Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cách làm sữa chua từ sữa công thức siêu ngon siêu dễ, mẹ vụng đến mấy cũng làm được

Cách làm sữa chua từ sữa công thức mẹ biết chưa? Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn, protein, canxi, vừa tốt cho hệ tiêu hóa, vừa cung cấp năng lượng cho bé hoạt động cả ngày.

Mẹ muốn tự tay làm món sữa chua cho bé cưng của mình? Mẹ đang “đau đầu” vì bé lười uống sữa, không biết làm cách nào để bổ sung đủ lượng sữa cho bé?

Hãy thử ngay cách làm sữa chua từ sữa công thức, đảm bảo thành phẩm sẽ thơm ngon, sánh mịn khiến bé chén tì tì.

Bé bao nhiêu tháng thì ăn được sữa chua?

Trước khi tìm hiểu cách làm sữa chua từ sữa công thức bạn cần biết thời điểm thích hợp cho bé sử dụng. Nhiều mẹ thắc mắc làm sữa chua cho trẻ 6 tháng ăn được không?

Mẹ có thể giới thiệu sữa chua cho bé sớm nhất khi bé được 6 tháng tuổi và bắt đầu ăn dặm. Tuy nhiên, thời điểm này, hệ tiêu hoá của bé mới bắt đầu làm quen với các thức ăn ngoài sữa, nên mẹ lưu ý chỉ cho con ăn một lượng rất ít.

Cách làm sữa chua từ sữa công thức
Cách làm sữa chua từ sữa công thức khá dễ thực hiện

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm tốt nhất để cho bé ăn sữa chua là giai đoạn 7-8 tháng tuổi. Lúc này, đường ruột bé đã dần hoàn thiện hơn. 

Mẹ nên cho bé ăn với liều lượng thích hợp để hấp thụ tốt nhất. Trẻ dưới 1 tuổi chỉ nên ăn khoảng 50 gam sữa chua một ngày.  Nên cho trẻ ăn sữa chua sau bữa ăn chính 20 phút.

Sữa chua tự làm có tốt không?

Cách làm sữa chua cho bé ăn dặm rất đơn giản, mẹ hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, mẹ băn khoăn không biết sữa chua tự làm có tốt không? Dưới đây là một số ưu điểm của sữa chua tự làm.

  • So với sữa chua mua ngoài, việc mẹ tự làm món ăn vặt này sẽ đảm bảo chất lượng cho khâu nguyên liệu và vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Sữa chua tự làm sẽ không chứa chất bảo quản hay chất tạo mùi.
  • Mẹ có thể tận dụng sữa mẹ, sữa công thức mà bé đang uống để làm sữa chua. Cách làm này vừa tiết kiệm nguyên liệu vừa giúp mẹ bổ sung nguồn sữa hàng ngày cho bé.
  • Khi tự làm sữa chua, mẹ có thể thỏa sức kết hợp các loại nguyên liệu sẵn có như trái cây, phô mai tùy theo sở thích của bé.
  • Mẹ có thể gia giảm công thức để tạo ra món sữa chua hợp vị nhất với bé yêu của mình.

Tuy nhiên, nếu mẹ không có thời gian hoặc thỉnh thoảng để thay đổi khẩu vị, mẹ có thể mua sữa chua bên ngoài cho bé ăn. Ưu điểm của sữa chua công nghiệp là rất phổ biến, có thể mua ở nhiều cửa hàng và chủng loại đa dạng.

Cách làm sữa chua từ sữa công thức

Cách làm sữa chua từ sữa công thức hay cách làm yaourt từ sữa bột có khó không? Câu trả lời là không khó. Từ nguyên liệu cho đến cách làm đều rất dễ thực hiện. Mẹ chỉ cần ghi nhớ các bước dưới đây.

1. Chuẩn bị

  • Sữa công thức, loại bé đang uống.
  • 1 hộp sữa chua nguyên chất không đường (sữa chua cái)
  • Nhiệt kế đo nhiệt độ thực phẩm.
  • Hũ thuỷ tinh chuyên dùng đựng sữa chua, đã được rửa sạch, tiệt trùng bằng nước sôi và sấy khô.

2. Cách làm sữa chua từ sữa công thức

  • Mẹ pha khoảng 250 – 300ml sữa công thức của bé, sau đó để nguội xuống 40 – 45 độ C (Dùng nhiệt kế để kiểm tra)
  • Sữa chua cái mua về, mẹ để ngoài nhiệt độ phòng tầm 1 -2 tiếng để sữa chua hết lạnh. Sau đó, mẹ cho khoảng 2 thìa sữa chua cái vào lượng sữa công thức đã pha, khuấy nhẹ nhàng và đều tay để hỗn hợp được đồng nhất.
  • Chia hỗn hợp sữa ở trên vào các hũ thuỷ tinh, đậy nắp rồi đem đi ủ lên men.
  • Nếu dùng máy ủ sữa chua, mẹ thực hiện các bước ủ theo các hướng dẫn trên máy là được.
  • Nếu tự ủ, mẹ có thể dùng nồi cơm điện. Mẹ xếp các lọ đựng sữa chua vào nồi cơm, rót nước ấm tầm 40 – 45 độ C vào nồi sao cho mực nước ngập 2/3 hũ. Sau đó, mẹ đóng nắp, bật chế độ giữ ấm rồi ủ trong vòng 5 – 8 giờ.
  • Sau thời gian ủ, mẹ lấy các hũ sữa chua ra và cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản.
Cách làm sữa chua từ sữa công thức
Sữa chua chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sự phát triển của bé

Cách làm váng sữa

Sữa chua, váng sữa là những món ăn vặt mà hầu hết bé nhỏ đều say mê. Bên cạnh cách làm sữa chua từ sữa công thức, mẹ cũng bỏ túi cách làm váng sữa để chiêu đãi cách thực khách nhí hàng ngày nhé.

1. Chuẩn bị

  • 8 muỗng sữa công thức
  • 150ml sữa tươi không đường
  • 50ml kem tươi
  • 10 gam bột ngô hoặc bột năng
  • 120ml nước ấm
  • Hũ thuỷ tinh đã tiệt trùng, sấy khô.

2. Cách làm

  • Mẹ hấp cách thuỷ sữa tươi để tiệt trùng và làm ấm sữa.
  • Trộn đều sữa công thức cùng bột ngô. Sau đó, từ từ cho sữa tươi đã làm ấm vào và khuấy đều tay.
  • Tiếp tục cho kem tươi vào hỗn hợp trên và trộn cho đến khi có độ sánh.
  • Đun hỗn hợp với lửa nhỏ, khuấy đều cho đến khi sữa hơi sệt thì tắt bếp.
  • Cho hỗn hợp váng sữa vừa đun vào trong các hũ thuỷ tinh sạch, đợi nguội rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh.
  • Sau 3 – 4 tiếng, khi váng sữa hơi lạnh là bé có thể thưởng thức được ngay.
Cách làm sữa chua từ sữa công thức
Thực phẩm từ sữa rất tốt cho trẻ nhỏ

Cách làm sữa chua từ sữa công thức cần lưu ý những gì?

Để món sữa chua làm từ sữa công thức thơm ngon, sánh mịn, mẹ nên lưu ý các điểm sau.

  • Nguyên liệu làm sữa chua phải đảm bảo an toàn, chất lượng, hợp vệ sinh.
  • Các vật dụng để làm sữa chua đều phải được tiệt trùng và sấy khô.
  • Khi bé ăn không hết, mẹ không nên cất sữa chua thừa để dành cho lần ăn sau. Điều này sẽ khiến sữa dễ bị nhiễm khuẩn, không tốt cho bé.
  • Nếu mẹ dùng sữa công thức bé uống còn dư để làm sữa chua, mẹ lưu ý không để sữa đã pha ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ hoặc quá 24 giờ trong ngăn mát tủ lạnh. Nguyên nhân là lúc này sữa có khả năng bị nhiễm khuẩn, dễ gây tiêu chảy cho bé.
  • Không nên cho trẻ ăn sữa chua lúc đói vì sẽ không hấp thụ được chất dinh dưỡng.
  • Không nên để sữa chua ở nhiệt độ bên ngoài quá 1 giờ vì có nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Nhiệt độ sữa công thức để pha sữa chua và nhiệt độ ủ sữa chua tầm 40 – 45 độ C. Mẹ lưu ý không nên để nhiệt độ quá nóng vì sẽ làm chết men.

Cách làm sữa chua từ sữa công thức vừa tận dụng nguyên liệu sẵn có, vừa giúp bổ sung lượng sữa hàng ngày cho bé một cách “hợp lý”. Chỉ cần nắm trong tay bí quyết làm sữa chua trên đây là mẹ đã có ngay một món ăn vặt “thần thánh” siêu ngon lành siêu bổ dưỡng cho bé cưng nhà mình.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Ăn gì để cô bé có mùi thơm? Thử 6 thực phẩm này bạn sẽ tự tin hơn đấy!

Ăn gì để cô bé có mùi thơm?
Phụ nữ ăn gì để cô bé có mùi thơm và tăng cường khoái cảm chốn phòng the?

Vùng kín có mùi nặng, chua, tanh hôi thường khiến cho phụ nữ mất tự tin khi gần gũi bạn đời. Nếu cô bé có mùi hôi khó chịu, bạn nên bổ sung một số thực phẩm giúp tăng mùi vị hấp dẫn cho khu vực này. Vậy ăn gì để cô bé có mùi thơm? Dưới đây là những thực phẩm giúp chị em thêm tự tin và trở nên quyến rũ hơn khi lâm trận.

[inline_article id=262300]

1. Ăn gì để cô bé có mùi thơm? Hãy thử sữa chua

Sữa chua là thực phẩm không chỉ tốt cho sức khỏe, làm đẹp da mà còn là thực phẩm có rất nhiều men vi sinh giúp duy trì sự cân bằng hệ vi khuẩn ở vùng kín. Không chỉ vậy, tác dụng của sữa chua còn giúp bạn cải thiện bệnh nấm candida sinh dục để vùng nhạy cảm vừa khỏe đẹp vừa quyến rũ.

Đặc biệt hơn, thói quen ăn sữa chua thường xuyên còn là cách làm hồng vùng kín tại nhà hiệu quả và an toàn được nhiều cô nàng thực hiện.

2. Ăn dứa là cách làm thơm vùng kín

ăn gì để cô bé có mùi thơm? Hãy ăn quả dứa

Dứa chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe như kali, đồng, mangan, canxi, magie, vitamin C, chất xơ… Những chất dinh dưỡng này không chỉ giúp bạn bảo vệ sức khỏe mà cũng cân bằng độ pH ở vùng kín. Vì thế, thói quen ăn dứa và uống nước ép dứa hàng ngày không chỉ khử mùi hôi cơ thể mà còn giúp cô bé ngọt ngào và mang đến hương thơm quyến rũ.

3. Ăn gì để cô bé có mùi thơm? Quả bơ xanh tươi

Trái bơ rất giàu kali và vitamin B6 nên có khả năng kháng các vi khuẩn gây mùi đồng thời giúp phụ nữ ra nhiều nước bôi trơn tự nhiên khi quan hệ tình dục. Ngoài ra, tác dụng của quả bơ cũng hỗ trợ tăng cường sự dẻo dai cho thành âm đạo, cải thiện sự co bóp và làm tăng khoái cảm khi “lâm trận”.

4. Nước ép trái việt quất

Ăn gì để cô bé có mùi thơm? Một thực phẩm bạn không nên bỏ qua đó là nước ép từ quả việt quất. Thành phần có trong quả này sẽ giúp chống lại các vi khuẩn có hại trong đường tiết niệu, giúp cải thiện mùi khai của nước tiểu và mang đến mùi vị dễ chịu cho vùng kín.

Đồng thời, bạn duy trì thói quen uống 1 ly nước ép việt quất mỗi ngày còn là cách làm cô bé có vị ngọt để chồng khao khát bạn hơn mỗi lần hôn chỗ kín khi quan hệ. 

[inline_article id=264111]

5. Sử dụng quế để tạo hương thơm cho cô bé

ăn quế giúp cô bé có mùi thơm

Bên cạnh được dùng để chế biến nhiều món ăn ngon, quế còn là vị thuốc quý giúp điều trị tiêu chảy, cảm lạnh và trung hòa vị axit trong âm đạo.

Loại thực phẩm này cũng có khả năng kháng vi khuẩn nhẹ và có thể giúp điều trị nhiễm trùng nấm (nhiễm nấm candida). Độ pH cân bằng sẽ giúp vùng kín có mùi hương dễ chịu hơn.

6. Uống nước ép rau cần tây

Rau cần tây chứa nhiều nước và vitamin C nên có thể giúp làm giảm các vị khó chịu của vùng kín. Mặt khác, cần tây có thể làm giảm đi vị đắng từ dịch tiết âm đạo nên thói quen bổ sung loại thực phẩm này vào chế độ ăn uống hàng ngày còn có thể giúp mùi vị của cô bé trở nên hấp dẫn hơn.

Ngày nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm chứa các hương liệu để giúp cô bé trở nên thơm quyến rũ. Tuy nhiên, để tránh những kích ứng ảnh hưởng không đáng có thì bạn nên chọn những thực phẩm từ tự nhiên an toàn cho sức khỏe. Bên cạnh biết cách ăn gì để cô bé có mùi thơm, bạn cũng nên giữ vệ sinh vùng kín cẩn thận để tránh bị nhiễm các bệnh phụ khoa và trở nên hấp dẫn hơn khi “yêu” nhé.

Ngọc Hoa 

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

10 tuyệt chiêu kích thích tiêu hóa giúp bé mau ăn chóng lớn

kích thích tiêu hóa cho trẻ

Nhiều chuyên gia cho rằng, hệ tiêu hóa của trẻ gắn liền với các vấn đề sức khỏe khác. Chính vì vậy, muốn kích thích tiêu hóa và giúp bé yêu khỏe mạnh mỗi ngày, mẹ cần bỏ túi ngay những biện pháp sau đây.

Quả thực, làm mẹ chẳng phải việc dễ dàng. Luôn có những thách thức bạn sẽ đối mặt trong suốt hành trình nuôi dạy con. Một trong số đó là chứng ăn uống khó tiêu, không ngon miệng của các bé.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau lý giải cho tình trạng này, chủ yếu là do các vấn đề thường gặp như: táo bón, tiêu chảy… Ngoài ra, hệ tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa hoàn thiện cũng góp phần khiến bé khó chịu mỗi khi ăn uống.

Để kích thích tiêu hóa cũng như giúp con mau ăn chóng lớn, các bà mẹ có thể áp dụng những biện pháp khắc phục tại nhà đơn giản được liệt kê dưới đây:

1. Kích thích tiêu hóa bằng cách chườm ấm

Khi bé bị đầy hơi, khó tiêu thì mẹ có thể xua tan tình trạng này bằng cách chườm ấm. Mặt khác, việc này cũng đem lại cho trẻ sự thoải mái, dễ chịu.

Tất cả những gì bạn cần là một chiếc khăn mềm và một bát nước ấm. Ngâm khăn trong nước khoảng một lúc rồi sau đó vắt kiệt và nhẹ nhàng đắp lên bụng trẻ trong khoảng từ 2 – 3 phút. Lời khuyên là bạn nên thực hiện vài lần một ngày sau bữa ăn để giảm khó chịu cho bé.

2. Cho trẻ ợ hơi đúng cách

cho trẻ ợ hơi để kích thích tiêu hóa

Ợ hơi là một trong những bước quan trọng để kích thích tiêu hóa cho trẻ nhỏ. Lý do vì trong quá trình dùng bữa, bé sẽ vô tình nuốt phải một lượng khí nhất định dẫn đến tình trạng khí mắc kẹt trong dạ dày khiến trẻ bị đau bụng, đầy hơi. Điều này làm cho các bé yêu vô cùng khó chịu và không thoải mái sau khi ăn uống.

Cách tốt nhất để khắc phục vấn đề này là thường xuyên cho trẻ ợ hơi. Với trẻ sơ sinh, bạn nên cho con ợ hơi sau khi bú. Bạn có thể bế bé ở tư thế thẳng đứng, cằm bé tì lên vai bạn, một tay đỡ mông con, tay còn lại vỗ nhẹ vào lưng bé. Ngoài ra, bạn cũng có thể để bé nằm sấp trên đùi rồi vuốt lưng nhẹ nhàng. Để hiểu rõ nét hơn về việc cho bé ợ hơi, mời bạn xem qua bài viết: Mách mẹ cách cho bé ợ hơi.

3. Cho trẻ bú sữa mẹ

Như đã đề cập ở trên, hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa hoàn thiện nên sữa mẹ chính là thức ăn lý tưởng của bé cho đến khi con đạt mốc 6 tháng tuổi. Hầu hết bác sĩ nhi khoa đều khuyến cáo các bà mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ cho đến khi trẻ bé vượt ngưỡng 6 tháng tuổi.

Nhấn mạnh rằng, sữa mẹ có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như đường, đạm, vitamin và khoáng chất, cùng các yếu tố vi lượng. Nhờ đó mà trẻ bú mẹ có thể phát triển khỏe mạnh. Hơn nữa, so với sữa bò có thành phần đạm casein làm bé khó tiêu, sữa mẹ lại thúc đẩy hệ tiêu hóa làm việc tốt.

4. Tư thế cho con bú

tư thế cho trẻ bú

Tư thế cho con bú cũng đặc biệt quan trọng trong việc kích thích tiêu hóa ở các bé. Bạn cần thực hiện những thay đổi nhỏ như vị trí cho bú, cách cho con bú.

Trường hợp bé nôn mửa liên tục thì rất có thể trẻ bị chứng trào ngược axit dạ dày. Lúc này, bạn nên giữ bé ở tư thế thẳng đứng trong khi cho con bú (cả bú mẹ lẫn bú bình). Điều này sẽ ngăn sữa trong dạ dày trào ngược trở lại thực quản. Ngoài ra, bạn nên ẵm trẻ ở tư thế này trong ít nhất nửa giờ tiếp theo để đảm bảo cơn trào ngược không tái diễn.

5. Sữa chua

Sữa chua có rất nhiều lợi khuẩn và men vi sinh cần thiết cho hệ tiêu hóa bé yêu. Vì vậy, nếu trẻ nhỏ có biểu hiện tiêu chảy, nôn mửa, táo bón thì việc cho bé ăn sữa chua khá hữu ích đấy!

Cách làm là các mẹ cho một vài thìa sữa chua vào nước rồi hòa loãng. Sau đó cho bé uống dung dịch này bằng thìa vài lần một ngày cho đến khi trẻ cảm thấy khỏe hơn. Lưu ý là với trẻ dưới 6 tháng tuổi mẹ không nên cho các bé dùng sữa chua. Mặt khác, bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ về loại sữa chua phù hợp với tình trạng của con mình.

6. Hãy thử massage

massage cho trẻ để kích thích tiêu hóa

Massage là liệu pháp vô cùng đơn giản nhưng hiệu quả để kích thích tiêu hóa. Hơn nữa, việc này cũng có thể giúp hạn chế vấn đề táo bón ở trẻ. Marry Baby giới thiệu đến bạn cách masage ở bụng, huyệt túc tam lý ở chân và huyệt trác môn.

Phương pháp xoa rốn hay massage ở bụng vốn dĩ rất đơn giản và khá quen thuộc. Hiệu quả mà nó mang lại khá nhanh chóng. Massage theo kiểu này sẽ giúp cơ bụng và ruột khỏe, đồng thời tăng cường lưu thông máu, kích thích bài tiết dịch vị. Đơn giản bạn chỉ việc dùng 2 tay để xoa vùng bụng trẻ, quanh rốn khoảng 50 lần theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. Lưu ý là không nên thực hiện khi bé quá đói hoặc quá no và tay bạn phải ẩm, mềm mại.

Huyệt túc tam lý nằm ở phía ngoài mắt đầu gối 3 phân, cách khoảng 1 đốt ngón tay trước viền xương ống chân. Việc kích thích huyệt này sẽ giúp làm giảm đầy bụng, khó tiêu ở trẻ. Dùng ngón tay day ấn huyệt khoảng 2 phút theo chiều kim đồng hồ. Bạn nên bấm huyệt từ 1 – 2 lần/ngày liên tục từ 10 – 15 ngày.

Huyệt trác môn nằm ở đoạn sườn thứ 11, bạn có thể day bấm huyệt để kích thích tiêu hóa tốt hơn.

7. Cho trẻ dùng chuối

Chuối là loại thực phẩm khá lành mạnh mà bạn có thể cho trẻ dùng để cải thiện tiêu hóa. Hơn nữa, chuối cũng là một trong những loại thực phẩm rắn đầu tiên mà bé có thể dùng vì nó rất “thân thiện” với đường ruột của trẻ.

Với lượng chất xơ dồi dào, chuối có tác dụng tốt trong việc điều trị chứng táo bón. Trường hợp trẻ bị nôn mửa hoặc tiêu chảy, mẹ cho bé ăn chuối cũng là giải pháp tốt nhất lúc này. Tuy nhiên, bạn không nên cho bé dưới 6 tháng tuổi dùng chuối nhé!

8. Siro trợ tiêu hóa (Gripe Water)

thức uống trợ tiêu hóa cho trẻ

Với nhiều bậc phụ huynh thì khái niệm Gripe water (siro trợ tiêu hóa) có thể còn khá mới lạ. Loại siro này được nhiều bà mẹ ở các quốc gia phương Tây tin dùng như một giải pháp hiệu quả cho vấn đề đầy hơi, khó tiêu ở trẻ. Nhờ sự kết hợp của các loại thảo dược thiên nhiên, gripe water thúc đẩy hệ tiêu hóa của trẻ làm việc hiệu quả; đồng thời mang lại cho bé một giấc ngủ dài, sâu hơn. Để sử dụng, bạn có thể tìm mua ở các siêu thị dành cho mẹ và bé; hoặc trên các trang thương mại điện tử uy tín trong nước nhé!

9. Bông cải xanh

Bông cải xanh là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng cho trẻ nhỏ. Bản thân loại rau ăn hoa này có chứa nhiều chất xơ, folate, canxi và các chất chống oxy hóa. Nhờ vậy mà nó có thể chữa lành bất kỳ tình trạng viêm nào ở đường tiêu hóa của trẻ. Hơn nữa, với hàm lượng chất xơ cao, bé nhà bạn sẽ không phải lo bị táo bón “quấy rầy”.

Tiêu thụ bông cải xanh cũng là cách giúp trẻ hấp thu chất dinh dưỡng tối ưu và tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, bạn không nên cho bé dùng quá nhiều hơn mức cần thiết. Bởi lẽ, điều này có thể dẫn đến đầy hơi, khó tiêu ở trẻ.

10. Dầu thì là

dầu thì là kích thích tiêu hóa

Từ lâu đời, thì là được sử dụng như một vị thuốc kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, trừ giun. Tương tự dầu thì là cũng mang trong mình những giá trị sức khỏe như vậy. Cách dùng đơn giản nhất là cho một vài giọt dầu thì là hòa cùng với dầu massage của trẻ hoặc các loại dầu nền khác như dầu dừa. Sử dụng hỗn hợp vừa pha thoa nhẹ nhàng xung quanh vùng bụng của trẻ. Cảm giác đau và khó chịu liên quan đến vấn đề tiêu hóa sẽ nhanh chóng tan biến.

Trên đây là một vài biện pháp khắc phục tại nhà giúp kích thích tiêu hóa, chống lại chứng đầy hơi, khó tiêu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mặc dù vậy, nếu nhận thấy bất kỳ phương pháp nào không tỏ ra hiệu quả hoặc tình trạng của trẻ ngày một nghiêm trọng hơn, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra.

Marry Baby