Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Tắc tia sữa bị sốt có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách khắc phục

Viêm tắc tia sữa là hiện tượng dòng sữa bị ứ lại, gây ra một cục hoặc đốm mềm ở vú. Mẹ gặp tình trạng này sẽ cảm thấy vú cương cứng, rất đau, nóng, có thể bị sốt. Nếu không can thiệp kịp thời, tắc tia sữa bị sốt sẽ khiến người bệnh hóa mủ vùng vú, dẫn đến áp xe vú sau sinh rất nguy hiểm.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về tình trạng tắc tia sữa bị sốt, mẹ cùng tham khảo nhé.

Hiện tượng viêm tắc tia sữa

Để hiểu vì sao tắc tia sữa bị sốt và tắc tia sữa bị sốt có nguy hiểm không, mẹ cần biết tắc tia sữa là gì, nguyên nhân gây tắc tia sữa và triệu chứng của viêm tắc tia sữa.

1. Tắc tia sữa là gì? Cơ chế sản xuất sữa

Trong bầu vú của mẹ, các nang sữa chịu trách nhiệm sản xuất sữa. Lượng sữa theo các ống dẫn đổ về xoang chứa sữa ở phía sau quầng vú. Dưới sự kích thích của trẻ, sữa sẽ chảy ra ngoài. Tuy nhiên, nếu trong lòng ống dẫn bị hẹp bít lại, dòng sữa sẽ bị chặn lại. Tại chỗ tắc sẽ dần tạo thành hòn cục do hiện tượng sữa đông kết. Trong lúc đó, sữa vẫn tiếp tục được tạo ra, gây áp lực lên các ống dẫn sữa, từ đó tạo ra tình trạng viêm.

[inline_article id=272964]

2. Nguyên nhân khiến mẹ bị tắc tia sữa

Sữa mẹ dư thừa: Một trong các nguyên nhân gây tắc tia sữa là do sữa mẹ còn thừa ở trong bầu ngực. Lượng sữa này sẽ đọng lại, gây ra hiện tượng tắc nghẽn.

Áp lực cho ngực: Mẹ mặc một chiếc áo ngực quá chật, áo bó đôi khi cũng khiến các tia sữa bị tắc. Ngoài ra, việc nằm sấp khi ngủ cũng gây ra tình trạng tương tự.

Bé bú mẹ không đúng cách: Khi bé ngậm vú mẹ không đúng cách, bé sẽ không thể bú đủ lượng sữa mẹ sản xuất ra. Do đó, sữa còn tồn đọng lại trong bầu ngực, dần dần dẫn đến tắc tia sữa.

Mẹ không cho bú thường xuyên: Lượng sữa mẹ được tiết ra liên tục sau khi sinh em bé. Vì thế, nếu không cho bé bú thường xuyên, sữa sẽ đọng lại trong bầu ngực.

Vệ sinh kém khi cho con bú: Khi đầu vú và bàn tay không được vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn sẽ theo đó xâm nhập vào ống dẫn sữa. Chúng sẽ gây nhiễm khuẩn, cản trở đường đi của sữa và làm tắc nghẽn.

Stress: Căng thẳng sẽ làm chậm quá trình sản sinh hormone oxytocin. Đây là hormone có nhiệm vụ kích thích vú tiết sữa.

stress làm tắc tia sữa bị sốt sau sinh

3. Triệu chứng của tắc tia sữa

Các dấu hiệu và triệu chứng của mẹ bị tắc tia sữa bị sốt có thể xuất hiện đột ngột. Chúng có thể bao gồm:

  • Căng hoặc ấm vú khi chạm vào
  • Sưng vú
  • Mô vú dày hơn hoặc một khối u ở vú
  • Đau hoặc cảm giác nóng rát liên tục hoặc trong khi cho con bú
  • Đỏ da
  • Sốt cao 

>> Mẹ có thể xem thêm: Mẹ bị sốt có cho con bú được không?

Vì sao mẹ tắc tia sữa bị sốt cao?

Khi mẹ bị tắc tia sữa, có thể kích thích các phản ứng viêm tại chỗ do vi khuẩn hoặc không do vi khuẩn. Hậu quả là mẹ có thể sưng nóng, đỏ và đau tại chỗ hoặc toàn thân. Thân nhiệt từ 37,8ºC trở lên được xem là sốt.

Tắc tia sữa bị sốt có sao không?

tắc tia sữa bị sốt có sao không
Tắc tia sữa bị sốt có sao không?

Hầu hết các trường hợp tắc tia sữa bị sốt thường không nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Mẹ sẽ chỉ mệt mỏi, đau ngực, sữa tiết ra ít hoặc mất sữa. Nhưng nếu mẹ bị kéo dài và không được can thiệp hợp lý có hiệu quả, tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến cơ thể. Mẹ có thể bị viêm tuyến vú, áp xe tuyến vú gây ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa. 

Vì vậy, mẹ không được chủ quan khi khi bị tắc tia sữa nhé. Tham khảo cách hạ sốt khi bị tắc tia sữa sẽ giúp mẹ tránh những biến chứng có thể xảy ra. 

>> Mẹ có thể xem thêm: Đau bầu sữa khi cho con bú: 3 nguyên nhân và giải pháp khắc phục

Mẹ bị tắc tia sữa bị sốt phải làm sao?

 Khi tắc tia sữa bị sốt hoặc đau vú, mẹ có thể được kê thuốc paracetamol để giảm đau hạ sốt, bên cạnh đó mẹ nên thực hiện những việc sau: 

Chườm nóng và massage bầu ngực trước khi cho bú: Phương pháp này giúp bầu ngực mềm mại hơn, giảm sưng đau. Hơi nóng từ hành động chườm có tác dụng đánh tan sữa đông, nới rộng ống dẫn sữa.

Cho con bú bình thường: Mẹ bị tắc tia sữa bị sốt vẫn có thể tiếp tục cho con bú, ngay cả khi sữa ra ở đầu ti rất ít. Hành động bú mẹ của bé có tác dụng kích thích tuyến vú sản xuất sữa. Ngoài ra, điều này còn làm giảm tình trạng ùn tắc, ứ đọng sữa trong bầu ngực.

Vệ sinh sạch sẽ đầu vú: Núm vú là phần mà vi khuẩn dễ xâm nhập và làm tắc tia sữa. Chính vì thế, cần vệ sinh phần ngực sạch sẽ, nhất là phần đầu vú của mẹ. Dùng khăn sạch, mềm nhúng vào nước ấm để lau sạch đầu vú trước và sau khi bé đã bú xong.

Hút sữa ra càng nhiều càng tốt: Tắc tia sữa bị sốt phải làm sao? Hãy nhờ sự giúp đỡ của máy hút sữa để hút toàn bộ lượng sữa dư thừa trong bầu ngực. Máy hút sữa có thể hiệu quả trong việc lấy sữa còn thừa và ít gây tổn thương mô vú hơn so với việc vắt bằng tay nếu không biết cách.

cách chữa tắc tia sữa bị sốt: hút sữa càng nhiều càng tốt

Thay đổi tư thế khi cho con bú: Điều chỉnh tư thế để trẻ bú có hiệu quả. Có thể mẹ phải cho con bú trước mặt bác sĩ để được điều chỉnh cho bú đúng cách nhằm giúp giải quyết đa số trường hợp. Nếu có thể, mẹ nới lỏng quần áo bó sát hoặc không mặc áo ngực trong vài ngày. 

Dùng thuốc giảm đau: Paracetamol là thuốc giảm đau hạ sốt tương đối an toàn và hiệu quả cho cả mẹ và em bé. Nhưng nhớ sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ mẹ nhé.

>>Mẹ có thể xem thêm: Mẹ cho con bú có uống được paracetamol? Phương án an toàn cho mẹ là gì?

Bài thuốc dân gian trị tắc tia sữa bị sốt

Một số bài thuốc dân gian trị tắc tia sữa bị sốt có thể sử dụng, bao gồm:

–  Hơ nóng 9 lá mít tươi, đặt lên vùng nào cứng nhất ở mỗi đầu vú. Tiếp đó dùng tay xoa bóp, ấn mạnh từ trên xuống dưới. Cho trẻ bú ngay khi có sữa trào ra, làm liên tục vài ngày sau đó.

–  Nấu xôi nếp, khi xôi còn nóng bọc trong hai khăn vải mềm, chườm hai bên ngực. Chườm liên tục theo nguyên tắc từ ngoài vào trong cho đến khi xôi nguội. Sữa sẽ về đều cả hai bên.

– Dùng quả đu đủ non cũng có thể giúp mẹ ngừa tình trạng này. Cắt đu đủ thành lát mỏng, nướng lên cho nóng rồi đắp vào hai bên bầu vú. Mẹo này cũng có tác dụng làm thông tia sữa.

[key-takeaways title=””]

Các bài thuốc dân gian trên đây đều là dựa trên nguyên tắc chườm ấm, mẹ bầu tham khảo có chừng mực và nên chú ý đến tính an toàn, vệ sinh, tránh nguy cơ bỏng nhiệt.

[/key-takeaways]

>> Mẹ có thể xem thêm: Ăn măng có mất sữa không? Ngưng ăn ngay nếu không hối hận mẹ ơi

Nếu mẹ áp dụng các phương pháp trên nhưng vẫn gây tắc tia sữa bị sốt, mẹ nên nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám và chữa trị. Sau khi điều trị thành công, mẹ cần cho bé bú thường xuyên nhé.