Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Tác hại của thuốc tránh thai khẩn cấp, liệu có hay không?

Tác hại của thuốc tránh thai khẩn cấp, liệu có hay không? Việc dùng thuốc tránh thai là phương pháp phổ biến để giúp các cặp đôi tránh được tình trạng lộ chuyện “ăn cơm trước kẻng” hoặc vỡ kế hoạch gia đình. Nếu bạn từng dùng như… cơm bữa mà không biết tác hại của thuốc ngừa thai khẩn cấp thì nên đọc ngay bài viết này nhé.tác hại của thuốc tránh thai khẩn cấp

Thuốc tránh thai khẩn cấp là gì? 

Thuốc tránh thai khẩn cấp dùng để tránh thai sau khi quan hệ tình dục mà không sử dụng các biện pháp ngừa thai như bao cao su hoặc xuất tinh ngoài âm đạo. 

Hiện nay, thuốc tránh thai khẩn cấp (ECPs) rất phổ biến vì mang lại hiệu quả tức thì, giúp chị em tránh được nỗi lo có thai ngoài ý muốn.

*Lưu ý: Thuốc tránh thai khẩn cấp không giúp ngăn ngừa được các bệnh lây qua đường tình dục.

Có mấy loại thuốc tránh thai khẩn cấp?

Trên thị trường Việt Nam hiện nay phổ biến với 2 loại thuốc tránh thai khẩn cấp. Đó là thuốc tránh thai khẩn cấp 1 viên và thuốc tránh thai khẩn cấp 2 viên. 

  • Thuốc tránh thai khẩn cấp 1 viên chứa thành phần levonorgestrel: Khuyến cáo nên sử dụng thuốc trước 72 giờ sau khi quan hệ mà không có biện pháp bảo vệ. Muốn đạt hiệu quả tránh thai cao nhất thì chị em nên uống trong vòng 24 giờ sau khi quan hệ.
  • Thuốc tránh thai khẩn cấp 1 viên chứa thành phần mifepristone: Khuyến cáo nên sử dụng trong vòng 120 giờ sau khi quan hệ mà không có biện pháp bảo vệ.
  • Thuốc tránh thai khẩn cấp 2 viên được khuyến cáo nên uống viên đầu tiên trong vòng 72 giờ sau khi quan hệ. Viên thứ 2 uống sau viên thứ nhất 12 giờ. Đặc biệt với loại thuốc này, bạn cần uống đủ 2 viên mới có tác dụng tránh thai.

    tác hại của thuốc tránh thai khẩn cấp
    Tác hại của thuốc tránh thai khẩn cấp có không?

Tác hại của thuốc tránh thai khẩn cấp, liệu có hay không?

Câu trả lời là không. Tác hại của thuốc tránh thai khẩn cấp 1 viên cũng như các loại thuốc tránh thai EC đến nay chưa được ghi nhận. Tất cả các loại thuốc tránh thai đều không gây nguy hiểm cho phụ nữ. Song, bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ phổ biến khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp như sau:

  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Chóng mặt
  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Chảy máu âm đạo nhẹ và tự hết trong vòng 3 ngày.

1. Việc uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị trễ kinh có đúng không?

Câu trả lời là đúng. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), việc uống tránh thai khẩn cấp thường xuyên có thể dẫn đến tăng tác dụng phụ, chẳng hạn như kinh nguyệt không đều. 

Điều này có nghĩa là thuốc tránh thai khẩn cấp có thể khiến bạn bị trễ kinh hoặc có kinh sớm hơn chu kỳ bình thường.

tác hại của thuốc tránh thai khẩn cấp
Việc uống thuốc tránh thai khẩn cấp có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt

2. Việc uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị rong kinh có đúng không?

Câu trả lời là đúng. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp (ECP) có thể gây chảy máu âm đạo.

Tuy nhiên, tác dụng phụ này rất nhẹ, không phổ biến và thường tự khỏi mà không cần dùng thuốc.

3. Thuốc tránh thai khẩn cấp có gây vô sinh không?

Thuốc tránh thai khẩn cấp có thể gây ra một số tác dụng phụ nhưng không gây hại cho khả năng sinh sản của phụ nữ.

[inline_article id=88685]

Khi nào mới nên dùng thuốc tránh thai khẩn cấp?  

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, phụ nữ chỉ nên uống thuốc tránh thai khẩn cấp trong những trường hợp sau:

  • Khi quan hệ tình dục mà không có biện pháp bảo vệ
  • Bị tấn công tình dục trong lúc không dùng biện pháp tránh thai
  • Có dùng phương pháp tránh thai khi quan hệ tình dục nhưng bạn cảm thấy không yên tâm với phương pháp đó
  • Bao cao su bị rách, trượt hoặc dùng sai cách
  • Uống thuốc trễ hơn 3 giờ so với thời gian uống thuốc chỉ có progestogen (minipill) hoặc trễ hơn 27 giờ sau khi uống thuốc trước đó
  • Trễ hơn 12 giờ so với thời gian uống thuốc chứa desogestrel thông thường (0,75mg) hoặc trễ hơn 36 giờ sau khi uống thuốc trước đó
  • Trễ hơn 2 tuần đối với thuốc tiêm progestogen norethisterone enanthate (NET-EN)
  • Trễ hơn 4 tuần đối với thuốc chỉ chứa progestogen-depot-medroxyprogesterone acetate (DMPA)
  • Trễ hơn 7 ngày đối với biện pháp tránh thai tiêm kết hợp (CIC)
  • Bị rách cơ hoành hoặc nắp cổ tử cung bị cắt bỏ
  • Xuất tinh trong âm đạo hoặc trên cơ quan sinh dục ngoài
  • Thuốc diệt tinh trùng bị hỏng
  • Tính toán sai thời gian kiêng khem hoặc không kiêng
  • Sử dụng một phương pháp tránh thai vào những ngày dễ đậu thai của chu kỳ theo kinh nghiệm dân gian

    tác hại của thuốc tránh thai khẩn cấp
    Cẩn trọng dùng thuốc tránh thai khẩn cấp cho những trường hợp đặc biệt

Mặc dù chưa có ghi nhận về những tác hại của thuốc tránh thai khẩn cấp, song một số tác dụng phụ của loại thuốc này cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, chị em không nên dùng tùy tiện nhé.

Hanako