Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Vì một số lý do, tuyến lệ ở trẻ sơ sinh bị tắc nghẽn và dẫn đến tình trạng tắc tuyến lệ khiến bé khó chịu và ảnh hưởng đến tầm nhìn của bé.
Bài viết này sẽ trình bày tất tần tật những thông tin mẹ cần biết về tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh bao gồm nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, biến chứng và cách chữa trị bệnh.

1. Tình trạng tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh là gì?

Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là tắc lệ đạo (Nasolacrimal Duct Obstruction) được xem là tình trạng tắc nghẽn sự lưu thông nước mắt trong hệ thống ống nối từ mắt xuống đến mũi. Tắc lệ đạo là bệnh lý thường gặp và xuất hiện chủ yếu trong những ngày đầu sau sinh.

Hình ảnh tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh
Hình ảnh tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh

2. Dấu hiệu tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ có thể có nhiều triệu chứng và dấu hiệu khác nhau. Một số dấu hiệu thường gặp của tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Bé chảy nước mắt nhiều hơn bình thường (ngay cả khi trẻ không khóc).
  • Lông mi bé bị bám bởi nhiều hạt ghèn khô.
  • Có chất nhầy hoặc ghèn vàng trong mắt.
  • Mắt bị kích ứng đỏ (do trẻ dụi mắt).

Thông thường, các triệu chứng tắc tuyến lệ sẽ xuất hiện ở trẻ sơ sinh từ 0-12 tuần tuổi. Nhưng đôi khi, các dấu hiệu của tắc tuyến lệ chỉ xuất hiện khi tuyến lệ của bé bị nhiễm trùng. Các dấu hiệu khi tuyến lệ bị nhiễm trùng là:

>> Xem thêm: Trẻ nháy mắt liên tục, thái quá là do đâu? Có phải do tắc tuyến lệ?

3. Nguyên nhân gây tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh

Tắc tuyến lệ là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là từ 0-5 tuổi. Nguyên nhân của tắc tuyến lệ thường là do quá trình hình thành lệ đạo trong bào thai chưa hoàn chỉnh nên đầu dưới của ống lệ mũi còn màng tắc. Một nguyên nhân khác nữa là do kích thước tuyến lệ quá nhỏ không đủ để nước mắt thoát ra nên làm tắc.

Khi ống dẫn nước mắt đã phát triển hoàn thiện, tình trạng này sẽ thường tự khỏi và biến mất, thường chỉ trong vòng vài tuần hoặc vài tháng sau khi sinh. Với câu trả lời này, mẹ có thể giải đáp thắc mắc tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh có tự khỏi không. 

Ngoài ra, đối với trẻ lớn hơn, nguyên nhân tắc tuyến lệ còn có thể là do Polyp mũi làm tắc nghẽn đường thoát nước mắt của ống lệ mũi, trẻ có u nang hoặc khối u ở mũi. Cha mẹ có thể đưa bé đi khám bác sĩ để an tâm và sớm phát hiện ra nguyên nhân gây tắc tuyến lệ.

Nguyên nhân gây tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh

4. Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe bé. Bệnh không gây tổn hại cho mắt hoặc thị lực và thường vô hại. Ở hầu hết trẻ sơ sinh, tình trạng này sẽ tự khỏi trước khi trẻ được 1 hoặc 2 tuổi.

Tuy nhiên, có một số trường hợp tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh không thể tự khỏi và có thể gây biến chứng cho bé. Trẻ sơ sinh tắc tuyến lệ bị chảy nước mắt liên tục có thể dẫn đến biến chứng nhiễm trùng mắt, tái đi tái lại. Trẻ cũng có thể bị viêm kết mạc (mắt đỏ, viêm) cần dùng thuốc nhỏ kháng sinh. Tuy hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra đó là tuyến lệ của bé có thể bị sưng và nhiễm trùng (viêm tuyến lệ).

>> Xem thêm: Trẻ bị chóng mặt thường xuyên khi nào là dấu hiệu bất thường?

5. Trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ phải làm sao?

5.1 Tắc lệ đạo ở trẻ sơ sinh được chẩn đoán như thế nào?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dựa trên lịch sử bệnh lý của bé và gia đình hoặc hỏi cha mẹ các triệu chứng bé đang mắc phải xem có phải là của tắc tuyến lệ không. Các xét nghiệm bổ sung thường không được yêu cầu để xác nhận chẩn đoán.

5.2 Cách điều trị tắc lệ đạo ở trẻ sơ sinh

Cách điều trị tắc lệ đạo ở trẻ sơ sinh

Hầu hết các trường hợp tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh bẩm sinh đều tự khỏi, hoặc cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa như:

  • Massage mũi: Nếu trẻ bị tắc tuyến lệ, cha mẹ có thể làm theo hướng dẫn cách xoa bóp mắt và mũi cho bé. Dùng ngón tay ấn nhẹ vào bên ngoài mũi của bé rồi vuốt xuống về phía chóp mũi. Thực hiện massage thường xuyên (5-10 lần) mỗi ngày. Việc xoa bóp có thể giúp tuyến lệ giãn nở và làm giảm tắc nghẽn nước mắt cũng như ghèn.
  • Vệ sinh mắt: Lau mắt trẻ bằng khăn mềm và nước ấm để làm sạch dịch tiết và chất nhờn.
  • Nhỏ thuốc: Nếu tình trạng tắc nghẽn trở nên nặng hơn, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh cho bé. 

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ thực hiện các loại phẫu thuật khác nhau để mở chỗ tắc nghẽn như:

  • Thăm dò bằng dụng cụ kim loại mỏng: Bác sĩ nhãn khoa nhẹ nhàng đưa một dụng cụ kim loại mỏng (đầu dò) qua tuyến lệ để mở chỗ tắc nghẽn. Sau đó, bác sĩ xả ống dẫn bằng nước vô trùng để đảm bảo đường đi thông suốt. Đây là cách phẫu thuật điều trị tắc tuyến lệ được sử dụng nhất.
  • Đặt ống lệ đạo bằng ống silicone: Bác sĩ nhãn khoa đặt ống silicone vào lệ đạo để kéo căng ống dẫn. Các ống này sẽ được giữ nguyên trong 3–6 tháng, sau đó được tháo ra tại phòng khám.
  • Giãn ống thông bóng: Bác sĩ nhãn khoa đặt một quả bóng vào tuyến lệ và bơm phồng tuyến lệ bằng dung dịch vô trùng. Phương pháp này giúp mở rộng lệ đạo. 

>> Xem thêm: Đường gờ trên đầu trẻ sơ sinh có phải là dị tật không?

[inline_article id=170558]

Trên đây là toàn bộ thông tin tổng quan về tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh. Chúc bé luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện nhé!

Ngoài ra, trên MarryBaby có công cụ giúp mẹ biết được Hình ảnh trực quan phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường? để mẹ điều chỉnh chế độ ăn, bú sữa cho mẹ hợp lý hơn. Mẹ còn có thể tham gia cộng đồng và đặt câu hỏi để các chuyên gia, bác sĩ trả lời về mọi vấn đề mà mẹ đang thắc mắc. Còn chần chừ gì nữa mà không bấm đăng ký trở thành thành viên MarryBaby tại góc bên phải trên màn hình để được hưởng quyền lợi độc quyền ngay mẹ nhỉ!

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi

Trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi hay bé 20 ngày tuổi đa phần trông bụ bẫm hơn lúc mới sinh. Nếu xem lại hình ảnh em bé mới chào đời, mẹ sẽ thấy có một sự thay đổi “không hề nhỏ”. Da bé đã chuyển sang trắng hồng, những nét trên khuôn mặt cũng rõ hơn, đặc biệt trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi cứng cáp và lanh lợi hơn rất nhiều so với lúc mới sinh. Nhìn chung, mẹ không còn “thất vọng” vì ngoại hình của bé nữa.

Nhưng bù lại, bé quấy khóc nhiều hơn. Khóc là cách bé giao tiếp với mẹ cũng như báo cho mẹ biết bé có điều “chưa ổn” như bé đói, tã ướt, bé muốn được ôm ấp vỗ về, bé đau bụng hay cảm thấy khó chịu trong người… 

Vậy ở giai đoạn trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi, còn điều gì mẹ cần biết và quan tâm?

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi 

1. Các chỉ số chiều cao, cân nặng của trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi

Em bé của mẹ sẽ tiếp tục phát triển rất nhanh trong tháng này. Mỗi ngày bé có thể tăng 20–30g và khi đủ tháng sẽ dài thêm 4,5–5cm so với lúc sinh.

Khi được 2,5 tuần tuổi, chu vi vòng đầu trung bình của bé trai là 39,21cm, chu vi vòng đầu trung bình của bé gái là 37,97cm.

>> Xem thêm: 

2. Các mốc phát triển của trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi

Trẻ 3 tuần tuổi đã có thể kiểm soát tốt hơn các cơ của bé cũng như phát triển nhanh về não bộ thông qua khả năng tập trung, quan sát, lắng nghe…

  • Nhiều trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi đã có thể nâng đầu 45 độ khi nằm sấp, giữ trong vài giây, thậm chí có thể quay đầu sang một bên để nhìn theo mẹ khi mẹ di chuyển trong phòng.
  • Mẹ cũng sẽ nhận thấy các chuyển động tay và chân của bé trở nên thuần thục hơn, ít bị giật hơn.
  • Tầm nhìn và khả năng tập trung của bé đã cải thiện đáng kể. Bé có thể nhìn chằm chằm vào những hình ảnh trên điện thoại di động hoặc một món đồ chơi đang chuyển động trước mặt.
  • Bé dường như rất hứng thú quan sát khuôn mặt của mẹ và lắng nghe mẹ trò chuyện.

>> Xem thêm: Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con phát triển cảm xúc và trí tuệ

3. Giấc ngủ: Trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi ngủ bao nhiêu tiếng?

Trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi vẫn còn dành phần lớn thời gian để ngủ, khoảng 16-18 tiếng mỗi ngày. Mặc dù mẹ muốn thiết lập thời gian ngủ cho bé thông qua các hoạt động tắm, đọc sách bé nghe, hát ru bé ngủ… nhưng dường như đây chưa phải là thời điểm thích hợp.

Trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi ngủ ít có sao không? Trẻ sơ sinh cần ngủ để tăng trưởng và phát triển tốt. Thông thường, trẻ cần ngủ từ 14 đến 17 giờ trong một ngày.

Trẻ sơ sinh sẽ ngủ từng giấc ngắn khoảng 2 đến 3 giờ mỗi giấc, thậm chí có thể ngủ tới 4 giờ mỗi lần, nhưng thường trẻ dậy vì thấy đói. Trẻ sơ sinh có thể ngủ trở lại ngay sau khi bú hoặc có thể thức đủ lâu để chơi một trò chơi không tốn quá nhiều thời gian.

Nếu trẻ sơ sinh ngủ ít hơn 14 giờ/ngày, mẹ có thể xem liệu con có đang bị đói hay không? Cách mẹ cho trẻ ăn đã đảm bảo bé đủ no hay chưa? Môi trường ngủ của con có đủ tối không? Ngoài ra, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cũng khuyến khích cho trẻ được nằm gần bố mẹ (nhưng không phải chung giường) thời gian đầu sau khi sinh.

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng một ngày là đủ?

4. Trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi ăn bao nhiêu?

Mẹ thường lăn tăn không biết trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi ăn bao nhiêu khiến mẹ bận tâm. Bé sẽ bú khoảng 8-12 lần một ngày bao gồm bú đêm, mỗi lần bú có dung tích khoảng 90-150ml. Tuy nhiên đây chỉ là lượng sữa tham khảo. Bé có thể bú ít hoặc nhiều hơn khoảng này.

>> Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng “chuẩn” cho trẻ từ 0-12 tháng tuổi

Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi

5. Trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi quấy khóc là do đâu?

Trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi quấy khóc và khó ngủ là một tình trạng khiến nhiều mẹ lo lắng. Trong quá trình chăm sóc con, nếu mẹ trải qua hiện tượng này, mẹ xem thử liệu những yếu tố sau đây có đang ảnh hưởng con không nhé:

  • Lịch trình ăn, ngủ của bé 20 ngày tuổi không nhất quán, không có giờ giấc cụ thể.
  • Con chơi đùa, nghịch ngợm quá nhiều vào ban ngày; khiến hệ thần kinh bị kích thích mạnh, gây khó ngủ.
  • Trẻ 3 tuần tuổi có thể bị đói, bị khát hoặc ăn quá no; cả hai yếu tố đều gây ra tình trạng trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi quấy khóc.
  • Con đang bị mặc quần áo, hoặc tã, bỉm quá chật. Dẫn đến da của bé bị kích thích, dị ứng.
  • Trẻ bị dị ứng với đạm sữa mẹ.

6. Tiêu hóa: Trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi không đi ngoài

Nhiều mẹ thấy bé không đi ngoài và cảm thấy lo lắng. Trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi không đi ngoài trong 3 ngày thì mẹ không cần phải quá lo lắng. Vậy trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi đi ngoài mấy lần? Trên thực tế, tần suất đi ngoài của trẻ phụ thuộc vào tuổi và chế độ ăn uống. Việc trẻ sơ sinh hai ba ngày không đi ngoài hầu hết không phải là vấn đề nghiêm trọng và không cần điều trị.

Thông thường, trẻ được bú sữa mẹ sẽ không gặp các vấn đề về táo bón. Nếu mẹ cảm thấy lo lắng về việc trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi không đi ngoài, mẹ luôn có thể hỏi bác sĩ để xem có những cách can thiệp cho con hay không.

>> Mẹ xem thêm:

7. Bé 3 tuần tuổi hay vặn mình

Mẹ có thể thấy bé 3 tuần tuổi hay vặn mình, mặt đỏ lên trong khi thức giấc hoặc khi ngủ. Đây là một hiện tượng khá phổ biến của trẻ sơ sinh vài tuần tuổi tới 2 tháng; bé sẽ không vặn mình nhiều khi được 3 đến 4 tháng tuổi.

Một số dấu hiệu trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi hay vặn mình có thể đến từ bệnh lý:

  • Bé vặn mình kèm các biểu hiện ọc sữa, ra mồ hôi trộm, quấy khóc nhiều.
  • Ngứa, nóng rát, bé hay gãi tai, gây ra phản ứng vặn mình, gồng mình…

Các vấn đề thường gặp của trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi

1. Hội chứng Colic

Hội chứng Colic thường xuất hiện ở khoảng 40% trẻ nhỏ từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 6 sau sinh.

Hội chứng Colic để chỉ hiện tượng trẻ khóc liên tục khoảng 3 giờ đồng hồ, hơn 3 ngày mỗi tuần và thường khóc vào chiều tối. Trẻ khóc to, không thể dỗ nín khiến mẹ rất mệt mỏi. Hiện tượng này sẽ tự hết khi bé 3, 4 tháng tuổi.

Khoa học cũng chưa giải thích được hiện tượng này. Một số giả thiết đặt ra như hệ thần kinh của bé chưa hoàn thiện nên dễ bị kích thích, bé bị dị ứng sữa, mất cân bằng hệ vi khuẩn trong đường tiêu hóa…

Để làm dịu cơn khóc của bé, mẹ có thể ẵm bé lên, đi lại hoặc đu đưa con nhẹ nhàng trong vòng tay, cho trẻ nằm sấp hoặc vỗ lưng cho trẻ ợ hơi

2. Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh

Tắc tuyến lệ là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, mẹ sẽ không biết cho đến khi có nước chảy ra hoặc có rỉ màu xanh lá cây ở khóe mắt của bé.

Tình trạng tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh sẽ tự khỏi khi trẻ được 1 tuổi. Tuy nhiên, nếu mẹ không biết cách vệ sinh mắt cho bé thì có thể dẫn đến viêm nhiễm.

Mẹ có thể nhỏ mắt cho bé bằng nước muối sinh lý 3-4 lần mỗi ngày, sau đó nhẹ nhàng lau sạch gỉ ghèn trên mắt của bé. Bên cạnh đó, mẹ cần massage tuyến lệ để thông ống lệ cho con.

Tắc tuyến lệ

Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi

1. Dinh dưỡng cho bé

Trẻ 3 tuần tuổi bú bao nhiêu? Mặc dù giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt (growth spurts) có thể kéo dài từ tuần thứ 2 sang tuần thứ 3 nhưng mẹ có thể nhận thấy tần suất bú ở trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi giảm nhẹ so với tuần trước. Ở tuần này, bé vẫn cần bú theo nhu cầu và các cữ bú có thể kéo dài từ 20 phút đến 1 tiếng.

2. Bổ sung vitamin D

Bổ sung vitamin D rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh vì sữa mẹ không chứa đủ lượng vitamin D mà bé cần. Thiếu vitamin D có thể làm trẻ còi xương, chậm phát triển.

Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin D cần theo chỉ định của bác sĩ vì dư thừa vitamin D cũng gây hại cho bé.

3. Trữ đông sữa

Nếu sữa nhiều, mẹ có thể vắt sữa trữ đông. Nhớ dán nhãn ghi ngày tháng trên túi sữa để tiện cho việc sử dụng sau này. Nhưng nhớ là chỉ vắt sữa khi bé đã bú no, bú đủ.

4. Tương tác với bé

Mặc dù trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi chưa thể hiểu mẹ nói gì nhưng trò chuyện với bé thường xuyên một cách to, rõ sẽ rất tốt cho sự phát triển ngôn ngữ của bé ở giai đoạn sơ sinh.

[inline_article id=248129]

6. Chăm sóc da cho trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi

Trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi thường gặp một số vấn đề về da như phát ban, mụn trứng cá, cứt trâu

Đề phòng ngừa tình trạng này, mẹ có thể làm theo hướng dẫn sau:

  • Tránh tắm cho bé bằng xà phòng, chỉ nên dùng sữa tắm dành riêng cho bé.
  • Giảm số lần tắm của bé xuống, một tuần chỉ cần tắm 3, 4 lần. Ngày không tắm mẹ sẽ lau người cho bé bằng nước ấm.
  • Sử dụng bột giặt và nước xả loại không gây kích ứng cho bé.
  • Không nặn mụn trên người của bé.
  • Nếu bé bị cứt trâu trên da đầu thì mẹ có thể áp dụng cách sau: dùng dầu dừa hoặc dầu oliu bôi lên vùng da bị cứt trâu, để 15-30 phút rồi gội đầu cho bé bằng loại dầu gội trẻ em. Tuy nhiên, để tránh trường hợp bé bị kích ứng, mẹ nên bôi thử trước một ít dầu lên da.
  • Nếu bé bị hăm tã thì không nên tiếp tục cho bé mặc tã đồng thời giữ cho vùng da bị hăm được thông thoáng. Mẹ có thể trị hăm cho bé theo kinh nghiệm dân gian cũng rất hiệu quả.
  • Nếu các triệu chứng trên da nghiêm trọng thì mẹ nên cho bé đi khám để được tư vấn và điều trị dứt điểm.

Hội chứng Colic

Chăm sóc bé trai cắt bao quy đầu

Trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi nếu được cắt bao quy đầu lúc mới sinh thì lúc này vết thương đã lành. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín của bé. Nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu nào như chỗ cắt bao quy đầu chảy mủ, sưng đỏ thì nên cho trẻ đi khám để an toàn cho con. 

7. Chăm sóc và vệ sinh cuống rốn

Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh, mẹ lưu ý:

  • Chuẩn bị các dụng cụ chăm sóc rốn: cồn 70 độ, bông vô trùng, gạc vô trùng. Các dụng cụ này rất dễ tìm, hầu hết các nhà thuốc hiện tại đều có bán.
  • Mẹ cần phải rửa tay thật sạch với xà phòng và có thể rửa lại thêm một lần nữa với cồn 70 độ.
  • Kiểm tra những dấu hiệu bất thường tại khu vực rốn của trẻ như cuống rốn mềm nhũn, có dịch mủ chảy ra, mùi hôi, vùng da xung quanh sưng nề đỏ…
  • Lấy bông vô trùng thấm nước muối sinh lý rồi lau xung quanh rốn. Miếng bông đầu tiên sẽ lau từ chân rốn ngược lên cuống rốn. Miếng bông tiếp theo sẽ dùng để lau vòng quanh rốn (vị trí rốn tiếp xúc với da bụng). Sau đó, dùng miếng bông khác lau phần da xung quanh rốn.
  • Sau khi lau xong, để rốn trẻ khô tự nhiên mà không cần sử dụng băng rốn cho bé.

8. Quấn tã cho trẻ 3 tuần tuổi

Khi mẹ đang cho con bú, kể từ khi bé bắt đầu nút thì tã đã bắt đầu đầy. Đây là một phản xạ tự nhiên và sẽ đi vào nề nếp trong vài tuần. Một số mẹ chọn không thay tã cho bé trước khi bú vì việc tã bẩn là điều chắn chắn xảy ra; miễn sao bé không hăm tã và da không bị tổn thương.

Tìm ra cách thay tã cho trẻ sơ sinh hiệu quả như: đặt tã ở vài nơi trong nhà để thuận tiện hơn thay vì chỉ đặt ở một chỗ cố định; hay mẹ cũng có thể khuyến khích chồng thường xuyên thay tã cho bé.

9. Vệ sinh, tắm rửa cho bé 20 ngày tuổi

Mẹ không cần thiết tắm rửa hàng ngày cho bé 3 tuần tuổi, nhưng đây có thể là một kinh nghiệm rất dễ chịu cho cả hai mẹ con. Nếu con chưa được nằm yên và không muốn ngủ; tắm nước ấm có thể là một cách giúp con thư giãn. Một số bé không thích cảm giác tiếp xúc trực tiếp vào cơ thể. Trong trường hợp đó, mẹ hãy đặt một chiếc khăn ấm trên bụng bé khi cho bé vào chậu tắm để giúp bé cảm thấy an toàn hơn.

Mẹ cũng cần chú ý chăm sóc vệ sinh của bản thân. Điều quan trọng là phải tắm ít nhất một lần một ngày; đặc biệt nếu mẹ vẫn còn đang chảy máu âm đạo. Mẹ sẽ mất đến sáu tuần trước khi bạn cầm máu nhưng không cần bận tâm nếu điều đó kết thúc trước thời gian này.

10. Ngăn ngừa bé bị dị ứng sữa

Các chất có trong thực phẩm mẹ ăn sẽ truyền qua bé thông qua sữa mẹ. Vì vậy, để hạn chế tình trạng con bị dị ứng sữa dẫn đến đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, mẹ nên tránh ăn các loại đậu, bắp cải, súp lơ, yến mạch, sữa, trứng, các thực phẩm cay, chua, lên men…

11. Ngừa loạn sản khớp háng do quấn tã

Mẹ thường quấn tã chặt vùng hông và hai chân bé sơ sinh để trấn an bé, giúp bé ngủ ngon. Tuy nhiên, việc o ép khớp háng của bé có thể dẫn đến sự phát triển bất thường của khớp háng, hay còn gọi là loạn sản khớp háng.

Ngoài ra, việc quấn tã quá lỏng lẻo cũng là một trong những nguyên nhân gây nên hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS: Sudden Infant Death Syndrome). Lý do là việc bé khua khoắng, vận động có thể làm tã dịch chuyển lên phía trên, che kín mặt gây ngạt thở.

Mẹ nên đảm bảo tã lót đủ rộng để bé có thể co duỗi chân thoải mái nhưng cũng không quá lỏng lẻo dễ dịch chuyển.

Lời khuyên của bác sĩ để trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi phát triển tốt

hội chứng Colic rất thường gặp ở trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi

1. Những điều mẹ cần lưu ý với bé

Mặc dù hội chứng Colic rất thường gặp ở trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi trở lên nhưng mẹ cần phân biệt khi nào việc quấy khóc của bé đến từ nguyên nhân bệnh lý, cần điều trị.

Nếu bé quấy khóc kèm một số triệu chứng như nôn mửa, đi phân có máu, không tăng cân, bỏ ăn, sốt 38 độ trở lên… thì mẹ nên cho bé đến cơ sở y tế để thăm khám.

2. Những lưu ý dành cho mẹ

Có thể ai đó cho rằng đây là điều vô lý nhưng trên thực tế có nhiều mẹ lại cảm thấy chán nản, dễ khóc, buồn rầu, hay cáu kỉnh sau sinh. Thực ra, có một số nguyên nhân khiến hơn phân nửa sản phụ gặp phải chứng trầm cảm sau sinh.

Trong suốt những tuần đầu ở nhà với bé, sự mất ngủ, việc thiếu kinh nghiệm chăm sóc con trẻ, thức khuya chăm con không người giúp đỡ… sẽ dễ gây căng thẳng cho mẹ. 

Bên cạnh đó, những thay đổi lớn về nội tiết tố sau khi sinh cũng ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ, nhất là khi mẹ đã từng bị hội chứng tiền kinh nguyệt nặng.

Cộng thêm sự kỳ vọng của xã hội về những bà mẹ hiện đại có thể “làm tất cả” cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ chịu áp lực.

Những cảm giác này là bình thường và mẹ hoàn toàn có thể vượt qua nếu tìm được người tâm sự, chia sẻ. 

Tuy nhiên, nếu mẹ không thể giải tỏa căng thẳng và các cảm giác nói trên kéo dài nhiều tuần, hãy gặp bác sĩ. Vì rất có thể mẹ đã mắc chứng trầm cảm sau sinh (Postpartum Depression – PPD). Những dấu hiệu của chứng PPD bao gồm:

  • Lo lắng quá độ.
  • Hoảng loạn.
  • Thay đổi thói quen ăn uống như ăn quá nhiều hoặc mất khẩu vị.
  • Mất ngủ.
  • Có ý nghĩ về việc làm tổn hại bản thân hay con trẻ.

Lời khuyên của bác sĩ cho mẹ trầm cảm sau sinh

Có thể nói, ở thời điểm trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi thì mẹ cũng đã hồi phục phần nào sức khỏe. Vì vậy, mẹ nhớ dành thời gian để trò chuyện với con nhé. Từ thời điểm này trở đi, bé rất thích “hóng chuyện” rồi đấy.

Hương Lê