nằm sấp, bé đẩy cánh tay lên.
  • Trong khi nằm sấp, bé có thể nâng và giữ đầu.
  • Có thể di chuyển bàn tay từ khép lại thành mở ra.
  • Di chuyển chân và tay ra khỏi bề mặt khi bị kích thích.

2.2 Bước tiến về cảm giác

  • Thích nhiều dạng chuyển động khác nhau.
  • Bé có thể giữ đầu tập trung để xem mặt mẹ hoặc đồ chơi.
  • Trong khi nằm ngửa, bé cố gắng lấy đồ chơi đặt trên ngực.
  • Bé nhìn theo một đồ chơi di chuyển từ bên này sang bên kia.
  • Có thể lấy lại bình tĩnh khi được rung, vỗ về và nghe tiếng mẹ thì thầm.

>> Mẹ đọc thêm: Vì sao trẻ 3 tháng tuổi ngủ hay lắc đầu – Có nguy hiểm không?

2.3 Bước tiến về giao tiếp

chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi
Trẻ 3 tháng tuổi biết hóng chuyện
  • Cười và biết ê a hóng chuyện.
  • Biết giao tiếp bằng ánh mắt
  • Quay đầu về phía âm thanh hoặc giọng nói
  • Yên lặng hoặc cười đáp lại âm thanh hoặc tiếng nói
  • Thể hiện sự quan tâm đến khuôn mặt của mẹ
  • Trẻ tạo ra nhiều dạng tiếng và nhịp khóc khác nhau để thể hiện nhu cầu của mình.

>> Mẹ xem thêm:

3. Cách chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi 

3.1 Đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho bé

Đầu tiên mẹ nên biết cách chăm sóc nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 3 tuổi. Nhu cầu dinh dưỡng là điều cực kỳ quan trọng mẹ cần chú ý khi chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi.

Với trẻ 3 tháng tuổi, sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng chủ yếu và quan trọng nhất với sự phát triển của trẻ. Thậm chí, theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ nên cho con bú ít nhất trong 6 tháng đầu đời. Trong trường hợp bất khả kháng, mẹ mới nên cho con uống sữa công thức.

Tần suất và lượng bú của bé 3 tháng tuổi:

  • Trẻ 3 tháng tuổi cần được mẹ cho bú khoảng 8 – 10 lần mỗi ngày.
  • Mỗi cử bú khoảng 80 – 120ml sữa.

>> Mẹ xem thêm: Bảng ml sữa chuẩn cho bé bú mẹ theo từng tháng tuổi

3.2 Giữ cho trẻ ngủ ngon và sâu giấc

Giấc ngủ của trẻ 3 tháng tuổi

So với trẻ 1 tháng tuổi, trẻ 3 tháng tuổi cần ít thời gian ngủ hơn, chỉ khoảng 15 tiếng/ngày. Bé thường ngủ từ 3 – 4 giấc ban ngày với mỗi giấc khoảng từ 1,5 – 2 tiếng. Vào ban đêm, trẻ có thể ngủ nhiều hơn là từ 10 – 12 tiếng.

Tuy nhiên, giấc ngủ của trẻ có thể không liên tục. Theo thống kê có 95% trẻ dưới 12 tháng tuổi có thể thức dậy ít nhất 3 lần vào mỗi đêm. Tuy nhiên, hiện tượng bé thức dậy vào ban đêm cũng là hoàn toàn tự nhiên và bình thường. Mẹ đã hiểu và hãy cách chăm sóc giấc ngủ cho trẻ 3 tuổi thật tốt nhé.

>> Mẹ có thể tham khảo: Trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

[inline_article id=32613]

3.3 Chú ý đến vấn đề răng miệng

Sốt, chảy nước dãi, thường xuyên gặm nhấm đồ vật, quấy khóc, chán ăn là những triệu chứng điển hình khi trẻ 3 tháng tuổi bước vào giai đoạn mọc răng sữa. Lúc này, cha mẹ cần giúp con giữ vệ sinh răng miệng và chăm sóc toàn thân. Nếu trẻ có biểu hiện sốt cao cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám kịp thời.

>> Mẹ có thể tham khảo: Phân biệt trẻ bị sốt mọc răng và sốt bệnh như thế nào?

3.4 Sử dụng những giai điệu quen thuộc 

Mẹ nào cũng thích hát, nói chuyện, đọc thơ hay chơi những trò chơi có từ ngữ, giai điệu với con như ú òa, tập tầm vông… Dù chưa hiểu hoàn toàn ngôn ngữ của mẹ, bé có thể cảm nhận được nhịp điệu, tiết tấu, đồng thời rất thích sự lặp đi lặp lại. Chính vì vậy, khi chăm sóc trẻ 3 tháng, mẹ đừng quên sự trợ giúp của âm nhạc, thơ ca, đồng dao… nhé.

>>> Bạn có thể tham khảo: Có nên cho trẻ xem tivi khi bé được 3 tháng tuổi?

3.5 Giao tiếp chậm rãi với bé

Chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi
Các bé 3 tháng tuổi đã bắt đầu hình thành một lịch trình riêng của mình

Với thiên thần đang hóng chuyện suốt ngày, mẹ nên tăng cường giao tiếp, nói chuyện với bé. Bố cũng thế. Mỗi khi trò chuyện cùng con, mẹ nên nói chậm, dùng nhiều ngữ điệu khác nhau. Điều này không chỉ khiến bé chú ý và cảm thấy thú vị, mà bé con còn đang học hỏi cách giao tiếp đấy mẹ ạ.

3.6 Mỗi ngày đều nên tập nằm sấp 

Khi chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi mẹ đừng quên cho con tập nằm sấp nhé. Cho con nằm sấp giúp bé tăng sức mạnh cho phần thân trên, đặc biệt là khi con nâng đầu và vai dậy. Mẹ đừng quên dành thời gian cho hoạt động thú vị này mỗi ngày nhé. Con sẽ mau biết lật hơn đấy.

[inline_article id=239117]

3.7 Chơi đồ chơi với bé

Với sự tò mò vô hạn của con về màu sắc và âm thanh thì những món đồ chơi đầu tiên như lục lạc hay sách vải chính là lựa chọn hoàn hảo. Bé đang luyện tập kỹ năng cầm, nắm và lắc, đập những món đồ này, đồng thời cũng không ngừng khám phá chúng bằng cách gặm, nhấm nháp. Mẹ sẽ thấy rằng con dường như chơi mãi không chán những món này.

Mẹ lưu ý, với độ tuổi này, những món đồ chơi bằng vải, mềm, rực rỡ và to bản là tốt nhất. Bé rất dễ bị thương nên không thích hợp với những món đồ chơi có góc cạnh, chất liệu cứng. Đồng thời, đồ chơi cần phải có kích thước lớn để tránh con ngậm vào miệng gây hóc, nghẹn.

>> Mẹ xem thêm: Top 15+ món đồ chơi cho trẻ sơ sinh không thể thiếu trong giai đoạn phát triển

3.8 Tắm cho bé đúng cách

Chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi đúng cách
Chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi đúng cách

Tắm cho trẻ sơ sinh đôi khi trở thành thử thách khó khăn. Mẹ có thể giúp con bớt sợ nước bằng cách luôn kiểm tra nhiệt độ nước sao cho bằng với thân nhiệt của bé, đồng thời tắm cho con thật nhẹ nhàng. Trước giờ tắm, mẹ nên massage để làm ấm cơ thể và tạo sự thoải mái cho bé.

Ngoài ra, mẹ có thể dùng những miếng decal để dán tường phòng tắm giúp bé con cảm nhận những sắc màu xung quanh. Đồng thời, mẹ cũng nên chú ý chọn loại sữa tắm có độ pH cân bằng, tránh làm khô da con nhé.

4. Lưu ý khi chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi

  • Trong quá trình chăm sóc trẻ, mẹ nên lưu ý không nên để ánh sáng mạnh chiếu trực tiếp vào mắt bé.
  • Massage cho bé khi cha mẹ có thời gian. Massage giúp bé dễ đi ngoài, hạn chế tình trạng táo bón.
  • Cha mẹ nên dành ít nhất 1 tiếng mỗi ngày để giao tiếp, trò chuyện với con. Việc này giúp cho trẻ phát triển khả năng giao tiếp tốt hơn.
  • Trong giai đoạn này bé chỉ cần sữa mẹ. Thế nên, mẹ không cần pha thêm bất kỳ loại thực phẩm nào trong mỗi cữ bú của trẻ.
  • Mẹ tuyệt đối không cho trẻ uống nước lọc khi con chưa đủ 6 tháng tuổi. Nhưng vẫn có thể dùng khoảng 30ml để tráng lưỡi cho bé.

Qua đây, hi vọng mẹ đã biết được sự phát triển và cách chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi là như thế rồi. Giai đoạn này là giai đoạn mà trẻ phát triển rất nhanh, nên cha mẹ hãy dành nhiều thời gian bên cạnh con; để không phải bỏ lỡ bất kỳ điều thú vị nào của con nhé.

[key-takeaways title=”Bài viết cùng chủ đề:”]

[/key-takeaways]