Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Tái khám sau mổ thai ngoài tử cung, cần thiết lắm không được bỏ qua

Vậy cụ thể tái khám sau mổ thai ngoài tử cung như thế nào và việc này cần thiết như thế nào? Trước hết mẹ cần tìm hiểu các phương pháp phẫu thuật thai ngoài tủ cung vì mỗi phương pháp sẽ có cách tái khám trong khoảng thời gian khác nhau.

Các phương pháp phẫu thuật thai ngoài tử cung

Cùng với các phương pháp theo dõi sự thoái triển tự nhiên của khối thai ngoài tử cung và điều bằng trị thuốc Methotrexate (MTX) thì phẫu thuật là phương pháp hiệu quả để điều trị thai ngoài tử cung. Khi phẫu thuật, tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ quyết định cắt vòi trứng toàn phần hay xẻ vòi trứng bảo tồn.

1. Cắt vòi trứng toàn phần

Cắt vòi trứng toàn phần là can thiệp triệt để. Phẫu thuật này được thực hiện cho các trường hợp sau:

  • Tổn thương nặng vòi trứng
  • Thai ngoài tử cung vỡ
  • Thai ngoài tử cung tái phát ở vòi trứng cùng bên
  • Khối thai ngoài tử cung to > 5 cm
  • Mẹ không còn có dự định có thai trong tương lai

2. Xẻ vòi trứng bảo tồn

Xẻ vòi trứng bảo tồn được lựa chọn hay được nghĩ đến trong trường hợp mẹ còn mong con trong tương lai. Tuy nhiên, việc thực hiện phẫu thuật bảo tồn ống dẫn trứng không đảm bảo 100% chức năng vòi trứng còn bình thường để có thai trong tương lai. Khả năng này còn lệ thuộc vào mức độ tổn thương của ống dẫn trứng, về cơ bản là chức năng vòi trứng đó đã giảm ít nhiều.

>>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Thai ngoài tử cung có giữ được không? Đây là những thông tin các chị em nên nắm rõ

Tái khám sau mổ thai ngoài tử cung như thế nào?

1. Tại sao cần tái khám sau mổ thai ngoài tử cung

Không phải cứ phẫu thuật thai ngoài tử cung xong là đã hoàn tất điều trị. Quá trình điều trị còn là sự theo dõi sau đó. Bởi các biến chứng do thai ngoài tử cung gây ra có thể vẫn còn đeo đuổi mẹ. Vì vậy tái khám sau mổ thai ngoài tử cung là thực sự cần thiết.

2. Thời gian tái khám

thời gian tái khám sau mổ thai ngoài tử cung
Thời gian tái khám sau mổ thai ngoài tử cung

Thời gian hẹn tái khám sau mổ thai ngoài tử cung là một lần hay nhiều lần, tần suất dày hay thưa còn tùy thuộc vào địa điểm mà mẹ lựa chọn tái khám và tùy từng trường hợp cụ thể. Nhưng thông thường, lịch hẹn tái khám mổ thai ngoài tử cung dao động 1-2 tuần đến 1 tháng tuỳ đánh giá của bác sĩ phẫu thuật viên và theo dõi hậu phẫu.

3. Tái khám sau mổ thai ngoài tử cung ở đâu?

Tốt nhất mẹ nên tái khám ở địa điểm đã thực hiện phẫu thuật mổ thai ngoài tử cung cho mình. Bởi vì bác sĩ nơi đây sẽ lưu giữ hồ sơ, tình hình sức khỏe của mẹ ở đợt trước, trong và sau khi mổ, từ đó có thể theo dõi sát sao, kĩ lưỡng hơn. Trong những trường hợp không thuận tiện phải tái khám bệnh viện khác, mẹ cần mang theo đầy đủ các giấy tờ, hồ sơ phẫu thuật để bệnh viện có thể nắm tình hình của mẹ và có hướng xử trí phù hợp.

>>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Chi phí điều trị thai ngoài tử cung có đắt không?

4. Tái khám làm những gì?

Khi tái khám sau mổ thai ngoài tử cung, mẹ sẽ được theo dõi:

  • Khám đánh giá tổng trạng của mẹ, xem xét các biến chứng thiếu máu, nhiễm trùng sau phẫu thuật…
  • Kiểm tra sự lành của vết mổ
  • Định lượng và theo dõi nồng độ beta HCG (nếu cần thiết)
  • Siêu âm đánh giá ổ bụng sau phẫu thuật
  • Tư vấn kế hoạch hóa gia đình, tránh thai hiệu quả theo nguyện vọng
  • Tư vấn về sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng

Từ sau mổ thai ngoài tử cung cho tới lúc tái khám, mẹ cần lưu ý những gì?

trước tái khám sau mổ lấy thai ngoài tử cung, cần có chế độ ăn lành mạnh
Trước tái khám sau mổ thai ngoài tử cung, cần có chế độ ăn lành mạnh

Ngoài việc quan tâm tới tái khám sau mổ thai ngoài tử cung, mẹ cũng cần lưu ý sau mổ cần nên:

  • Không lao động quá sức hoặc tham gia các hoạt động thể lực trong vòng 6 đến 8 tuần.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc, tránh suy nghĩ quá nhiều về việc mổ lấy thai ngoài tử cung.
  • Bên cạnh các nguồn thực phẩm chính như thịt, cá, trứng, mẹ nên bổ sung hoa quả và rau xanh vào thực đơn hàng ngày.
  • Uống thêm viên sắt phòng ngừa và điều trị thiếu máu.
  • Tuyệt đối không uống rượu, bia và không sử dụng chất kích thích.
  • Xin nhắc lại, không quan hệ vợ chồng khi vết thương chưa hồi phục hoàn toàn.
  • Tuân thủ chỉ định dùng thuốc điều trị của bác sĩ, không tự ý mua thuốc và sử dụng.
  • Nếu xảy ra biến chứng như nhiễm trùng vết mổ cần đến bệnh viện ngay lập tức.

[inline_article id= 300537]

Hi vọng bài viết đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích về việc tái khám sau mổ thai ngoài tử cung cho các mẹ. Hãy tiếp tục đồng hành, theo dõi các bài viết mới trên MarryBaby các mẹ nhé!