Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Thuốc an thai cho bà bầu gồm những chất nào, mẹ bầu nên dùng không?

Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, có đến khoảng 20% trường hợp sẩy thai không rõ nguyên nhân. Con số này cho thấy việc sảy thai sớm là một tình trạng phổ biến ở mẹ bầu. Nhằm hạn chế tình trạng sảy thai cũng như mong muốn để tăng cường sức khỏe của mẹ và bé, nhiều mẹ bầu đã lựa chọn việc bổ sung thêm các loại vitamin cũng như thuốc an thai cho bà bầu. Liệu điều này có thật sự cần thiết và mang đến kết quả như mong đợi hay không?

1. Thuốc an thai cho bà bầu là gì?

Hiện nay, trên thị trường dần có các loại thuốc bổ cho bà bầu hay còn gọi là thuốc an thai cho bà bầu. Các loại thuốc này sẽ giúp bổ sung các dưỡng chất mẹ cần trong thai kỳ. 

2. Các dưỡng chất có trong thuốc an thai cho bà bầu

Thông thường, thuốc dưỡng thai cho bà bầu sẽ giúp mẹ bổ sung các dưỡng chất như:

Vitamin A

Vitamin A đóng vai trò giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, tăng cường quá trình trao đổi chất, hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển của thai nhi. Do đó, việc bổ sung vitamin A là một điều vô cùng quan trọng trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu chỉ bổ sung vitamin A đơn lẻ và liều lượng không chính xác sẽ có rủi ro gây dị tật cho thai nhi nên mẹ bầu cần hết sức cẩn thận khi bổ sung loại vitamin này.

DHA 

Một số loại thuốc an thai cho bà bầu sẽ giúp bổ sung axit béo không no DHA (Docosa Hexaenoic Acid hay Omega 3 Acid). DHA có vai trò giúp hỗ trợ phát triển hệ thần kinh của thai nhi, cải thiện chỉ số IQ, tăng lưu thông tuần hoàn máu đến tử cung, hạn chế tiểu đường thai kỳ, trầm cảm sau sinh,…

Vì cơ thể con người không tự tổng hợp DHA được nên trong thai kỳ, mẹ bầu cần chủ động xây dựng thực đơn dinh dưỡng với các loại thực phẩm giàu DHA cũng như bổ sung DHA bằng cách dùng các loại thuốc dưỡng thai.

Canxi

Một dưỡng chất khác thường có mặt trong các loại thuốc an thai cho bà bầu chính là canxi. Canxi giúp nâng cao mật độ xương ở mẹ, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Hơn nữa, canxi còn giúp hình thành bộ xương thai nhi, đảm bảo hệ xương của trẻ cứng cáp và khỏe mạnh hơn, giúp răng chắc khỏe,…

Sắt 

Bổ sung sắt có thể giúp tăng cường trí thông minh của trẻ sau này cũng như tăng cảm giác ngon miệng cho mẹ, kích thích mẹ ăn nhiều hơn. Ngoài ra, trong thai kỳ, sử dụng các loại thuốc an thai cho bà bầu có bổ sung sắt có thể kích thích quá trình hình thành hồng cầu, hạn chế tình trạng mẹ bầu thiếu máu dẫn đến mệt mỏi, chóng mặt,…

Thiếu sắt có thể dẫn đến nguy cơ băng huyết sau sinh, suy nhược cơ thể, nhiễm trùng hậu sản, sinh non,… ở người mẹ cũng như tình trạng trẻ sinh ra bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân, suy giảm trí tuệ và thể lực,…

>>> Mẹ nên xem thêm: Làm thế nào để bổ sung sắt và canxi cho bà bầu đúng cách?

Acid folic

Khi mang thai, mẹ có thể sử dụng các loại thuốc an thai cho bà bầu giúp bổ sung acid folic để giúp ống thần kinh thai nhi được phát triển và hoàn thiện một cách tốt nhất. 

Ngoài ra, trước đây một số thuốc dưỡng thai còn có chứa hormone progesterone để ngăn ngừa khả năng sảy thai. Tuy nhiên, hiện nay các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hormone progesterone không có tác dụng trong việc ngừa sảy thai nên các loại thuốc dưỡng thai và chất bổ sung hiện nay cũng không còn cung cấp hormone này nữa.

>>> Mẹ có thể quan tâm: Bổ sung axit folic cho bà bầu: Bao nhiêu là đủ?

Vitamin B

Các loại vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B6, B9 và B12 có thể giúp giảm thiểu nguy cơ dị tật bẩm sinh cũng như làm giảm một số triệu chứng của thai kỳ, chẳng hạn như ngăn ngừa chuột rút, giảm cảm giác buồn nôn hay tình trạng nôn nghén,…

Tuy hiện nay có rất nhiều thực phẩm chứa vitamin nhóm B nhưng trong thai kỳ, mẹ bầu thường rất mệt mỏi nên mẹ có thể sử dụng thêm các loại thuốc an thai cho bà bầu có chứa thêm vitamin nhóm B mẹ nhé.

>>> Mẹ có thể quan tâm: Tác dụng của vitamin B5 với sức khỏe thai kỳ mà mẹ bầu nên biết

Vitamin C

Vitamin C hoặc axit ascorbic là một lacton hòa tan trong nước (được tổng hợp từ glucose) cần thiết cho các hoạt động của con người. Việc bổ sung vitamin C khi mang thai giúp làm giảm tỷ lệ nhập viện trong thai kỳ và mang lại lợi ích sức khỏe tổng thể cho cả mẹ và thai nhi. Vì thế, các loại thuốc an thai cho bà bầu hiện nay cũng thường chứa thêm vitamin C để giúp bé phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ.

Vitamin D

Vitamin D đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc hấp thụ, chuyển hóa canxi và phốt pho, từ đó hỗ trợ xây dựng và phát triển hệ xương cho thai nhi, giúp trẻ sinh ra thêm cứng cáp, khỏe mạnh. Không chỉ vậy, thiếu hụt vitamin D còn làm tăng nguy cơ tiền sản giật khi mang thai.

Iod

Sự thiếu hụt iod trong thai kỳ có thể làm chậm sự phát triển trí não và hệ thần kinh của thai nhi. Hơn nữa, việc không bổ sung đầy đủ iod trong thai kỳ cũng làm tăng nguy cơ bướu cổ ở mẹ và thai nhi do tuyến giáp mở rộng bất thường hoặc suy giáp do tuyến giáp hoạt động kém. Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, các loại thuốc an thai cho bà bầu hiện nay thường có bổ sung thêm iod như một thành phần có trong thuốc.

Kẽm 

Bổ sung đầy đủ hàm lượng kẽm cần thiết giúp hệ thống miễn dịch của mẹ và bé hoạt động một cách tốt nhất, hạn chế các vấn đề liên quan đến nhiễm trùng trong thai kỳ và sau khi vượt cạn. 

Ngoài ra, các loại thuốc an thai cho bà bầu thường có thành phần chứa kẽm do việc cơ thể được đáp ứng nhu cầu về kẽm có thể giúp mẹ bầu hạn chế những vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe như chuyển dạ sinh non, tăng huyết áp do thai nghén, chuyển dạ kéo dài, băng huyết sau sinh,… 

>>> Mẹ nên xem thêm: Vì sao cần bổ sung kẽm cho bà bầu? Liều lượng bao nhiêu?

Magie

Trong thai kỳ, mẹ bầu thường dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, suy nhược cơ thể và giải pháp cho mẹ lúc này chính là sử dụng các loại thuốc an thai cho bà bầu có chứa magie vì thành phần này có thể giúp mẹ cải thiện sức khỏe thai kỳ vô cùng hiệu quả. Hơn nữa, magie còn có công dụng ngăn ngừa nguy cơ bị tiền sản giật, sinh non hay tử vong sản khoa.

>>> Mẹ có thể đọc thêm: Review 5 loại thuốc Magnesi B6 được khuyến nghị

3. Có nên sử dụng thuốc an thai cho bà bầu hay không?

Trong thai kỳ, cơ thể sẽ cần một lượng lớn vitamin, khoáng chất và các dưỡng chất khác để nuôi dưỡng sự hình thành và phát triển của thai nhi cũng như duy trì sức khỏe của mẹ ở mức tốt nhất. Do đó, mẹ cần phải bổ sung các dưỡng chất cần thiết, tránh để xảy ra tình trạng thiếu chất khiến thai chậm phát triển cũng như dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe khác.

Bên cạnh việc xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, mẹ bầu có thể lựa chọn các loại thuốc bổ có cung cấp vitamin và các loại khoáng chất khác. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc an thai cho bà bầu nào, mẹ cần lưu ý: Dư thừa dưỡng chất cũng sẽ để lại những tác động xấu đối với sức khỏe của cả mẹ và bé.

Dùng thuốc sai chỉ định có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, sẩy thai, sinh non, tử vong ở trẻ sơ sinh,… Ảnh hưởng của thuốc đối với mẹ và thiên thần nhỏ sắp chào đời có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như:

  • Liều lượng thuốc
  • Loại thuốc
  • Tình trạng sức khỏe của mẹ 

>>> Mẹ có thể quan tâm: Bà bầu có nên uống vitamin tổng hợp? Những lưu ý quan trọng mẹ phải biết

Do đó, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi có ý định sử dụng bất kỳ loại thuốc an thai cho bà bầu nào trong thai kỳ. Nên cho bác sĩ biết được các loại thuốc mẹ đã và đang sử dụng (bao gồm thuốc theo toa, thuốc không kê đơn, các loại thảo dược và thực phẩm chức năng và thuốc bổ sung vitamin), tình trạng sức khỏe, các chẩn đoán về tình trạng bệnh hiện tại, mong muốn của mẹ trong thai kỳ,…

Dựa trên những thông tin được cung cấp cũng như tùy theo tình trạng sức khỏe, tuổi thai và sự phát triển của thai nhi, bác sĩ sản khoa sẽ có chỉ định các loại thuốc phù hợp nhất với mẹ. 

4. Liều lượng vitamin và khoáng chất bà bầu cần trong thai kỳ

thuốc an thai cho bà bầu

(*) Dựa trên giá trị khuyến nghị hàng ngày của WHO/FAO dành cho phụ nữ mang thai ở các nước đang phát triển.

  • Vitamin A và beta carotene: Giúp xương và răng của thai nhi phát triển. Khuyến nghị mỗi ngày phụ nữ có thai cần dung nạp đủ 600mcg.
  • DHA: Axit béo omega-3 rất quan trọng cho sự phát triển thần kinh của thai nhi và cũng có thể quan trọng đối với thời gian mang thai và cân nặng khi sinh. Mỗi ngày thai phụ cần ít nhất 200mg DHA để thai nhi phát triển toàn diện.
  • Canxi: Là chất chính đóng vai trò tạo ra xương và răng khỏe mạnh, giúp ngăn ngừa đông máu, giúp cơ và dây thần kinh hoạt động cho em bé từ trong bụng mẹ. Lượng canxi mẹ bầu cần mỗi ngày là từ 1000mg – 1200mg.
  • Sắt: Vô cùng quan trọng vì giúp sản xuất hemoglobin – một loại protein màu đỏ chịu trách nhiệm vận chuyển oxy trong máu; ngăn ngừa thiếu máu; nhẹ cân và đẻ non. Vì thế, mỗi ngày mẹ bầu cần dung nạp 27mg sắt thông qua bữa ăn và vitamin tổng hợp.
  • Magie: Mẹ bầu nên bổ sung 350mg magie mỗi ngày bằng hình thức ăn uống và cả việc sử dụng các loại thuốc an thai cho bà bầu.
  • Kẽm: Theo khuyến nghị, hàm lượng kẽm cần bổ sung còn tùy thuộc vào độ tuổi của người mẹ. Mỗi ngày, phụ nữ mang thai dưới 18 tuổi cần 12mg kẽm trong khi phụ nữ mang thai từ 19 tuổi trở lên cần 11mg.
  • Iod: Mẹ bầu nên ăn các loại thực phẩm giàu iod hoặc sử dụng các loại thuốc an thai cho bà bầu có chứa iod theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo cung cấp cho cơ thể 220mcg iod mỗi ngày. 
  • Vitamin C: Hàm lượng vitamin C mẹ bầu cần bổ sung mỗi ngày để có một thai kỳ khỏe mạnh nên rơi vào khoảng 60mg.

[inline_article id=182220]

Thuốc bổ hay còn gọi là thuốc an thai cho bà bầu có tác dụng cung cấp các loại dưỡng chất cần thiết để mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, việc uống thuốc sai chỉ định có thể dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, hãy cẩn thận trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để đảm bảo an toàn tối đa cho cả mẹ và bé, mẹ nhé!

Categories
Mang thai 3 tháng cuối

5 cách chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối

Với những bí kíp chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối sau đây, những buổi khám thai, chế độ dinh dưỡng hay những triệu chứng khó chịu sẽ không còn là mối bận tâm lớn của mẹ bầu trong giai đoạn này. Tham khảo ngay nhé!

Cách chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối
Cách chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối như thế nào mới tốt?

1/ Cách chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối: Những xét nghiệm quan trọng

Với mục đích kiểm tra sức khỏe mẹ bầu và thai nhi, những xét nghiệm trong 3 tháng cuối thai kỳ chủ yếu tập trung vào một số bệnh thông thường như thiếu máu, tiểu đường thai kỳ, liên cầu khuẩn…

Bên cạnh đó, trong những tháng cuối cùng này, các bác sĩ sẽ kiểm tra và “chốt” một lần cuối trước khi sinh những bất thường ở động mạch, tim và một số vùng ở cấu trúc não hay những bất thường về nhau thai, ngôi thai, nước ối… Khi có điều gì “không đúng” xảy ra, tuy không thể thay đổi tình hình, nhưng bầu có thể chọn cho mình cách ứng phó an toàn nhất như chọn nơi sinh, chọn cách sinh…

2/ Bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng cuối

Không chỉ giúp thai nhi bổ sung dưỡng chất cho giai đoạn phát triển “thần tốc”, chế độ dinh dưỡng phù hợp trong 3 tháng cuối còn là tiền đề quan trọng để mẹ bầu vượt cạn một cách dễ dàng hơn.

Vì vậy, trong cách chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối, ngoài việc tăng cường nhóm thực phẩm giàu đạm, sắt, can-xi, chất béo, bầu nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, thành phần quan trọng trong quá trình hình thành các mô liên kết ở da, xương và đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương. Đồng thời, vitamin C cũng giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt ở phần lớn các mẹ bầu trong 3 tháng cuối.

[inline_article id=78423]

3/ Thể dục cho bà bầu trong 3 tháng cuối

Cơ thể trở nên “ì ạch” và cảm giác lo lắng có thể gây hại cho thai nhi khiến nhiều mẹ bầu “chùn chân” khi nghĩ đến việc tập thể dục trong giai đoạn này. Thực tế, theo các chuyên gia dinh dưỡng và y tế, bà bầu tập thể dục trong 3 tháng cuối không chỉ giúp bé cưng phát triển tốt hơn mà còn có thể giúp “hành trình” vượt cạn diễn ra nhẹ nhàng, nhanh chóng hơn rất nhiều. Do đó, trừ khi có khuyến cáo đặc biệt từ bác sĩ chuyên khoa, nếu không, mẹ bầu không nên lơ là những bài tập trong 3 tháng cuối thai kỳ.

4/ Cách chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối: Cẩn thận với chứng phù nề

Lưu lượng máu gia tăng “dữ dội” trong tam cá nguyệt thứ 3 là nguyên nhân khiến nhiều mẹ bầu rơi vào tình trạng sưng, phù chân tay. Đây là một hiện tượng khá phổ biến trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu sưng phù chân đi kèm với cảm giác mí mắt nặng nề, chân nặng, da bóng, mất những nếp nhăn ở cổ tay, chân, bầu nên đi khám bác sĩ. Sưng phù chân trong một vài trường hợp có thể là dấu hiệu của nhiễm độc thai nghén, rất nguy hiểm.